Việt Nam thuộc Top 10 nước được Mỹ viện trợ nhiều vaccine nhất; thêm 14 chợ ở TP.HCM hoạt động trở lại

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: @HCDC.

Sáng nay ngày 5/8, Việt Nam có thêm 3.943 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.HCM với 2.349 ca. Cũng trong ngày hôm qua 4/8, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer và đang làm thủ tục mua thêm 20 triệu liều nữa. Vào quý 4 sẽ đón nhận lô vaccine này.

Tính từ 18h30 ngày 4/8 đến 6h sáng ngày 5/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận thêm 3.943 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 3.941 ca ghi nhận trong nước gồm TP.HCM (2.349), Bình Dương (497), Tây Ninh (235), Long An (189), Tiền Giang (169), Đồng Nai (110), Đà Nẵng (92), Bà Rịa – Vũng Tàu (66), Vĩnh Long (58), Bình Định (35), Đồng Tháp (32), An Giang (21), Sóc Trăng (20), Phú Yên (17), Kiên Giang (12), Đắk Lắk (9), Quảng Bình (9), Trà Vinh (9), Bạc Liêu (6), Lạng Sơn (2), Thanh Hóa (1), Lâm Đồng (1), Quảng Trị (1), Hà Tĩnh (1), có 1.008 ca trong cộng đồng.

Như vậy, tính đến sáng ngày 4/8, Việt Nam có tổng cộng 181.756 ca nhiễm, trong đó có 2.331 ca nhập cảnh và 179.425 ca mắc trong nước.

Về tình hình tiêm chủng, trong ngày 4/8 có khoảng 263.270 liều vacicne phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 7.553.320 liều, trong đó tiêm 1 mũi là khoảng 6.774.330 liều, tiêm mũi 2 là 778.990 liều.

Về tình hình điều trị, Tổng số ca được điều trị khỏi là 54.332 ca; Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 470 ca; Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 21 ca.

Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer, sẽ về trong quý 4

Trong cuộc làm việc với USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ) ngày 4/8, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều Pfizer và đang làm thủ tục mua 20 triệu liều nữa, nhưng vào quý 4 tới thì 47 triệu liều vaccine trong số này mới về, bởi theo dự tính thì tầm vào giai đoạn tháng 8-9 sẽ thiếu hụt vaccine, trong khi Việt Nam cần thêm nguồn cung ứng vaccine khẩn cấp.

Bộ Y tế đề nghị USAID sớm thúc đẩy quá trình cung ứng vaccine Pfizer cho Việt Nam, giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. USAID cho biết, Chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý viện trợ Việt Nam 4,5 triệu USD cho chương trình tiêm chủng, đồng thời sẽ vận động để Chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên viện trợ thêm vaccine cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Việt Nam thuộc Top 10 nước được Mỹ viện trợ nhiều vaccine nhất

Theo số liệu vaccine phân bổ toàn cầu do Mỹ viện trợ tính đến ngày 3/8, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia được Mỹ chia sẻ nhiều vaccine Covid-19 nhất, với 5 triệu liều.

Tổng thống Joe Biden tuyên bố, Mỹ đạt được cột mốc quan trọng trong nỗ lực tiêm chủng toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19, khi đã có hơn 110 triệu liều vaccine mà Mỹ chia sẻ cho 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được phân bổ tính đến ngày 3/8.

Trong số này, 10 quốc gia được Mỹ hỗ trợ nhiều vaccine nhất gồm Bangladesh, Colombia, Guatemala, Indonesia, Mexico, Nigeria, Pakistan, Philippines, Nam Phi, Việt Nam, theo thông báo của Nhà Trắng. Mỹ viện trợ Việt Nam hơn 5 triệu liều vaccine Moderna, trong tổng số 23 triệu liều dành cho 20 nước/vùng lãnh thổ châu Á.

Việt Nam thuộc Top 10 nước được Mỹ viện trợ nhiều vaccine nhất; thêm 14 chợ ở TP.HCM hoạt động trở lại - Covid 19 3 2
Đại diện Chính phủ Việt Nam và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội ở lễ tiếp nhận vaccine Covid-19 do Mỹ viện trợ chiều tối ngày 25/7. Ảnh: @Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Mỹ khẳng định mục tiêu của mình là gia tăng tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên toàn cầu, kiểm soát sớm các đợt dịch bùng phát, và nhằm hỗ trợ cho các nhân viên y tế và những cá nhân dễ bị tổn thương do đại dịch.

Lên kế hoạch ứng phó tình huống mới, Hà Nội sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động

Hà Nội sẽ lập thêm điểm bán hàng mới, sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu mua hàng thiếu yếu của người dân khi hàng loạt chợ, siêu thị phải đóng cửa vì có liên quan đến F0.

Theo thông tin cụ thể về việc đảm bảo nguồn cung và điều phối hàng hoá phục vụ người dân phòng, chống dịch Covid-19 chiều 4/8, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, do dịch bệnh lây lan, 20 chợ đầu mối và chợ dân sinh, 52 siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa, dừng hoạt động.

