Xu hướng smartphone: công nghệ truyền âm dưới màn hình sắp lên ngôi

Công nghệ truyền âm dưới màn hình thực tế đã đi được một chặng đường rất dài với những tên tuổi hàng đầu trong ngành áp dụng trên các thế hệ smartphone mới của mình. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn khá xa lạ với nhiều người dùng Việt Nam và cũng ít ai biết mục đích của công nghệ truyền tải âm thanh giải quyết được vấn đề gì?

Xu hướng smartphone: công nghệ truyền âm dưới màn hình sắp lên ngôi - 372831 sharp aquos crystal boost mobile

Sharp Aquos Crystal – một trong những smartphone đầu tiên có âm thanh trong màn hình

Điện thoại đang ngày càng tiến đến lối thiết kế ưu tiên màn hình hơn bất kỳ một linh kiện nào khác, đây cũng là lúc các nhà sản xuất nghĩ đến việc triệt tiêu cụm loa trước một cách nghiêm túc. Các nhà sản xuất cho ra đời công nghệ âm thanh dưới màn hình, được xây dựng với mục tiêu triệt tiêu cụm loa ở mặt trước điện thoại để tối ưu hơn cho diện tích màn hình hiển thị.

Trong thời gian gần đây, một số hãng đã bắt đầu tích hợp công nghệ này lên sản phẩm của mình. LG từng giới thiệu công nghệ Crystal Sound trên chiếc flagship G8, Sony cũng trình diện Acoustic Surface trên một số mẫu TV cao cấp, hay Huawei với Acoustic Display trên màn hình của chiếc P30 Pro, hoặc Screen Sound Casting của Vivo trên dòng flagship NEX, rồi sẽ đến lượt Samsung trình diễn một thứ tương tự trên thế hệ flagship tiếp theo của mình. Tất cả đều ám chỉ công nghệ truyền tải âm thanh dưới màn hình đã khởi chạy.

Xu hướng smartphone: công nghệ truyền âm dưới màn hình sắp lên ngôi - sid

Một nguyên mẫu điện thoại Samsung sử dụng Sound on Display – SoD

Đặc điểm về công nghệ truyền âm dưới màn hình

Tại hội nghị các nhà phát triển màn hình vào năm ngoái (SID 2018), Samsung đã trình diễn một nguyên mẫu màn hình được tích hợp trực tiếp các thành phần của một cụm loa nghe vào trong, gọi là công nghệ Sound on Display (SOD). Khi đó, các nhân viên hướng dẫn nói đùa rằng công nghệ này sẽ có trên Galaxy S10, nhưng điều này đã không xảy ra, mà có lẽ Galaxy Note 10 hoặc S11 sẽ khả thi hơn.

Mặc dù không xuất hiện trên Galaxy S10, nhưng Samsung cũng hiện thực hóa công nghệ này trên chiếc Galaxy A60 gần đây, chiếc điện thoại đầu tiên tích hợp âm thanh dưới màn hình. Điều tương tự cũng đến với người đồng hương LG, nhưng LG “chịu chơi” hơn khi tích hợp thẳng vào chiếc flagship G8. 

Về đặc điểm của cụm màn hình tích hợp loa. Điểm mấu chốt chính là màn hình này được thiết kế trên tấm nền OLED, cùng cụm cảm biến rung động được tích hợp bên trong với tần số dao động trong khoảng 100-8000 Hz và dàn đều ở hầu hết các khu vực ở nửa trên của màn hình, thay vì toàn bộ màn hình. Lý do bởi phần nửa dưới của màn hình sẽ phục vụ cho cảm biến vân tay trong màn hình, và cũng vì một thực tế là chẳng người dùng nào “dị” đến mức đặt tai vào tận dưới cùng màn hình để nghe điện thoại. 

Với Vivo, công ty này cho rằng công nghệ truyền âm dưới màn hình như trên là “giúp giảm tiêu hao năng lượng, giảm rò rỉ âm thanh và tối ưu hóa âm thanh từ thấp đến cao, giúp người dùng có trải nghiệm âm tốt, cân bằng hơn”. LG cũng ra tuyên bố tương tự với công nghệ Crystal Sound trên mẫu G8.

Xu hướng smartphone: công nghệ truyền âm dưới màn hình sắp lên ngôi - p30p

Bộ kích âm (hình tròn lớn) và cục rung (tròn nhỏ) của hệ thống âm thanh trong màn hình trên chiếc Huawei P30 Pro

Không phải tất cả công nghệ truyền âm dưới màn hình đều giống nhau

Như đã đề cập, điều kiện tiên quyết được nhiều hãng sử dụng một màn hình tích hợp loa trong là phải được thiết kế trên tấm nền OLED. Do độ mỏng của màn hình và khả năng truyền tải rung động âm thanh tốt hơn so với các tấm nền LCD bị “vướng” thêm một lớp đèn nền, khiến các rung động âm thanh khi truyền tải trở nên kém hơn so với OLED. Đây chính xác là những gì mà Sharp và Xiaomi đã thất bại với công nghệ truyền âm trong màn hình của các mẫu Crystal và Mi Mix bởi vì sử dụng tấm nền LCD.

Cần lưu ý rằng công nghệ truyền âm dưới màn hình không có nghĩa là giúp màn hình có thể phát âm ra tiếng lo như “loa phường”, mà thực tế chỉ đơn giản là giúp âm thanh giống với loa nghe truyền thống của điện thoại nhất có thể. Tức là thay vì sử dụng một cụm loa với đầy đủ màng loa, một cụm kích âm riêng sẽ được tích hợp vào bên dưới tấm nền, kết hợp cục rung riêng để tạo ra dao động đủ để truyền tải thành âm thanh giống như loa nghe thực.

