WHO đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong áp dụng các biện pháp phòng chống dịch

Trong quý III/2021, số lượng vaccine về có thể chưa nhiều nhưng tới quý IV thì dồn dập. Riêng vaccine Pfizer sẽ về Việt Nam khoảng 47- 50 triệu liều. Ảnh: @Ncov.

Tính tới đầu tháng 8/2021, hiện đang có 6 loại vaccine phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ Y tế khẳng định tất cả các vaccine này đều được WHO cấp phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Vaccine AstraZeneca (Ngày cấp phép 1/2/2021)

Vaccine Covid-19 này do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 119 quốc gia với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Tại Việt Nam, theo Quyết định số 983/QĐ-BYT ban hành ngày 1/2/2021, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho vaccine AstraZeneca. Đây là vaccine Covid-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Từ đợt 1-15 tiếp nhận 8.716.290 liều. Vaccine AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3/2021, hiện đang là vaccine có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

Vaccine Gam-Covid-Vac (tên khác là SPUTNIK V) (Ngày cấp phép 23/3/2021)

WHO đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong áp dụng các biện pháp phòng chống dịch - vaccine Covid 19 2 1
Vaccine Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V): Mỗi liều 0,5ml thành phần I (mũi tiêm 1): Chứa (1,0 ± 0,5) x 1011 hạt virus Adeno typ huyết thanh 26 của người tái tổ hợp mang gen mã hóa protein S của SARS-CoV-2. 1. Ảnh: @Ncov.

Vaccine Gam-Covid-Vac do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, đến nay vaccine này mới chỉ được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

Ngày 23/3, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19 đối với vaccine Sputnik V của Nga. Như vậy đây là vaccine phòng Covid-19 thứ 2 được Việt Nam phê duyệt.

Cũng trong tháng 3/2021, Việt Nam đã tiếp nhận 2.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ, và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1/8, Việt Nam nhận thêm 10.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga trao tặng.

Vaccine Vero Cell của Sinopharm (Ngày cấp phép 3/6/2021)

Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co-Trung Quốc sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đang được sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.

Vào ngày 3/6/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2763/QĐ-BYT về việc phê duyệt vaccine Vero Cell cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Sau đó, Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4/8. Riêng huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã đạt độ bao phủ tiêm vaccine này đối với 50% dân số toàn huyện. Vaccine mà TP. Hồ Chí Minh nhận 1 triệu liều do công ty Vạn Thịnh Phát tài trợ cũng là loại vaccine này.

Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech (Ngày cấp phép 12/6/2021)

WHO đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong áp dụng các biện pháp phòng chống dịch - vaccine Covid 19 3
Mỗi liều vaccine Comirnaty ở 0,3ml có chứa 30mcg vaccine mRNA Covid-19, được bào chế dưới dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm. Ảnh: @Ncov.

Vaccine của Pfizer/BioNTech (do công ty Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức hợp tác sản xuất) đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.

Vào ngày 12/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho vaccine Comirnaty do Pfizer/BioNTech sản xuất. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vaccine Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.

Việt Nam hiện đã đặt mua và dự kiến 50 triệu liều vacccine Pfizer sẽ về vào quý 4/2021.

5.Vaccine Spikevax (Tên khác là: Vaccine Moderna) (Ngày cấp phép 28/6)

Vaccine Spikevax do Moderna của Mỹ sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký quyết định 3122 ngày 28/6 về việc phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho vaccine Spikevax. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều vaccine Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.

Vaccine Janssen (Ngày cấp phép 15/7)

Vaccine Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.

Vaccine điều chế bằng công nghệ vector virus giống với AstraZeneca, nhưng virus vô hại được sử dụng là adenovirus 26. Ưu thế của vaccine này là cơ chế một liều và có thể được bảo quản trong tủ lạnh thông thường, ở nhiệt độ 2,2-7,7 độ C, không cần đến tủ đông siêu lạnh như Pfizer.

Trong thử nghiệm lâm sàng toàn cầu với 44.000 tình nguyện viên, vaccine này hiệu quả 66%. Trong thử nghiệm tại Mỹ, vaccine có tác dụng 72% sau 28 ngày. Ở Nam Phi, độ bảo vệ của vaccine giảm xuống còn 64% do biến chủng B.1.351.

Ngày 15/7, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho vaccine Janssen. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận vaccine này.

Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định tất cả các vaccine được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

TP HCM có độ phủ vaccine lớn nhất nước với 22,15% dân số đã được tiêm mũi 1

Tính từ tháng 2 đến ngày 4/8/2021, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 17 triệu liều vaccine phòng Covid-19, gồm vaccine AstraZeneca,Sputnik-V, Pfizer/BioNTech, Moderna, Vero Cell. Trong số 8.681.300 liều vaccine do Cơ chế COVAX hỗ trợ Việt Nam, có 5.000.100 liều vaccine Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và 3.681.200 liều AstraZeneca; hơn 4 triệu liều vaccine do các nước tặng; hơn 3,8 triệu liều đặt mua thông qua Công ty VNVC; hơn 97.000 liều vaccine đặt mua của Pfizer/BioNTech…

Trong đó, TP.HCM có độ phủ vaccine lớn nhất nước với 22,15% dân số đã được tiêm mũi 1; Hà Nội xếp thứ 2 với trên 19%, kế đó là Quảng Ninh, Bắc Ninh hơn 18%. Thấp nhất là Thanh Hóa mới tiêm được hơn 3,7%, Nghệ An 4,58%.

Mong chờ vaccine Covid-19 của Việt Nam được cấp phép sớm

Vào ngày 2/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine phòng Covid-19 đã tới làm việc và chủ trì cuộc họp trực tuyến với các nhà khoa học bao gồm lãnh đạo Cục Khoa học – Công nghệ Đào tạo (Bộ Y tế), Học Viện Quân Y, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP HCM rà soát tiến độ, thúc đẩy quá trình thử nghiệm lâm sàng, đôn đốc báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1, 2, 3 (a,b) của vaccine Nanocovax do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen sản xuất.

WHO đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong áp dụng các biện pháp phòng chống dịch - vaccine Covid 19 4
GS.TS.Trần Văn Thuấn, kiểm tra vaccine của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen. Ảnh: @Bộ Y tế.

Báo cáo của Công ty cho biết, hiện nay Công ty đang triển khai theo đề cương nghiên cứu pha 3 được thử nghiệm trên 13.000 người, chia làm 2 giai đoạn nhỏ (3a: 1.000 người và 3b: 12.000 người).

Kết quả D42 của 1.000 người pha 3a được thu thập, 100% đối tượng được tiêm Nanocovax có kháng thể trung hòa Surrogate trên ngưỡng 30%; 99.2% đối tượng chuyển đổi huyết thanh của kháng thể IgG kháng Protein S gấp 4 lần so với nền.

Tiếp tục theo dõi 1.000 đối tượng giai đoạn 3a và 12.000 đối tượng pha 3b theo đề cương nghiên cứu. Song song với việc xin cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen kiến nghị Bộ Y tế, Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học Quốc gia xem xét việc triển khai nghiên cứu giai đoạn 3c (tiêm cho khoảng 500.000 – 1.000.000 người) và nghiên cứu trên trẻ em từ 12 đến 18 tuổi sau khi được cấp phép.

Sau khi nghe báo cáo kết luận của các chuyên gia đầu ngành, GS.TS Trần Văn Thuấn khẳng định, Bộ Y tế mong sớm có vaccine phòng Covid-19 tự sản xuất trong nước để bảo vệ người dân, để chúng ta chủ động hơn, giảm sự lệ thuộc về vaccine nhập khẩu. Có tín hiệu mừng, vui là vaccine an toàn và có tính sinh miễn dịch tương đối cao. Tuy nhiên, vẫn chưa có dữ liệu chắc chắn bảo vệ của vaccine đến đâu, cần chờ thêm thời gian và kết quả nghiên cứu.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam đang “đi đúng hướng” trong đợt dịch thứ 4 đầy khó khăn

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 3/8, ông Kidong Park – Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đã chia sẻ về sự bùng phát của dịch Covid-19 do tác động của biến thể Delta tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

WHO đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong áp dụng các biện pháp phòng chống dịch - vaccine Covid 19 1 1
Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam Kidong Park khẳng định tất cả các loại vaccine Covid-19 đã được tổ chức này phê duyệt đều đảm bảo an toàn và hiệu quả – Ảnh: @Trần Minh.

Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá, đợt dịch thứ 4 rất khó khăn với tốc độ lây nhiễm mạnh mẽ của biến thể Delta, nhưng Việt Nam đã “đi đúng hướng” trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.

Ông bày tỏ tin tưởng, Việt Nam có thể vượt qua đại dịch với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Tổ chức WHO tại Việt Nam sẵn sàng đồng hành với Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế trong công cuộc phòng chống dịch này.

Đặc biệt, TS Kidong-Park đánh giá cao việc Bộ Y tế đã khẩn trương thành lập các Trung tâm ICU tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch nhằm giảm thiểu tỉ lệ tử vong.