Đây là tình huống mới. Để đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn, Thành phố đã chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục tăng lượng dự trữ hàng hóa tối đa. Trong đó, nhiều hệ thống tăng trên 50% lượng dự trữ so với ngày bình thường.

Đồng thời, đổi mới các hình thức kinh doanh, như tăng cường bán online trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), bán hàng combo, đi chợ hộ, bán hàng lưu động, đăng ký phục vụ 24/7…

Đến nay, trên địa bàn Thành phố có 8.216 điểm bán hàng bình ổn giá đã được Sở Công Thương niêm yết công khai để người dân mua lương thực, thực phẩm cũng như hàng thiết yếu khác; đồng thời, sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí.

Bộ GTVT đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho đội ngũ lái xe

Tại buổi họp giao ban trực tuyến chiều tối 4/8 với các tỉnh thành, Bộ GTVT cho biết hiện nay, việc vận chuyển, bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những khâu quan trọng để duy trì tính liên tục của mọi hoạt động kinh tế.

Chính vì vậy, việc khẩn trương tiêm vaccine cho các lao động trong chuỗi Logistic là vô cùng cấp bách. Trong đó cần ưu tiên cho đội ngũ lái xe, công nhân tại các đầu mối bốc xếp hàng hóa.

Việt Nam thuộc Top 10 nước được Mỹ viện trợ nhiều vaccine nhất; thêm 14 chợ ở TP.HCM hoạt động trở lại - Covid 19 2 3
Các y bác sỹ quận 3 tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người trên 65 tuổi. Ảnh: @Thanh Vũ/TTXVN.

Các Sở GTVT đang tích cực phối hợp cùng Hiệp hội vận tải, Hiệp hội Logistics và các cảng bến trên địa bàn lên danh sách các đối tượng ưu tiên để đề xuất UBND và Ban chỉ đạo của tỉnh, thành phố xem xét, phê duyệt tiêm vaccine trong các đợt tiêm chủng tiếp theo của địa phương.

Riêng tỉnh Hưng Yên đã duyệt tiêm cho gần 5.000 lái, phụ xe vận tải từ ngày 22/7 và hoàn thành trước 15/8. Tại TP.HCM, trong đợt tiêm lần thứ 4 vừa qua, thành phố đã lập danh sách cho 11.000 lái xe, tuy nhiên suốt thời gian tiêm do đa số các lái xe đều đang di chuyển nên chỉ mới tiêm được cho hơn 2.000 trường hợp.

Trong các đợt tiếp theo, TP.HCM sẽ giao cho các quận, huyện tổ chức tiêm, và căn cứ danh sách được phê duyệt, hệ thống thông tin tự động của thành phố sẽ nhắn tin đến các lái xe về địa điểm và thời gian tiêm chủng để đảm bảo tính chủ động cho lái xe, và các doanh nghiệp vận tải.

Tại Hà Nội, bước đầu tổ chức tiêm cho các đội ngũ lái xe taxi và shipper được phép hoạt động.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cũng tiếp tục yêu cầu các cơ quan đơn vị của Bộ, Sở GTVT các địa phương phải tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm, sự chủ động trong tham mưu, tổ chức, phân luồng giao thông đảm bảo vận tải được thông suốt.

Thứ trưởng Thọ cũng đề nghị các Sở GTVT sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau để tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ cấp mã QR Code cho những địa phương có số lượng đăng ký lớn.

Thêm 14 chợ ở TP.HCM hoạt động trở lại

Tính từ ngày 19/7 đến nay, 14 chợ truyền thống ở TP.HCM đã hoạt động trở lại, sau khi phải đóng cửa vì liên quan đến ca nhiễm Covid-19.

Ngày 4/8, ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM – thông tin về tình hình hệ thống phân phối đang tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch. Theo đó, tính đến 16h ngày 4/8, trên địa bàn TP.HCM có 33/237 chợ đang hoạt động. Một số chợ sau khi đóng để thực hiện các công tác phòng, chống dịch như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết… nay đã khôi phục hoạt động.

Riêng trong ngày 4/8, chợ Nguyễn Tri Phương với 25 tiểu thương và chợ Hòa Hưng với 15 tiểu thương thuộc quận 10 đã khôi phục hoạt động, chủ yếu bán các mặt hàng thịt, cá, rau, củ các loại. Ngoài ra, có 2 siêu thị hoạt động lại, gồm Co.opmart Rạch Miễu (quận Phú Nhuận), Vinmart Bình Trưng (TP Thủ Đức). Lượng khách đến chợ tương đối ổn định, thực hiện giãn cách xếp hàng theo đúng quy định, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và khai báo y tế trước khi vào mua sắm.

Tình hình thế giới

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 649.885 trường hợp mắc Covid-19 mới và 9.445 ca tử vong mới. Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 200,8 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,26 triệu người không qua khỏi.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của trang Worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 5/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu là 200.896.710 ca, trong đó có 4.268.356 người tử vong.

Số ca mắc bệnh trong ngày sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại.

