WhatsApp nhận án phạt nặng từ Châu Âu vì vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu

Ireland vừa đưa ra mức phạt cao thứ hai từ trước đến nay tại Châu Âu vì vi phạm các quy định về GDPR của Liên minh châu Âu (EU) đối với nền tảng nhắn tin phổ biến của Facebook, WhatsApp.

Đầu năm nay, WhatsApp đã gây ra nhiều vấn đề tranh cãi khi đưa ra một loạt điều khoản mới trong chính sách quyền riêng tư của mình. Những thay đổi này bao gồm việc người dùng phải cấp quyền cho ứng dụng để chia sẻ dữ liệu của họ với công ty mẹ của WhatsApp, Facebook. Gần đây đã có báo cáo rằng các điều khoản này có thể là tùy chọn, tuy nhiên nó chỉ được thực thi khi người dùng nhắn tin cho tài khoản WhatsApp Business.

Hoạt động của WhatsApp cũng đã thu hút sự chú ý của các cơ quan giám sát Ireland gần đây khi họ điều tra các điều khoản của chính sách quyền riêng tư chống lại Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của EU và nhận thấy chúng không đủ rõ ràng về cách dữ liệu người dùng được chia sẻ với Facebook sẽ được sử dụng ra sao.

Sự mơ hồ này là nguyên nhân khiến WhatsApp bị phạt 267 triệu USD, cao hơn bất kỳ khoản tiền phạt nào khác liên quan đến quyền riêng tư mà Ireland từng ban hành trong lịch sử. Đây cũng là mức cao thứ hai ở Châu Âu, chỉ đứng sau khoản tiền phạt 887 triệu USD mà các cơ quan quản lý quyền riêng tư của Châu Âu đã áp dụng đối với Amazon vào đầu năm nay.

Trong phản ứng của mình đối với án phạt mới của GDPR, WhatsApp cho biết họ sẽ kháng cáo, đồng thời lập luận rằng công ty không vi phạm GDPR như những gì mà Ireland cáo buộc và hình phạt đối với tội danh cũng là quá cao. Phát ngôn viên công ty nói “Chúng tôi không đồng ý với quyết định hôm nay về tính minh bạch mà chúng tôi cung cấp cho mọi người vào năm 2018 và các hình phạt hoàn toàn không cân xứng. WhatsApp cam kết cung cấp một dịch vụ an toàn và riêng tư”.

WhatsApp nhận án phạt nặng từ Châu Âu vì vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu - 2 3

Cũng không rõ ràng mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào, bởi ngay trong cuộc thảo luận giữa Ireland về khoản tiền phạt được trình bày chi tiết trong một tài liệu dài 266 trang với các thành viên khác của EU, không phải là không có sự phản đối. Cụ thể, 8 quốc gia bày tỏ sự không đồng tình đối với các biện pháp của Ireland, trong đó ít nhất bao gồm Đức. 

Được biết, GDPR là đạo luật yêu cầu các công ty phải rõ ràng và thông báo trước về cách họ sử dụng dữ liệu khách hàng. Đạo luật được phê duyệt vào tháng 4/2016 và có hiệu lực từ năm 2018 thay thế cho luật trước đó có tên là “Chỉ thị bảo vệ dữ liệu” nhằm mục đích hài hòa các quy tắc trên toàn khối 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.

Một số nhà phê bình cho rằng các cơ quan quản lý của EU đã quá chậm chạp trong việc áp đặt luật và đưa ra các hình phạt đối với Big Tech vì không tuân thủ.

Vào tháng 7, cơ quan quản lý dữ liệu của Luxembourg đã phạt Amazon 746 triệu EUR vì vi phạm các quy tắc GDPR xung quanh việc sử dụng dữ liệu người tiêu dùng trong quảng cáo. Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Quốc gia Luxembourg cho biết việc xử lý dữ liệu cá nhân của Amazon không tuân thủ GDPR.

