Việt Nam phát hiện 6 chủng virus corona trên động hoang dã – cảnh báo “đặc sản” chuột và dơi

Nghiên cứu cho thấy, chuột, dơi, những loại gặm nhấm dương tính cao với virus corona.

Một công bố trên tạp chí BioRxiv cho biết, đã tìm thấy 6 chủng virus corona trên động hoang dã tại Việt Nam. Trong đó, những loại động vật như chuột, dơi, các loài gặm nhấm dương tính cao nhất với virus corona.

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đang làm việc cho Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã – WCS (Wildlife Conservation Society) kết hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tổ chức EcoHealth Alliance của Mỹ và một số đối tác khác.

Trong bối cảnh các tiếp xúc của người và động vật hoang dã như dơi, chuột có khả năng lây lan một chủng virus corona mới dẫn đến đại dịch, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về sự tồn tại và mức độ đa dạng của virus corona trên động vật hoang dã và nguy cơ lây sang người.

Các nhà khoa học đã lấy mẫu từ các loài chuột đồng, gặm nhấm, dơi… đang được gây nuôi trong trang trại và môi trường hoang dã. Các mẫu vật được thu thập công phu trong thời gian 5 năm từ 2009 – 2014.

Cảnh báo “đặc sản” chuột đồng, dơi tiềm ẩn nguy cơ lây lan virus

Kết quả phát hiện được 6 loại virus corona trên 70 khu vực tại Việt Nam. Hơn 60% các động vật hoang dã được nuôi nhốt trong các trang trại dương tính với virus corona đặc biệt là nhím và chuột.

Việt Nam có hơn 6.000 trang trại nuôi nhốt động vật hoang dã trên 12 tỉnh thành. Thống kê vào năm 2014 cho thấy có hơn một triệu cá thể từ động vật gặm nhấm, linh trưởng, cầy hương, rắn, hươu nai, cá sấu được nuôi để làm thức ăn cho người.

Các trang trại cũng là một phần trong chuỗi cung ứng động vật hoang dã thương mại quốc tế, được cho là góp phần gây ra các đại dịch trên toàn cầu trong đó có SARS và Covid-19.

Người Việt và Campuchia khu vực dọc sông Mekong có thói quen ăn thịt chuột ít nhất 1 lần mỗi tuần với lý do rẻ và ngon. Nghiên cứu cũng cho biết mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 3.000 tấn chuột đồng (số liệu năm 2000), thị trường chuột đồng thời điểm đó trị giá đến 2 triệu USD mỗi năm.

vietnam-co-6-chung-virus-corona (2)

Đáng ngại là số lượng chuột nhiễm virus corona rất cao, có đến 56% mẫu thử trong các nhà hàng đặc sản dương tính với virus corona.

Ngoài chuột, dơi cũng là đặc sản của người dân khu vực Đồng Tháp, Sóc Trăng. Tại những nơi này, người dân nuôi dơi phía sau nhà, bên dưới nuôi thêm gà, vịt, heo hoặc sân sinh hoạt chung cho trẻ nhỏ và gia đình.

Dơi ở Việt Nam, Campuchia, Nepal được chứng minh là vật chủ mang PREDICT_CoV-17 và PREDICT_CoV-35. Là chủng virus corona được tìm thấy ở nhiều loài dơi, làm dấy lên câu hỏi có phải chúng đã lây lan qua nhau trong quá trình chung sống.

Việc gây nuôi chung các loài động vật hoang dã như dơi, chuột tạo điều kiện để virus có thể kết hợp tạo thành chủng mới hoặc lây lan sang người. Các nhà nghiên cứu tìm thấy virus trong phân gia cầm cùng chủng loại với virus trên dơi và chuột được bán thương mại cho người dùng để làm thức ăn.

Khả năng lây lan sang người cao

Nhóm nghiên cứu cảnh báo nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh từ động vật hoang dã trong quá trình mua bán. Điều kiện vệ sinh kém, không gian nuôi nhốt chật chội, nhiều loài động vật hoang dã được nuôi nhốt chung với nhau khiến chúng căng thẳng. Cùng với tình trạng dinh dưỡng kém, mất cân đối, làm suy giảm chức năng miễn dịch, tăng khả năng lây lan phát tán virus trong chuỗi cung ứng.

vietnam-co-6-chung-virus-corona (4)

Nghiên cứu còn chỉ ra khả năng lây lan virus từ các loài gặm nhấm sang những loài khác trong quá trình vận chuyển, nuôi nhốt chung như cầy, tê tê… và nhấn mạnh nguy cơ lây nhiễm sang người do tiêu thụ động vật hoang dã làm thức ăn.

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cảnh báo dịch bệnh Covid-19 cùng với ít nhất 61% các loại bệnh bệnh truyền nhiễm ở người có nguồn gốc từ động vật. Có thể kể ra những dịch bệnh nguy hiểm như: SARS, MERS và Ebola. Tất cả đều bắt nguồn từ các loại virus có ở động vật và lây truyền sang người.

Các tác giả nghiên cứu khuyến nghị một số biện pháp phòng ngừa, như hạn chế hoạt động giết mổ, gây nuôi thương mại, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, chế biến và tiêu thụ động vật hoang dã.

Có thể bạn quan tâm
Sự thật về giác quan thứ sáu phát hiện động đất sớm của động vật

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy, giới động vật đã có những hành vi bất thường trước khi một trận động đất xảy ra.

Mạng 5G phát triển bất chấp đại dịch Covid-19 (Phần 2)

Dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp di động nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của mạng 5G và các thiết bị tương thích.

Realme C11: smartphone giá rẻ, dưới 3 triệu đồng

Realme C11, smartphone giá rẻ mới nhất của Realme sẽ chính thức lên kệ vào ngày 17/7 tới đây với giá dưới 3 triệu đồng.

GoViet sẽ đổi tên thành Gojek trong vài tuần tới

Hôm nay 3/7, GoViet – nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu tại Việt Nam công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam.

Tại sao Sony lại thay đổi tên công ty sau hơn 60 năm?

Quyết định bỏ “Corporation” để chuyển sang “Group” cho thấy tập đoàn công nghệ Nhật Bản đang muốn hướng đến những hướng đi mới.

Tức giận vì lỗi, game thủ tại Nhật dọa phóng hỏa trụ sở Konami

Chỉ vì một lỗi trong tựa game PES, một game thủ tại Nhật Bản đã không kiềm chế được cơn bực tức của mình, đưa ra những bình luận mang tính chất khủng bố và đã bị cảnh sát bắt tạm giam.

5 lý do doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thất bại

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong hai năm qua do Trung tâm quản trị của Đại học RMIT và KPMG Việt Nam thực hiện, có 5 nhóm lý do phổ biến dẫn đến những thất bại trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp.

Solve For Tomorrow 2020 đến với học sinh vùng sâu vùng xa

Cuộc thi ứng dụng Robotics Solve For Tomorrow 2020 vừa được Samsung phát động dành cho mọi học sinh THCS và THPT trên toàn quốc.

LG sẽ ra mắt smartphone với màn hình cuộn tròn

LG hiện đang nghiên cứu và phát triển dòng smartphone sở hữu màn hình cuộn tròn và dự kiến sẽ trình làng vào năm 2021.

Bật mí khả năng chống ung thư “siêu đỉnh” của chuột dũi trụi lông

Theo nghiên cứu mới, chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) có thể sống trong một thời gian dài đến khó tin, và có khả năng chống ung thư đặc biệt, nhờ các điều kiện độc nhất trong cơ thể.