Ngày 26/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, đã diễn ra Lễ tôn vinh và trao giải chương trình Violympic năm học 2022 – 2023. Tại năm thứ 16 này, cuộc thi đã thu hút gần 3 triệu học sinh tham gia, trong đó 21.200 thí sinh đạt giải toàn quốc ở 4 môn thi.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Ban cố vấn, lãnh đạo Tập đoàn FPT, các đơn vị đối tác, truyền thông cùng 1.500 đại biểu là các em học sinh xuất sắc đạt giải chung kết quốc gia năm học 2022 – 2023 của các tỉnh, thành phố phía Bắc, các thầy cô giáo và phụ huynh của các em.
Sân chơi Violympic năm nay có thêm nội dung thi đấu môn tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học và mở thêm 6 khối lớp ở vòng quốc gia. Riêng vòng chung kết quốc gia, số lượng học sinh đăng ký dự thi là 103.201 học sinh, tăng 60% so với năm học liền trước và là con số cao nhất của Violympic kể từ khi ra mắt đến nay.
Năm học này cũng ghi dấu ấn với số lượng học sinh đạt giải đông kỷ lục ở 4 môn thi là 21.200 học sinh (gấp 3 lần so với năm học 2021-2022). Trong đó, có 1.640 học sinh đạt huy chương Vàng, 2.680 học sinh đạt huy chương Bạc, 4.280 học sinh đạt huy chương Đồng và 12.600 học sinh đạt giải Khuyến khích.
Ban tổ chức cho biết, mỗi năm Violympic đều có những nỗ lực cải tiến và đầu tư cả về công nghệ, nội dung. Trong năm học tiếp theo, sân chơi sẽ có thêm môn thi mới, tập trung xây dựng đề thi theo hướng chú trọng đánh giá năng lực của Bộ GD&ĐT, giúp thầy cô tham khảo và học sinh được tiếp cận những phương pháp tư duy, lập luận và giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
Theo khảo sát dựa trên 3.000 học sinh đạt giải Vàng Violympic quốc gia trong 3 năm học vừa qua, có 84% học sinh sở hữu thêm ít nhất 01 giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trở lên tại các môn Toán, Vật lý; 21,5% học sinh đạt giải thưởng kỳ thi quốc tế về Toán học như IKMC, IMO, SASMO, hoặc thủ khoa, học vượt lớp, siêu trí tuệ,… Điều này cho thấy, Violympic không chỉ dừng lại là một nơi giúp học sinh ứng dụng công nghệ thông tin và Internet để củng cố, nâng cao kiến thức mà còn là lực đẩy giúp các em tự tin hơn trên những đấu trường lớn.
Violympic là cuộc thi cấp Quốc gia về Toán học và Vật lý trên Internet do Tập đoàn FPT tổ chức. Cuộc thi dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Một nhóm tin tặc Trung Quốc có tên Volt Typhoon được cho là đã cài đặt phần mềm độc hại giám sát trong các hệ thống quan trọng trên đảo Guam và các nơi khác ở Mỹ.
OpenAI đã mở rộng tính có sẵn của ứng dụng ChatGPT cho người dùng iOS tại Ấn Độ và 32 quốc gia khác, chỉ một tuần sau khi ra mắt ứng dụng này ở Mỹ.
Hôm nay, OPPO công bố Ricardo Izecson Dos Santos Leite, danh thủ được giới hâm mộ túc cầu biết với tên Kaká, là Đại sứ Thương hiệu OPPO Toàn cầu cho quan hệ đối tác với UEFA Champions League.
MediaTek giới thiệu trong năm nay là kết nối vệ tinh – 5G NTN, với sự ra mắt của chip vệ tinh 5G đầu tiên cho phép điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới có dịch vụ nhắn tin 5G.
Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX vừa ký kết hợp tác với World@Meta – một Công ty công nghệ Singapore để triển khai dự án Metaverse, xây dựng mô hình trường học ảo, nhằm mang đến cho học viên nhiều cơ hội trải nghiệm mới lạ trong học tập và giải trí.
Ngày 24/5 tại Hà Nội, tại sự kiện mang tên “Bosch – Chuẩn chất Đức”, tập đoàn Bosch đã ra mắt hệ sinh thái các thiết bị gia dụng đồng thời công bố chính thức gia nhập thị trường Việt Nam.
ChatGPT đã có sẵn công khai 6 tháng trước. Công nghệ Chatbot AI này cũng đã lấn sân nhất định vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, tuyển dụng, cổ phiếu công ty công nghệ… Tuy nhiên, nó cũng là một sự kiện thiên nga đen – một sự kiện hiếm gặp, không lường trước được và có vẻ như không thể tránh khỏi hậu quả nếu để mọi thứ nằm trong nhận thức muộn màng.
Ngày 24/5, Công ty Cổ phần Giáo dục Ant Edu và Language Confidence ký kết hợp tác tích hợp công nghệ AI nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các khóa học hiện hành.
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực bảo mật thông tin, chẳng hạn như trong trung tâm điều hành bảo mật (SOC), bản chất công việc của họ là con đường trực tiếp dẫn đến tình trạng kiệt sức. Điều này không chỉ có thể gây tổn hại cho bản thân họ mà còn cho tổ chức nơi họ làm việc.
Một số ứng dụng có diện mạo tương tự như ChatGPT của OpenAI đang xuất hiện trên App Store của Apple, chúng mang theo nhiều hệ lụy khôn lường mà người dùng phải hết sức cân nhắc và tỉnh táo.