Trong một diễn biến khác, Google đã bị cơ quan quản lý quyền riêng tư của Pháp, CNIL, phạt 50 triệu EUR vào năm 2019 vì vi phạm quảng cáo GDPR. CNIL cho biết họ đã phạt Google vì “thiếu minh bạch, thông tin không đầy đủ và thiếu sự đồng ý hợp lệ liên quan đến việc cá nhân hóa quảng cáo”.

Có thể bạn quan tâm
Apple có thể tiếp tục trì hoãn ra mắt MacBook Pro vì thiếu chip

Báo cáo mới cho thấy tình trạng thiếu chip toàn cầu đang ảnh hưởng đến việc sản xuất các mẫu MacBook Pro sắp tới của Apple và buộc công ty trì hoãn ra mắt nó.

Cẩn trọng với cáp Lightning giả, bởi đó là công cụ tấn công của tin tặc

Việc giữ an toàn cho iPhone và dữ liệu cá nhân của người dùng có thể trở nên khó khăn hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của cáp O.MG mới nhằm mục đích hack trông giống như cáp Lighting.

Âm thầm dọn rác thông tin cho Facebook, mỗi năm Accenture thu về 500 triệu USD

Accenture trở thành đối tác quan trọng của Facebook khi thực hiện các nhiệm vụ thanh lọc nội dung độc hại xuất hiện trên nền tảng ứng dụng này, với mức lương chi trả tầm khoảng 500 triệu USD mỗi năm.

Coocaa ra mắt dòng TV thông minh chạy hệ điều hành Coolita

Coocaa cho biết hệ điều hành Coolita mới sẽ mang đến trải nghiệm nhanh, mượt và tiện dụng cho nhu cầu sử dụng Internet TV đang rất phổ biến hiện nay.

iPhone 12 sẽ có giá trị bao nhiêu sau khi iPhone 13 ra mắt?

Decluttr – nền tảng cho phép người dùng bán các mặt hàng công nghệ bao gồm cả smartphone – vừa công bố báo cáo giá trị khấu hao điện thoại hàng năm dựa vào những định giá mà họ áp dụng.

iPhone 13 đang đẩy giá cổ phiếu của Apple lên mức cao kỷ lục

Vài tuần trước khi dòng iPhone 13 được công bố, cổ phiếu của Apple bất ngờ đạt mức cao nhất mọi thời đại mới.

Quốc gia nào sử dụng mạng dữ liệu đắt nhất, rẻ nhất?

Theo số liệu mới được StockApps báo cáo, vào tháng 7/2021, tổng số người dùng điện thoại di động trên toàn thế giới đạt gần 5,3 tỷ (chiếm 67% dân số thế giới), tăng hơn 117 triệu người so với tháng 7 năm ngoái.

Thu hút nhân tài, tiến tới thành lập Quân đoàn kỹ thuật số Hoa Kỳ

Nhà Trắng đã khởi động chương trình học bổng nghiên cứu kéo dài hai năm để thành lập một Quân đoàn kỹ thuật số Hoa Kỳ, đưa các kỹ sư phần mềm, nhà khoa học dữ liệu và các nhà công nghệ mới vào nghề tại các cơ quan liên bang.

Bộ Y tế kêu gọi các nhà khoa học hiến kế chống dịch Covid-19

Tính đến 6 giờ sáng ngày 2/9, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 473.530 ca mắc Covid-19, hơn 50% trong số này đã khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có hơn 6.330 ca nặng.

Giới chức Mỹ ca ngợi dự luật cửa hàng ứng dụng của Hàn Quốc đang áp lên các Big Tech

Các nhà lập pháp Mỹ muốn tăng cường quy định đối với các công ty công nghệ lớn đã hoan nghênh Hàn Quốc thông qua luật buộc Apple và Google phải chấp nhận các khoản thanh toán bên ngoài trên các cửa hàng ứng dụng tương ứng của mình.