Xung đột Nhật - Hàn đang khiến cho ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản, tập đoàn Samsung, thị trường điện thoại và máy tính điện tử toàn cầu... đứng trên bờ vực nguy hiểm.
Hồi cuối năm ngoái, tòa án cao nhất của Hàn Quốc đã yêu cầu công ty Nhật Bản là Mitsubishi trả tiền bồi thường cho hành vi sử dụng lao động như nô lệ trong suốt thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản tại Hàn Quốc trong Thế chiến II – một quyết định tương tự với phán quyết của tòa án này trước đó dành cho Nippon Steel & Sumitomo Metal cũng của Nhật Bản.
Khi hệ thống tòa án Hàn Quốc cố gắng ra các phán quyết đòi những khoản bồi thường từ các công ty Nhật Bản, thì phía Nhật Bản cũng không ngồi yên. Thủ tướng Shinzo Abe và chính phủ của ông đã đáp trả bằng cách cấm vận thương mại đối với hàng hóa công nghệ cao Hàn Quốc. Lý do của chính phủ Sinzo Abe trong việc cấm vận đó là “bảo vệ an ninh quốc gia”. Phía Nhật Bản cũng cho rằng Seoul đã không tìm một con đường để hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước mà chỉ muốn tìm cách bới lại quá khứ để đòi quyền lợi.
Vài tuần trước (trong khoảng thời gian giữa tháng 7 đến đầu tháng 8/2019), hai nước đã thực hiện một số nỗ lực để giải toả căng thẳng nhưng cuối cùng đã không có giải pháp nào được đưa ra. Do đó, lệnh cấm xuất khẩu vẫn tiếp tục được duy trì và gây ảnh hưởng đến dây chuyền cung ứng của rất nhiều thiết bị điện tử.
Samsung Electronics là một doanh nghiệp bị ảnh hưởng kép rõ ràng nhất (từ cả xung đột Nhật – Hàn, và căng thẳng Trung – Mỹ). Công ty Hàn Quốc là nhà sản xuất số 1 trong lĩnh vực chip DRAM, chiếm thị phần tới 40% trong thị trường được định giá 100 tỷ đô la, và cũng là nhà sản xuất hàng đầu của chip flash NAND với 35% thị phần. SK Hynix, một công ty Hàn Quốc khác sản xuất DRAM lớn thứ 2 thế giới với thị phần 31%. Samsung và các nhà sản xuất Hàn Quốc khác hiện đang là những công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực chip bán dẫn và màn hình LCD.
Các công ty điện tử của Hàn Quốc có chuỗi cung ứng sâu ở Nhật Bản, nơi sản xuất mọi thứ từ hóa chất và vật liệu quang điện cho chất bán dẫn đến thiết bị sản xuất thực tế và các bộ phận cần thiết để vận hành các nhà máy. Do đó, lệnh cấm vận thương mại của Nhật Bản được cho sẽ làm tê liệt hai nhà sản xuất hàng đầu của Hàn Quốc, một cú đấm vào nền kinh tế mong manh của Hàn Quốc và một lời cảnh tỉnh để Tổng thống Moon phải xuống nước và thỏa hiệp với Thủ tướng Abe.
Một loạt các dự báo về chip nhớ DRAM trong năm nay đã khiến giá của linh kiện này xuống mức thấp kỷ lục mới, lợi nhuận của Samsung Electronics cũng xuống theo, tồi tệ nhất trong vòng bốn năm qua. Cổ phiếu của công ty thì mất giá một cách thảm hại: từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 1, công ty này đã mất một phần ba giá trị.
Nghiêm trọng hơn, bài báo từ Nikkei Asian Review cũng vừa nêu ra một vấn đề mới, khi bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc cung cấp chất quang điện tử EUV – một sản phẩm phủ được sử dụng trong quang khắc tử ngoại cực kỳ quan trọng đối với các chất bán dẫn phức tạp nhất – có thể xoá sổ kế hoạch của Samsung trong việc tung ra chip 7nm của mình. Công ty đã dự trữ một số nguyên liệu, nhưng nếu cuộc chiến thương mại kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, cuối cùng họ sẽ phải chịu thua thiệt từ chuỗi cung ứng.