Đại diện WHO tại Việt Nam còn cho biết, sẵn sàng hỗ trợ Bộ Y tế trong việc tăng cường đào tạo tập huấn chuyên môn cho cán bộ và các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Về vaccine, TS Kidong-Park khẳng định, tất cả các loại vaccine Covid-19 đã được tổ chức này phê duyệt đều đảm bảo an toàn và hiệu quả, và tổ chức này sẵn sàng hỗ trợ Bộ Y tế trong việc nâng cao năng lực, thử nghiệm đánh giá, cấp phép với vaccine sản xuất trong nước qua tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine (National Regulatory Authority – NRA) theo đúng các quy định. Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 39 quốc gia được WHO xác nhận đạt được tiêu chuẩn này. WHO sẽ sớm trao đổi, thảo luận để triển khai các công việc có liên quan.

Có thể bạn quan tâm
Việt Nam thuộc Top 10 nước được Mỹ viện trợ nhiều vaccine nhất; thêm 14 chợ ở TP.HCM hoạt động trở lại

Sáng nay ngày 5/8, Việt Nam có thêm 3.943 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.HCM với 2.349 ca. Cũng trong ngày hôm qua 4/8, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer và đang làm thủ tục mua thêm 20 triệu liều nữa. Vào quý 4 sẽ đón nhận lô vaccine này.

Việc thiếu chip là “an ninh quốc gia” ở một số nước

Một nhà phân tích tại Moody’s cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của riêng họ khi nguồn cung đang thiếu hụt trên toàn cầu vì “đó là vấn đề an ninh quốc gia”.

OPPO ra mắt công nghệ camera ẩn dưới màn hình thế hệ 3

Công nghệ camera ẩn dưới màn hình thế hệ 3 được OPPO phát triển dựa trên sự kết hợp những cải tiến về phần cứng và các thuật toán độc quyền, mang đến sự cân bằng giữa chất lượng màn hình và camera.

Startup Việt doanh thu 3,4 tỷ USD nộp thuế “0 đồng”

Mặc dù đạt doanh thu đến 3,4 tỷ USD nhưng Công ty Sky Mavis không nộp đồng tiền thuế nào trong 6 tháng đầu năm 2021.

Cảnh báo: Người dân cẩn trọng khi mua bộ kit test nhanh Covid-19 qua mạng

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số vừa đưa ra khuyến cáo người dân cẩn trọng khi mua kit test nhanh Covid-19 trực tuyến, chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.

Chuyển đổi số – những thách thức và cơ hội của doanh nghiệp ngành sản xuất

Ngày 12/8, Hitachi Vantara Việt Nam phối hợp cùng Oracle NetSuite sẽ tổ chức buổi hội thảo trực tuyến về chuyển đổi số với mục tiêu giúp các doanh nghiệp trong ngành sản xuất tối ưu hiệu suất vận hành và đạt mục tiêu lợi nhuận.

Bộ TT&TT ban hành yêu cầu kỹ thuật với Tường lửa ứng dụng web và Sản phẩm quản lý, phân tích sự kiện an toàn thông tin

“Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm Tường lửa ứng dụng Web” và “Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin” vừa được Bộ TT&TT ban hành tại các Quyết định số 1126 và 1127.

Rào cản lớn nhất của ngân hàng số là xây dựng được lòng tin từ khách hàng

Chương trình Tọa đàm trực tuyến IDG TekTalk! với chủ đề “Phát triển Ngân hàng số – Mô hình và Giải pháp” đã được IDG Việt Nam tổ chức diễn ra ngày 3/8 nhằm chia sẻ và cung cấp những kinh nghiệm, giải pháp phát triển ngân hàng số, với sự tham gia của những lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản lý thông tin dữ liệu tại Việt Nam.

Ông Dương Anh Đức, PCT UBND TP.HCM: Không có chuyện từ chối tiêm vaccine sẽ bị phạt

Ngày 3/8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, việc tổ chức tiêm vaccine tại TP.HCM là trên tinh thần tự nguyện, không có chuyện không đồng ý tiêm sẽ bị xử phạt.

Ra mắt 3Dmanufacturer – nền tảng tuỳ biến và báo giá tự động in 3D đầu tiên tại Việt Nam

Hôm nay 4/8, công ty cung cấp giải pháp 3D toàn diện – 3D Smart Solutions (gọi tắt là 3DS) chính thức giới thiệu 3Dmanufacturer – Nền tảng tuỳ biến và báo giá tự động in 3D đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Giải pháp được áp dụng công nghệ tự động của nhà cung cấp AMFG – Autonomous Manufacturing.