Mỗi nhà sản xuất dù có cách thức định nghĩa tương đồng nhau về công nghệ truyền âm dưới màn hình. Trên chiếc Huawei P30 Pro, cụm linh kiện này bao gồm cả một cục rung nhỏ bên cạnh cụm linh kiện chính trông như một viên pin đồng hồ. Cả hai sẽ kết hợp để làm nhiệm vụ loa nghe – thông báo cho người dùng mỗi khi có cuộc gọi đến. LG G8 cũng được cho là sử dụng phương thức tương tự.

Xu hướng smartphone: công nghệ truyền âm dưới màn hình sắp lên ngôi - galaxy a60

Galaxy A60 được tích hợp âm thanh trong màn hình, nhưng không được quảng cáo là SoD

Tuy nhiên, cách tiếp cận của Samsung với chiếc Galaxy A60 lại thực dụng hơn hẳn. Công ty Hàn Quốc nhét luôn một cụm loa nghe thực (tức đầy đủ màng loa) vào phần trên ở phía sau màn hình để phục vụ người dùng khi có cuộc gọi đến. Chính vì lý do đó mà Samsung không quảng cáo chiếc Galaxy A60 được tích hợp công nghệ SoD, mà chỉ đơn thuần là “Screen speaker” – màn hình tích hợp âm thanh.

Galaxy A60 cũng chỉ là một trong những “chuột bạch” để Samsung thử nghiệm công nghệ mới. Do đó, sẽ khá thú vị để biết xem liệu công ty Hàn Quốc có tích hợp một thứ tương tự vào thế hệ Galaxy Note 10 hay S11 hay không.

NVTveron

Công nhân tìm cách đào đường hầm dưới lòng đất để tuồn iPhone ra ngoài

Các công nhân của Apple là những người làm lộ thiết kế iPhone mới nhiều nhất, có những người sẵn sàng bỏ việc sau khi đánh cắp thiết kế. Thậm chí nhiều công nhân còn đào cả đường hầm để tuồn linh kiện iPhone ra bên ngoài nhằm trục lợi.

Go-Viet bất ngờ thay đổi chính sách, tài xế tắt ứng dụng đình công

Theo phản ảnh của các tài xế đang hợp tác với Go-Viet, công ty này đã bất ngờ thay đổi chỉnh sách điểm thưởng mới với mức điểm thưởng được cho là rất khó để đạt được. Chính vì thế họ đã thể hiện sự phản đối bằng cách tắt ứng dụng đình công từ sáng nay 18/7.

Sony ra mắt tai nghe không dây chống ồn cao cấp WF-1000XM3

Sony vừa giới thiệu ra thị trường dòng sản phẩm tai nghe không dây chống ồn cao cấp WF-1000XM3, cùng nhiều tính năng thông minh dành cho giới doanh nhân, văn phòng và những người đam mê âm nhạc chất lượng.

Xperia 1R có màn hình 5K – cao nhất trong lịch sử di động

Đây sẽ là smartphone có độ phân giải màn hình cao nhất đầu tiên trong lịch sử di động.

FaceApp: Cộng đồng phát sốt, chuyên gia bảo mật lo lắng

Ứng dụng công nghệ AI trong việc chỉnh sửa ảnh đã giúp cho ứng dụng FaceApp tạo nên cơn sốt trong cộng đồng mạng. Thế nhưng, những vấn đề về quyền riêng tư cũng như cách thức hoạt động của ứng dụng này đang khiến các chuyên gia bảo mật lo lắng và nhanh chóng đưa ra những cảnh báo đến người dùng.

Ngân hàng tiếp tục cảnh báo người dùng vấn nạn lừa đảo đang bùng phát

Các ngân hàng vừa tiếp tục gửi đến người dùng tin nhắn SMS cảnh báo vấn nạn lừa đảo giả mạo ngân hàng. Hiện vẫn còn khá nhiều người dùng dính bẫy lừa đảo này trong thời gian qua.

Điện thoại có camera 108MP, zoom quang 10x sẽ sớm xuất hiện

Những chiếc điện thoại đạt độ phân giải 108MP và zoom quang học 10x vào một cụm camera duy nhất hiện được rò rỉ là đang trong quá trình nghiên cứu. Dự kiến máy có thể trình làng vào đầu năm 2020, tức chỉ còn vài tháng nữa.

Công bố loạt tính năng mới trên ứng dụng tương tác Microsoft Teams

Tại sự kiện dành cho đối tác Microsoft Inspire đang diễn ra từ ngày 14 đến 18/7 ở Hoa Kỳ, Microsoft công bố những thay đổi sắp tới của ứng dụng Microsoft Teams, đồng thời đưa ra những cam kết trong việc phát triển hệ sinh thái đối tác của mình.

I/O Extended 2019 – ngày hội dành cho cộng đồng lập trình tại TP.HCM

I/O Extended 2019 tại TP.HCM – ngày hội của cộng đồng lập trình yêu thích sản phẩm và công nghệ Google sẽ diễn ra ngày 27/7 tới, sự kiện do GDG Vietnam tổ chức.

Lần đầu tiên Hội An được Google Doodles vinh danh

Sáng 16/7, Google Doodles lần đầu tiên vinh danh một địa danh cụ thể tại Việt Nam – đô thị cổ Hội An.