Ngày 26/2, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) và Cisco công bố mở rộng quan hệ hợp tác để cùng triển khai cơ sở hạ tầng mạng thế hệ tiếp theo nhằm thúc đẩy công nghệ và đổi mới ở Việt Nam.
Dựa trên mối quan hệ hợp tác kéo dài một thập kỷ với Cisco, Viettel đã triển khai nâng cấp hệ thống Router thế hệ mới Cisco 8000 và Cisco Crosswork Network Services Orchestrator (NSO) để cung cấp kết nối nhanh chóng và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp đang nỗ lực thúc đẩy hành trình chuyển đổi kỹ thuật số và tận dụng tiềm năng của các công nghệ mới.
Trong vài năm qua, Viettel đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về lưu lượng truy cập mạng do nhu cầu về dịch vụ di động, dịch vụ cố định và truyền hình ngày càng tăng. Là “xương sống” kỹ thuật số của Việt Nam và là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất, Viettel đã phải chuyển đổi cơ sở hạ tầng mạng để cung cấp dịch vụ kết nối thế hệ mới, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng số hóa của Việt Nam. Cisco đã hợp tác chặt chẽ với Viettel trong quá trình chuyển đổi mạng bằng hệ thống Router thế hệ mới Cisco 8000 được trang bị bởi Cisco Silicon One.
Kiến trúc mạng mới đã giúp Viettel tăng hiệu suất mạng để hỗ trợ lưu lượng truy cập ngày càng tăng cũng như cung cấp kết nối với độ trễ nhỏ nhất. Việc chuyển đổi kiến trúc đã cho phép Viettel nâng cấp các kết nối mạng lõi từ 100Gbps lên các dung lượng cao hơn như 400Gbps, sẵn sàng 800Gbps, đây là điểm đặc biệt quan trọng để mạng lưới có thể hỗ trợ các ứng dụng có băng thông cao và phức tạp. Điều này đánh dấu một cột mốc lớn, đặc biệt là khi các doanh nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu triển khai, ứng dụng các công nghệ nổi bật như Trí tuệ nhân tạo (AI), Máy học (Machine Learning), 5G và Internet vạn vật (IoT).
Theo Viettel, việc chuyển sang sử dụng hệ thống Router thế hệ mới Cisco 8000 đã giúp Viettel giảm được 70% chi phí sở hữu (TCO). Cisco Crosswork NSO đã nâng cao khả năng vận hành mạng lưới Viettel, cho phép nhanh chóng triển khai các dịch vụ mới bằng cách tự động hoá toàn bộ quá trình khai báo, cung cấp dịch vụ. Hiện tại, hệ thống Cisco NSO được tích hợp thành công vào nền tảng Viettel IP Automation Platform, đã giúp Viettel tự động hóa toàn bộ các quá trình khai báo trên hệ thống cho toàn bộ các dịch vụ di động, cố định và truyền hình; thời gian khai báo dịch vụ giảm từ mức ngày về mức phút, giúp giảm tải công việc cho các kĩ sư Viettel. NSO đã đáp ứng hỗ trợ được nhiều thiết bị mạng với các nhà cung cấp khác nhau, cho phép quản lý mạng đa nền tảng và đa nhà cung cấp trong một giao diện duy nhất.
Việc triển khai nâng cấp hệ thống Router thế hệ mới Cisco 8000 trên lớp mạng lõi IP Core trong thời gian ngắn đã giúp nâng cao chất lượng mạng lưới của chúng tôi, đồng thời có thể hỗ trợ triển khai các công nghệ mới 400Gbps/800Gbps để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các dịch vụ AI, video và 5G – ông Phùng Đức Mạnh, Kỹ sư mạng cấp cao, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel cho biết. Hệ thống Cisco NSO giúp Viettel có thể tự động hoá hoàn toàn việc triển khai, tích hợp các dịch vụ đang cung cấp như dịch vụ di động, dịch vụ cố định, dịch vụ truyền hình trên một nền tảng duy nhất giúp nâng cao năng suất làm việc.
