Ngày 20/9/2021, Bộ Công an đã hoàn thành hồ sơ dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bố cục của dự thảo Nghị định gồm có 4 chương 51 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng.
Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực an ninh mạng không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan. Đối tượng bị xử phạt là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng là 1 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, cung cấp, khai thác, xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện, tài liệu vi phạm hành chính; Cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng.
Ngoài biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được áp dụng như: Buộc gỡ bỏ chương trình, phần mềm; buộc thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm, thiết bị, ngừng cung cấp dịch vụ gây hại về an ninh mạng; hoặc không đảm bảo chất lượng hoặc không có giấy phép hoặc thực hiện không đúng với giấy phép. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả về an ninh mạng. Buộc xóa dữ liệu bị chiếm đoạt, mua bán, trao đổi trái phép. Buộc xóa bỏ, cải chính thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng…
Buộc thu hồi số thuê bao, đầu số, kho số viễn thông; tài nguyên Internet, tên miền, địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN); mã số quản lý, số cung cấp dịch vụ. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với người vi phạm có thu lợi bất hợp pháp…
Đáng chú ý, Dự thảo quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong những hành vi như: Làm ra và phát tán thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; Làm ra và phát tán thông tin có nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Làm ra và phát tán thông tin có nội dung xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội…
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi: Sử dụng không gian mạng kích động hoạt động khủng bố hoặc đe dọa khủng bố. Cố ý chia sẻ, bình luận cổ súy cho các thông tin tuyên truyền của các tổ chức, cá nhân khủng bố trên không gian mạng.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Hỗ trợ việc sử dụng không gian mạng để thực hiện mục đích ủng hộ, tài trợ hoặc vận động người khác ủng hộ, tài trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Chậm trễ, cản trở, không thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của lực lượng chức năng trong phòng, chống khủng bố mạng…
Toàn văn dự thảo Nghị định được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 02 tháng kể từ ngày đăng.
Theo Bộ Công An
Thử nghiệm vaccine Covid-19 đầu tiên cho trẻ từ 5-11 tuổi đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn, mang lại cho các bậc phụ huynh một bước gần hơn đến việc tiêm chủng Covid-19 cho các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.
Với loạt sản phẩm mới vừa được Xiaomi ra mắt, người dùng dễ dàng tạo ra những thước phim sinh động và thưởng thức ngay tại nhà hoặc chia sẻ với bạn bè.
Apple vừa chính thức phát hành phiên bản cập nhật iOS 15 đến người dùng các thiết bị iPhone 6S trở về sau, cả hai thế hệ iPhone SE và iPod touch gần đây nhất.
Nokia C30 có dung lượng pin 6.000mAh, màn hình 6,82”, Android 11 (phiên bản Go), Nokia C20 phiên bản 2/16GB là 2 smartphone phân khúc phổ thông mới nhất của Nokia được HMD Mobile Việt Nam bán ra
Những khuyến nghị hữu ích dành cho việc dạy học trực tuyến này đã được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF tổng hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn.
Trong hôm nay 20/9, Apple sẽ phát hành iOS 15 – hệ điều hành được mong đợi cho iPhone – cùng iPadOS 15 cho iPad. Tuy nhiên vì múi giờ khác nhau nên có thể người dùng Việt Nam sẽ cập nhật được vào cuối ngày.
Laptop ASUS BR1100F là đại diện đầu tiên thuộc ASUS Education, được tối ưu cho học sinh từ tiểu học đến trung học với thiết kế bền bĩ, chịu va đập – điều khó tránh khỏi trong quá trình học tập, vui chơi của các em. Đây cũng là thiết bị hỗ trợ cho việc học trực tuyến trong mùa giãn cách.
Theo ghi nhận của FPT, số lượng hợp đồng điện tử trên hệ thống FPT.eContract năm 2021 tăng trưởng hơn 300% so với 2020. Lượng hợp đồng, hồ sơ luỹ kế được xử lý thông qua nền tảng này lên tới 500.000 bản.
Vì cố tình gian lận trong việc review sản phẩm, hàng loạt thương hiệu Trung Quốc kinh doanh trên nền tảng Amazon giờ đây đã bị một trận “no đòn” điêu đứng.
Ngày 19/9, HanaGold chính thức ra mắt nền tảng tiệm kim hoàn 4.0, ứng dụng công nghệ trong phát triển kinh doanh vàng bạc đá quý tại Việt Nam.