Ngày 21/1 tại Thụy Sĩ, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Tọa đàm “Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - cất cánh trong kỷ nguyên thông minh” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tập đoàn FPT và VinaCapital phối hợp tổ chức.
Tham dự sự kiện có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan liên quan; đại diện các doanh nghiệp Việt Nam gồm BIDV, EVN, FPT, Sovico, Techcombank, Viettel, Vietnam Airlines, Vietcombank, VinaCapital, VNPT và đại diện các tập đoàn lớn trên thế giới như Ericsson, Google, Hyundai Motor, Qualcomm, Schneider Electric, Visa…
Tại sự kiện, đại diện Việt Nam và doanh nghiệp trong, ngoài nước đã chia sẻ để cùng tìm ra những cơ hội mới và thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu tư thời gian tới. Mở đầu tọa đàm, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT đã giới thiệu về tiềm năng thu hút đầu tư vào Việt Nam nhờ thế mạnh công nghệ cao sẵn có và sự hỗ trợ toàn diện từ Chính phủ Việt Nam với các định hướng chiến lược quốc gia trong công nghệ. Theo ông Bình, có 3 yếu tố quan trọng giúp Việt Nam chuyển mình thành một quốc gia hàng đầu về AI và bán dẫn.
Thứ nhất, đó là một Việt Nam mới, một Việt Nam đang tiếp tục ưu tiên kiến tạo tăng trưởng, thay đổi tư duy từ quản lý sang kiến tạo, từ kiểm soát quy trình sang quan tâm kết quả.
Thứ hai, Việt Nam đã chọn khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ AI, bán dẫn, chuyển đổi số làm động lực quan trọng trong thời gian tới để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số. Đây là yêu cầu, mong muốn của cả hệ thống chính trị. Các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam cũng đã có những cam kết sẽ làm gì để đưa Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới. Từ một quốc gia chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam giờ đây cùng với Ấn Độ là hai quốc gia có doanh thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu phần mềm. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 1 triệu kỹ sư CNTT và 500.000 lập trình viên phần mềm.
Thứ ba, ông Bình cho rằng Việt Nam cũng có lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc đưa AI, STEM vào đào tạo người học ở tất cả các cấp, từ tiểu học.
Tại sự kiện, đại diện các tập đoàn lớn của nước ngoài khẳng định, tiềm năng to lớn của Việt Nam trong việc phát triển công nghệ, đặc biệt là AI và năng lượng, cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết thêm, Việt Nam đang nỗ lực cải cách môi trường đầu tư để trở thành điểm đến an toàn, hiệu quả và cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Toạ đàm, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên khẳng định, Việt Nam nhận thức sâu sắc phát triển công nghệ cao không chỉ là điều kiện cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, mà còn là chìa khóa để đưa đất nước cất cánh trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại, đồng thời là nền tảng để xây dựng nền kinh tế tri thức, hướng tới phát triển bền vững.
Năm 2024, FPT lần đầu tiên công bố chiến lược đầu tư vào 5 lĩnh vực trong yếu AI – Bán – Xe – Số – Xanh (AI, Bán dẫn, Công nghệ ô tô số, Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh). Với năng lực công nghệ, kinh nghiệm tích lũy, FPT tin tưởng, đây là 5 lĩnh vực tạo động lực tăng trưởng đưa FPT trở thành tập đoàn công nghệ số tầm cỡ thế giới đạt doanh thu 5 tỷ USD từ nước ngoài vào năm 2030.
Kaspersky vừa cho ra mắt 3 khóa học chuyên sâu mới trên nền tảng hàng đầu Kaspersky Automated Security Awareness Platform (Kaspersky ASAP), nhằm nâng cao kỹ năng về an ninh mạng cho đội ngũ nhân viên, từ cung cấp kiến thức cơ bản đến kỹ năng thực hành cần thiết, giúp nhân viên tự tin ứng phó với các tình huống an ninh mạng ngày càng trở nên phổ biến.
Ngày 21/1/2025, tại Davos, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2025 với chủ đề “Hợp tác trong Thời đại Trí tuệ” (Collaboration for the Intelligent Age). Tại hội nghị, Tập đoàn Công nghệ CMC phối hợp cùng Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) Việt Nam tổ chức diễn đàn bên lề “AIX for the Intelligent Age – HO CHI MINH CITY: A NEW C4IR & A NEW AI CITY”. Đây là sáng kiến triển khai mô hình Thành phố AI đầu tiên trên thế giới tại TP.HCM, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ số.
Microsoft đã bắt đầu triển khai tự động bản cập nhật Windows 11 24H2 cho tất cả máy tính đủ điều kiện kể cả người dùng đó có muốn hay không.
Video một robot AI “trà trộn” vào cửa hàng trưng bày ở Trung Quốc và thuyết phục thành công 12 robot khác nghỉ việc, đi theo robot “về nhà” đã thổi bùng lên những tranh cãi, hoài nghi và cả lo lắng về việc trí tuệ nhân tạo ngày càng làm được những điều phi thường, vượt xa trí tưởng tượng của con người.
OPPO Find X8 và Find X8 Pro vừa đạt danh hiệu DXOMARK Gold Battery Label 2025, khi dẫn đầu trong ngành smartphone về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.
Hôm 20/1/2025, nước Mỹ chứng kiến một sự kiện quan trọng: lễ nhậm chức của ông Donald Trump vào vị trí Tổng thống Mỹ thứ 47.
Ngày 20/1, Trường Đại học FPT chính thức mở công cụ tra cứu xếp hạng học sinh THPT SchoolRank 2025. Học sinh THPT trên toàn quốc có thể bắt đầu nhập điểm học bạ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 để biết thứ hạng của mình.
Với chương trình “Dùng thử – Thích thật” – Trải Nghiệm Miễn Phí OPPO Reno13 Series 5G – “Chuyên Gia AI” do Thế Giới Di Động vừa chính thức triển khai, khách hàng có thể dùng thử máy trong vòng 30 ngày, nếu không hài lòng sẽ được trả hàng hoàn tiền 100%.
Tòa án Tối cao Mỹ đã bác bỏ đơn kiện của công ty mẹ ByteDance, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến pháp lý của nền tảng này.
Sự phát triển vượt bậc của AI không chỉ tác động đến nhiều ngành công nghiệp mà còn thay đổi chiến thuật lừa đảo của các nhóm tội phạm mạng. Một xu hướng đáng báo động hiện nay là việc kẻ tấn công sử dụng AI để tinh chỉnh, nâng cấp chiêu trò lừa đảo, nhắm vào cá nhân cụ thể, từ đó gây khó khăn cho việc xác định các cuộc tấn công.