YouTube sẽ cho phép quảng cáo trên một số kênh hạn chế có nội dung về đại dịch Covid-19 theo chính sách mới nhất của website chia sẻ video này.
Theo thông báo mới nhất của mình, YouTube cho biết đã xem xét lại các chính sách về nội dung liên quan đến virus viêm phổi Covid-19 và sẽ cho phép chạy quảng cáo trên một số kênh nhất định.
Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, YouTube đã áp dụng chính sách “các sự kiện nhạy cảm” của mình và phân loại sự kiện bùng phát của dịch bệnh này dưới dạng “những hành động tàn bạo dẫn đến mất mạng người,” xác định đây là thảm hoạ tự nhiên.
Chính sách này của YouTube đã khiến họ loại bỏ tất cả các video có liên quan đến virus Covid19, tuy nhiên sự phản ứng mạnh mẽ từ những YouTuber cũng như nguồn lợi về quảng cáo đã khiến website này đổi ý. YouTube nhận thấy chủ đề này sẽ thu hút được nhiều lượt xem và rõ ràng sẽ mang lại doanh thu quảng cáo cho mình.
Giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki cho biết để bắt đầu cho sự thay đổi chính sách của mình, YouTube sẽ kích hoạt quảng cáo cho một vài kênh nhất định có làm các nội dung liên quan đến Covid-19. Bà này cũng cho biết YouTube đang chuẩn bị ra các chính sách để mở rộng khả năng kiếm tiền đến nhiều người sáng tạo và tổ chức tin tức hơn trong những tuần tới.
“Rõ ràng vấn đề Covid19 hiện là một phần quan trọng trong tình hình thời sự hàng ngày và chúng tôi muốn đảm bảo các tổ chức tin tức và người sáng tạo có thể tiếp tục sản xuất video liên quan đến vấn đề này một cách chất lượng và bền vững,” Wojcicki viết trong thư gửi tới cộng đồng sáng tạo.
Có thể thấy quan điểm quản lý nội dung video YouTube sẵn sàng thay đổi miễn làm nó mang lại lợi ích về kinh tế. Thay vì áp dụng chính sách ngăn chặn tất cả, YouTube chỉ ngăn kiếm tiền từ các video hoàn toàn bịa đặt, và cho phép các YouTuber sản xuất những nội dung thời sự, đặc biệt với những sự kiện nhạy cảm bất chấp tác hại có thể xảy ra từ các video thiếu kiểm duyệt chặt chẽ.
Chính phủ Mỹ vừa gia hạn giấy phép thương mại với Huawei tới ngày 15/5, cho phép các công ty của nước này làm ăn với hãng công nghệ Trung Quốc.
IBM vừa công bố thương mại hoá các công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên đầu tiên từ dự án Project Debater. Theo đó, các công cụ này sẽ được tích hợp trên nền tảng công nghệ IBM Watson mới để hỗ trợ doanh nghiệp nhận biết, hiểu và phân tích một vài khía cạnh thách thức nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh sâu hơn và rõ ràng hơn.
Cùng với kinh tế toàn cầu trì trệ, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục tạo gánh nặng cho các nền kinh tế khu vực Châu Á -Thái Bình Dương khiến thanh niên khó khăn trong tiếp cận việc làm hiệu quả.
Đã 2 năm kể từ khi OPPO giới thiệu chiếc Find X đầu tiên, thế hệ Find X2 tiếp theo của hãng thay đổi ấn tượng về thiết kế và được nâng cấp cấu hình, hứa hẹn sẽ tiếp tục là chiếc điện thoại thành công của OPPO.
Apple đang nghiên cứu bổ sung thử nghiệm loạt các tính năng trên iMessage, bao gồm thu hồi tin nhắn đã gửi, gắn thẻ trong chuỗi hội thoại nhiều người với nhau, chia sẻ vị trí các thành viên đang trong nhóm chat, cũng như phát triển một giao diện chung cho tin nhắn trên tất cả các thiết bị nhà Táo.
Thế Giới Di Động vừa thông tin cho biết về trường hợp tiếp xúc với hai bệnh nhân nước ngoài nhiễm Covid-19 tại siêu thị Điện Máy Xanh số 7 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng. Theo đó, một nữ nhân viên bán hàng tại đây đã được Bộ Y tế xác nhận là ca nhiễm Covid thứ 35 của Việt Nam.
HTC mới đây đã công bố báo cáo doanh thu hàng tháng và không ngạc nhiên khi công ty Đài Loan tiếp tục điệp khúc sụt giảm doanh thu và thua lỗ.
Samsung và Qualcomm đã mất hơn 1 năm nhưng vẫn không thể sửa chữa được những điểm yếu của cảm biến vân tay siêu âm. Có lẽ đã đến lúc công ty nên cân nhắc từ bỏ công nghệ này.
Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại với Facebook, sau 2 năm kể từ vụ bê bối Cambridge Analytica, đến lượt Australia đưa mạng xã hội lớn nhất hành tinh này ra hầu tòa.
Không chỉ du khách nước ngoài, những người Việt nhập cảnh trở lại Việt Nam, toàn người dân Việt Nam cũng đều phải khai báo y tế kể từ ngày mai 10/3.