Sau Trung Quốc, đến lượt Nga đang đi từng bước trong việc xây dựng mạng Internet quốc gia riêng biệt.
Nga tiếp bước các “đồng minh”
Các quốc gia lớn như Trung Quốc, Iran, và Ả-rập Saudi trước đây đã từng có các chính sách khoá cửa Internet, hạn chế các nội dung mà công dân nước họ có thể truy cập và liên lạc với người bên ngoài lãnh thổ thông qua Internet. Mới đây nhất, một cường quốc khác là Nga cũng đi theo con đường tương tự với dự án mang tên Runet.
Dự án này là một trong những bước đi của Nga trong việc đẩy mạnh quá trình nội địa hoá công nghệ và hạ tầng quốc gia trong vài tháng trở lại đây. Nga trên thực tế thậm chí đã tìm ra một cách mới để tạo nên bức tường biên giới trên không gian mạng. Hồi tháng 4/2019, Nga đã thông qua hai dự luật theo đó xác lập các trình tự công nghệ và pháp lý để tách biệt mạng Internet của riêng nước này ra khỏi mạng toàn cầu.
Đạo luật “Chủ quyền internet” do Chính phủ nước này mới ban hành – trong đó cho phép các nội dung trên mạng có thể bị chặn trong “các tình huống khẩn cấp” – đã đi vào hiệu lực từ tháng 11/2019. Mới đây nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký tiếp một đạo luật cấm bán các thiết bị không được cài sẵn các ứng dụng của Nga.
Ngày hôm qua, Bộ truyền thông Nga lại vừa công bố thử nghiệm thành công một giải pháp thay thế cho Internet trên quy mô toàn quốc. Tuy chưa rõ cách thức hoạt động của mạng lưới này, nhưng Bộ truyền thông Nga khẳng định người dùng sẽ không để ý thấy bất kỳ thay đổi nào trong quá trình duyệt web thông thường của họ trong suốt thời gian diễn ra thử nghiệm.
Runet “yêu cầu các ISP và các công ty viễn thông cấu hình Internet trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như một mạng intranet khổng lồ, giống như một tập đoàn lớn vẫn thường” – Giáo sư Alan Woodward, một nhà khoa học máy tính tại Đại học Surrey, cho biết. Cách thức này cho phép chính phủ Nga lọc các nội dung nhạy cảm thông qua các bộ máy kiểm duyệt của chính họ.
Cấu trúc vận hành này của Runet sẽ khiến các VPN rất khó truy cập đến các nội dung bị chặn. Trên thực tế, cũng rất khó để nói được cuộc thử nghiệm đã thành công như thế nào, và Nga đã đi xa được đến đâu trong quá trình tiến tới mục tiêu tạo ra Đại Tường lửa để “bế quan toả cảng” Internet quốc gia.
Chia cắt trong thời đại kết nối
Hồi tháng trước, Bắc Kinh cũng vừa đưa ra yêu cầu với các cơ quan công quyền và các tổ chức của nước này phải thay thế các thiết bị và phần mềm nước ngoài bằng các sản phẩm nội địa. Mục tiêu này phải được hoàn thành trước khi năm 2022 kết thúc. Hiện ước tính số lượng máy tính mà Trung Quốc cần phải thay thế lên đến hơn 20 triệu thiết bị.
Ngoài ra từ hàng thập kỷ nay, Trung Quốc luôn sử dụng tường lửa để ngăn chặn người dân nước này truy cập vào các nội dung nhạy cảm, cũng như cấm các công ty dịch vụ Internet nước ngoài như Facebook, Google, Amazon để dồn sức phát triển các dịch vụ tương tự trong nước. Các mạng xã hội như Weibo, phần mềm WeChat hay các website thương mại điện tử như Alibaba, Taobao được hưởng lợi rất lớn từ việc này.
Thậm chí cả một quốc gia như Mỹ cũng đã tiến hành một số động thái để bảo vệ nền chính trị và kinh tế quốc gia. Chẳng hạn như việc cấm Huawei làm ăn với các công ty Mỹ, hay tìm cách đưa các sản phẩm nguồn gốc Mỹ nhưng đang sản xuất ở nước ngoài như iPhone “hồi hương”.
Ngày nay, các nước theo đuổi thứ “chủ nghĩa lãnh thổ” trong không gian mạng không chỉ giới hạn trong các nước thường bị coi là độc tài. Mức độ theo đuổi ngày nay thì sâu xa hơn bao giờ hết, Robert Morgus, nhà phân tích an ninh mạng cao cấp tại Quỹ New America, nói.