Những cải tiến được triển khai trên nền tảng của Cisco Silicon One còn giúp Viettel tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng và giảm thiểu lượng khí thải carbon, phù hợp với các mục tiêu bền vững của đất nước. Bằng cách triển khai Silicon One, Viettel giúp giảm 70% mức tiêu thụ điện năng trên lớp mạng này.
“Chúng tôi hy vọng được hợp tác với các công ty viễn thông trên thế giới như Viettel để giúp kết nối những người chưa được tiếp cận dịch vụ đầy đủ, nhằm tạo ra một tương lai hòa nhập cho tất cả mọi người và thúc đẩy sự đổi mới lớn hơn trong hệ sinh thái kinh doanh cũng như đưa Việt Nam tiến tới trình độ toàn cầu,” ông Anand Bhaskar, Giám đốc điều hành, Khối khách hàng Viễn thông tại Ấn Độ và ASEAN, Cisco nói.
Tại phiên khai mạc Hội nghị di động thế giới (Mobile World Congress – MWC 2024) ngày 26/2 ở Barcelona, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) ra mắt cộng đồng công nghệ toàn cầu chipset 5G và Vi An- Human AI.
Quá trình cập nhật hệ điều hành Windows được đánh giá là khá chịu cho nhiều người khi nó có thể mất vài phút để chờ đợi cập nhật trước khi có thể tiếp tục công việc.
Người sáng lập và CEO Nvidia, Jensen Huang, đã có bài phát biểu tại sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ Thế giới ở Dubai (UAE) gây nhiều chú ý.
Ngày 23/2/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ra thông báo yêu cầu kể từ ngày 1/3/2024, doanh nghiệp di động không cho phép nhập mạng mới các máy điện thoại di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G không thuộc Danh sách các máy điện thoại 2G được chứng nhận hợp quy do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) công bố.
Trí tuệ nhân tạo (AI) dường như đang trải qua thời điểm tương tự, như trong quá trình thương mại hóa Internet vào giữa những năm 1990. Một nhà phân tích gọi sự bùng nổ AI hiện nay là “thời điểm năm 1995”, và nó sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm nữa.
Mặc dù trước đây chỉ được thiết kế riêng cho người dùng iOS, ứng dụng Try Galaxy nay đã có mặt trên tất cả các thiết bị Android và lần đầu tiên, bao gồm cả các mẫu Galaxy. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người dùng sẽ có thể khám phá những tính năng mới nhất của Galaxy S24 series và trải nghiệm giao diện hệ điều hành One UI 6.1 hơn nữa.
Từ ngày 22-26/2, Trường ĐH FPT phân hiệu TP.HCM tổ chức Hội nghị ACBSP khu vực 10 với sự tham gia của hơn 300 lãnh đạo ACBSP và chuyên gia cùng các nghiên cứu về xu hướng trong quan hệ giữa đào tạo tại trường ĐH với hoạt động của doanh nghiệp và trải nghiệm sinh viên.
Nối tiếp 11 mùa thành công trước đó, POPS tiếp tục phát hành trọn bộ series hoạt hình Doraemon Mùa 12 phiên bản lồng tiếng mới nhất trên các nền tảng trực tuyến của POPS tại Việt Nam.
Ngày 21/2 tại Hoa Kỳ, tập đoàn Intel chính thức ra mắt Intel Foundry, một mảng kinh doanh gia công chip theo hệ thống để phục vụ cho kỷ nguyên AI. Hãng cũng công bố lộ trình mở rộng tiến trình sản xuất nhằm thiết lập vị thế dẫn đầu trong giai đoạn sau của 10 năm tới.
Theo nghiên cứu gần đây của Kaspersky, có hơn 40% công ty trên toàn thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân sự an ninh mạng chất lượng cao. Hầu hết tình trạng này thường xảy ra ở các ngành nghề như Phân tích phần mềm độc hại và Nghiên cứu an toàn thông tin.