Việt Nam thuộc Top 10 nước được Mỹ viện trợ nhiều vaccine nhất; thêm 14 chợ ở TP.HCM hoạt động trở lại - Covid 19 1 3
Nhân viên y tế Australia chuyển người già khỏi trung tâm dưỡng lão Epping Gardens ở ngoại ô Epping, Melbourne trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: @AFP/TTXVN.

Một số nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với gần 100.000 trường hợp trong 24 giờ qua.

Tình hình Đông Nam Á

Theo thống kê của trang Worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 4/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 95.915 ca mắc bệnh Covid-19 mới, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 158.500 người.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì Covid-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar và Philippines. Đông Nam Á hiện đang là điểm dịch nóng nhất châu Á.

Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia chiếm tới trên 50% số người chết của châu Á, và Indonesia hiện là tâm dịch của cả thế giới.

Ngày 4/8, Indonesia – quốc gia đông dân nhất khu vực đã ghi nhận cột mốc buồn khi tổng số ca tử vong do Covid-19 từ đầu dịch đã vượt 100.000 ca. Với 1.474 ca tử vong mới được công bố cùng ngày, nâng tổng số ca tử vong lên tới 100.636 ca.

Số người tử vong đã tăng nhanh đáng kể trong những tuần gần đây tại Indonesia. Nước này ghi nhận hơn 1/3 số ca tử vong do Covid-19 chỉ trong tháng 7, khi biến thể Delta siêu lây nhiễm lan rộng ra hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Có thể bạn quan tâm
Việc thiếu chip là “an ninh quốc gia” ở một số nước

Một nhà phân tích tại Moody’s cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của riêng họ khi nguồn cung đang thiếu hụt trên toàn cầu vì “đó là vấn đề an ninh quốc gia”.

OPPO ra mắt công nghệ camera ẩn dưới màn hình thế hệ 3

Công nghệ camera ẩn dưới màn hình thế hệ 3 được OPPO phát triển dựa trên sự kết hợp những cải tiến về phần cứng và các thuật toán độc quyền, mang đến sự cân bằng giữa chất lượng màn hình và camera.

Startup Việt doanh thu 3,4 tỷ USD nộp thuế “0 đồng”

Mặc dù đạt doanh thu đến 3,4 tỷ USD nhưng Công ty Sky Mavis không nộp đồng tiền thuế nào trong 6 tháng đầu năm 2021.

Cảnh báo: Người dân cẩn trọng khi mua bộ kit test nhanh Covid-19 qua mạng

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số vừa đưa ra khuyến cáo người dân cẩn trọng khi mua kit test nhanh Covid-19 trực tuyến, chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.

Chuyển đổi số – những thách thức và cơ hội của doanh nghiệp ngành sản xuất

Ngày 12/8, Hitachi Vantara Việt Nam phối hợp cùng Oracle NetSuite sẽ tổ chức buổi hội thảo trực tuyến về chuyển đổi số với mục tiêu giúp các doanh nghiệp trong ngành sản xuất tối ưu hiệu suất vận hành và đạt mục tiêu lợi nhuận.

Bộ TT&TT ban hành yêu cầu kỹ thuật với Tường lửa ứng dụng web và Sản phẩm quản lý, phân tích sự kiện an toàn thông tin

“Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm Tường lửa ứng dụng Web” và “Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin” vừa được Bộ TT&TT ban hành tại các Quyết định số 1126 và 1127.

Rào cản lớn nhất của ngân hàng số là xây dựng được lòng tin từ khách hàng

Chương trình Tọa đàm trực tuyến IDG TekTalk! với chủ đề “Phát triển Ngân hàng số – Mô hình và Giải pháp” đã được IDG Việt Nam tổ chức diễn ra ngày 3/8 nhằm chia sẻ và cung cấp những kinh nghiệm, giải pháp phát triển ngân hàng số, với sự tham gia của những lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản lý thông tin dữ liệu tại Việt Nam.

Ông Dương Anh Đức, PCT UBND TP.HCM: Không có chuyện từ chối tiêm vaccine sẽ bị phạt

Ngày 3/8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, việc tổ chức tiêm vaccine tại TP.HCM là trên tinh thần tự nguyện, không có chuyện không đồng ý tiêm sẽ bị xử phạt.

Ra mắt 3Dmanufacturer – nền tảng tuỳ biến và báo giá tự động in 3D đầu tiên tại Việt Nam

Hôm nay 4/8, công ty cung cấp giải pháp 3D toàn diện – 3D Smart Solutions (gọi tắt là 3DS) chính thức giới thiệu 3Dmanufacturer – Nền tảng tuỳ biến và báo giá tự động in 3D đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Giải pháp được áp dụng công nghệ tự động của nhà cung cấp AMFG – Autonomous Manufacturing.

Hệ thống thành phố thông minh Trung Quốc bị nghi vấn sau trận ngập lụt tàn phá ở Trịnh Châu

Hai dự án thành phố thông minh ở Trịnh Châu đã bị chỉ trích, vì hoạt động không tốt trong đợt lũ lụt tồi tệ nhất vừa qua.