“Tham vọng của Nga đi xa hơn nhiều so với bất kỳ nước nào khác, ngoại trừ Bắc Hàn và Iran, trong việc tuyệt giao với mạng Internet toàn cầu. Nga và Trung Quốc chỉ nhanh chân hơn các nước khác trong việc hiểu được tác động tiềm ẩn mà luồng thông tin mở khổng lồ sẽ gây ra cho con người và việc ra quyết định của con người, đặc biệt là ở tầm mức chính trị”.
Từ những động thái trên, các chuyên gia công nghệ từng đưa ra giải thuyết về một “thế giới mạng bị chia cắt” (splinternet – ghép của split nghĩa là chia cắt, và Internet) trong gần 20 năm qua. Trong bối cảnh các siêu cường như Trung Quốc và Nga đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế can thiệp từ bên ngoài vào hạ tầng của họ, sẽ có thêm nhiều quốc gia khác theo chân. Một tương lai về thế giới với vô vàn sự chia cắt thay vì kết nối đang hiển hiện trước mắt chúng ta.
Trước thông tin sự cố trên tuyến cáp AAG xảy ra vào sáng 22/12 đã làm mất tổng dung lượng 1.100 GB đi quốc tế, VNPT vẫn đảm bảo dung lượng kết nối đi quốc tế của nhà mạng này sẽ không ảnh hưởng.
Cách đây vài ngày, Huawei đã hé lộ một số thông tin mới về dòng flagship tiếp theo của họ là P40. Trong đó, cục pin của máy được nhấn mạnh về việc sử dụng công nghệ graphene đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên mới đây, các nguồn tin thân cận đã trực tiếp bác bỏ các thông tin được chia sẻ từ chính Huawei.
iPhone XR chiếm tới 3% thị phần smartphone toàn cầu và là điện thoại bán chạy nhất quý III/2019 – theo báo cáo của Counterpoint Research.
Ngày 24/12, Trung tâm dữ liệu (TTDL) của Viettel IDC chính thức hoàn thành việc đánh giá và được cấp chứng chỉ về việc xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu uy tín nhất thế giới (ANSI/TIA-942-B:2017 Rated-3 Constructed Facilities). Viettel IDC trở thành nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế khắt khe này.
Màn hình phủ nhựa của Galaxy Fold và Motorola Rarz quá mỏng manh và dễ xước. Do đó, Samsung Galaxy Fold 2 nhiều khả năng sẽ dùng mặt kính theo những tin đồn gần đây.
Ngày 25/12, tập đoàn về nhân sự Navigos Group công bố Ký kết thành công việc đầu tư chiến lược vào dịch vụ Kyna.vn – nền tảng học trực tuyến dành cho người trưởng thành, và Kynabiz.vn – giải pháp giáo dục trực tuyến cho doanh nghiệp, được phát triển bởi Dream Viet Education.
Dịp lễ cuối năm đáng đến gần và nhu cầu mua sắm quà tặng ngày càng tăng cao. Trong khi mỗi người có thể đã sở hữu cho mình một chiếc smartphone thì các thiết bị đeo thông minh vẫn còn khá mới mẻ. Đặc biệt hơn, đồng hồ thông minh hay tai nghe không dây hoàn toàn còn đem đến một cuộc sống lành mạnh, tiện nghi và hạnh phúc hơn, khiến đây trở thành lựa chọn hàng đầu để làm quà tặng dịp năm mới.
Ngày 24/12/2019, CTCP FPT (FPT) và CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phú) ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược và Hợp đồng Tư vấn chuyển đổi số. Theo đó, hai bên sẽ tập trung phối hợp thực hiện dự án xây dựng lộ trình chuyển đổi số, giúp Minh Phú hướng đến tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu chi phí và nâng cao năng lực sản xuất.
Bản dummy được cho la iPhone 12 bị lộ trên website Macotakara của Nhật Bản và có nguồn gốc từ trang thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc.
Kaspersky vừa chính thức công bố ra mắt bản nâng cấp những tính năng mới cho hai sản phẩm Kaspersky Anti-Virus và Kaspersky Internet Security, bảo đảm các tiêu chí an toàn, bảo mật, tốc độ và mạnh mẽ hơn.