Tất cả những gì có thể rút ra từ cuộc chiến Hàn – Nhật này đó là có thể làm suy giảm số lượng chip nhớ, màn hình và chất bán dẫn thế hệ tiếp theo – nói cách khác, gần như mọi thứ bạn cần để chế tạo máy tính hoặc điện thoại thông minh ngày nay. Vì vậy nó tác động lên toàn bộ ngành công nghiệp, từ linh kiện đến thị trường điện thoại và máy tính điện tử toàn cầu.
Ngay cả trong một thế giới toàn cầu hóa, nơi các chính trị gia khao khát tăng trưởng kinh tế (và chắc chắn Thủ tướng Abe và Tổng thống Moon đang đầu tư rất nhiều vào việc phát triển nền kinh tế của họ), các chuỗi cung ứng xuyên biên giới ngày càng trở nên yếu thế. Ngay khi Huawei phát hiện ra những nguy hiểm khi phụ thuộc vào công nghệ Mỹ trong năm qua, giờ đây các công ty Hàn Quốc đang tìm hiểu về sự nguy hiểm của việc phụ thuộc vào ngành công nghiệp công nghệ cao Nhật Bản đối với các thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng của họ.
Realme cho biết, cụm 4 camera Quad Leap sẽ được trang bị trên những điện thoại mới của hãng từ trung cấp đến cao cấp bao gồm camera chính độ phân giải 64MP, một camera ống kính siêu rộng, camera ống kính tele và một camera trang bị khả năng chụp super macro ở khoảng cách 4cm.
Huawei từ trước tới nay luôn cố gắng khẳng định rằng họ là công ty đi đầu trong cuộc đua 5G, nhưng báo cáo kỹ thuật mới nhất từ IHS Markit đã phủ nhận điều đó, ít nhất là khi xét trên lĩnh vực di động.
Samsung đã nâng tên gọi của dòng điện thoại cao cấp lớn nhất của mình lên số 10, nhưng không ít những tính năng của chiếc Note 10 vẫn được coi là kế thừa từ chiếc Galaxy Note đầu tiên, đặc biệt là bút S-pen.
Bắt đầu từ năm 2016, OnePlus đã bắt đầu khởi động dòng T như một flagship thứ hai của công ty trong năm, và các báo cáo mới cho thấy năm nay công ty Trung Quốc tiếp tục đi theo truyền thống này. Sau thành công với OnePlus 7 pro, giờ sẽ là lúc OnePlus suy nghĩ về việc ra mắt một chiếc OnePlus 7T Pro.
Các MacBook Pro 15 inch được sản xuất từ 9/2015 đến tháng 2/2017 sẽ được thu hồi và thay pin miễn phí. Nguyên nhân do các Macbook Pro 15 inch được sản xuất trong giai đoạn này có khả năng bị lỗi pin có nguy cơ gây cháy nổ.
Huawei đã công bố hệ điều hành riêng Harmony OS như một nền tảng phục vụ chung cho hệ sinh thái riêng của họ. Công ty cũng đã công bố về khả năng sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang Harmony OS trong trường hợp bị cấm sử dụng Android, và chiếc smartphone đầu tiên dùng Harmony OS sẽ thuộc dòng Mate-series.
Hôm nay 9/8, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố hoàn thành tích hợp hạ tầng mạng lưới và phát sóng thử nghiệm trạm 5G đầu tiên tại TP.HCM. Theo kế hoach, Viettel đang đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thiết bị để trong tháng 8 này sẽ phát sóng 10 trạm 5G tại Phường 12, Quận 10.
Zhang “BB” Xi 21 tuổi, có 300.000 người theo dõi trên mạng xã hội, cô kiếm tiền bằng cách tương tác với người xem bằng các clip hướng dẫn làm đẹp, là đối tượng săn đón của những công ty chuyên đào tạo trở thành người nổi tiếng với thu nhập triệu đô từ quảng cáo.
Chỉ sau 3 tháng khi Samsung giới thiệu cảm biến ISOCELL 64MP, Xiaomi cũng vừa xác nhận cảm biến ảnh độ phân giải khủng này sẽ sớm được trang bị trên điện thoại Redmi trong trong quý 4 năm nay.
Sự kiện Unpacked ra mắt dòng Galaxy Note10/ Note10+ đã chính thức được diễn ra và những hình ảnh đầu tiên của bộ đôi này không có gì khác biệt so với những hình đã rò rỉ trước đó, song vẫn khiến các Sam Fans, đặc biệt là những người theo dõi trực tiếp buổi ra mặt tại Trung tâm Barclay, Brooklyn (Mỹ).