Việt Nam làm gì để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế số?

(Ảnh: Internet)

Phát triển kinh tế số dẫn đến sự thay đổi toàn diện trong xã hội về mọi mặt với năng suất lao động vượt trội, hiệu quả sản xuất tăng cao, đáp ứng các yêu cầu an ninh về mọi mặt (an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài nguyên,...) một cách chủ động và hiệu quả.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ ban hành có 3 mục tiêu lớn là xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. 

Trong lĩnh vực kinh tế, chuyển đổi số, về thực chất, là một cuộc cách mạng về phương thức sản xuất, từ phương thức sản xuất truyền thống hiện nay dựa trên các cơ chế thủ công và bán tự động sang phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Đó chính là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4). 

Phát triển kinh tế số dẫn đến sự thay đổi toàn diện trong xã hội về mọi mặt với năng suất lao động vượt trội, hiệu quả sản xuất tăng cao, đáp ứng các yêu cầu an ninh về mọi mặt (an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài nguyên,…) một cách chủ động và hiệu quả. Tất cả là do các công nghệ số mang lại, đứng đầu là các cơ chế thông minh dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đó không chỉ là xu thế mà là quá trình đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, là một quá trình tất yếu khách quan, trong đó, quốc gia nào đi trước, dẫn đầu sẽ được hưởng quyền lợi của người tiên phong với quyền nắm giữ các phát minh công nghệ, các quốc gia đi sau chắc chắn là tụt hậu, trở thành thị trường áp dụng công nghệ và chịu sự chi phối, bị động. 

Vậy Việt Nam cần làm gì để tận dụng phát triển kinh tế số? Đây là câu hỏi lớn, bao trùm toàn bộ tương lai phát triển của quốc gia nên khó có thể nêu ra bộ giải pháp đầy đủ. Vì thế, cần có sự đóng góp của nhiều người, của toàn dân. Dưới đây, chúng tôi xin được nêu một vài ý nhỏ nhằm làm phong phú thêm cho bức tranh lớn này.

Nhận diện nền kinh tế hiện nay

Xét theo quy trình sản xuất, nền kinh tế VN hiện nay là nền kinh tế truyền thống mà thế giới gọi là kinh tế tuyến tính (linear economy). Đó là nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thô, sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng và thải chất thải ra môi trường. Nền kinh tế này dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiêu tốn năng lượng, năng suất lao động thấp, hiệu quả thấp và gây ô nhiễm môi trường. Chắc chắn chúng ta phải chuyển sang kinh tế tuần hoàn (circular economy) là nền kinh tế tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên đưa vào quá trình sản xuất, chúng được tái tạo, tái sử dụng để tạo ra nhiều giá trị gia tăng và giảm thiểu thải chất thải ra môi trường (vì thế, còn gọi là “nền kinh tế không rác thải”). Nền kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế có năng suất lao động cao, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và có hiệu quả sản xuất cao.

Xét về cơ chế quản lý, nền kinh tế ở nước ta hiện nay là nền kinh tế áp dụng cơ chế quản lý thủ công – bán tự động mang đặc tính vừa quản lý tập trung vừa quản lý theo thị trường. Trong nấc thang tiến hóa về phát triển kinh tế, nền kinh tế này nằm ở khoảng giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (là CMCN dựa trên tự động hóa). Chúng ta bắt đầu xây dựng nền kinh tế số từ điểm xuất phát này. Kinh tế số là nền kinh tế phát triển dựa trên các công nghệ số, hay nói dễ hiểu hơn là nhờ các công nghệ số mà con người hiểu rõ tất cả những gì diễn ra xung quanh trong thế giới thực nên có thể tìm ra những phương án sản xuất kinh doanh tối ưu trong từng tình huống cụ thể chứ không phụ thuộc vào các quy trình định sẵn cứng nhắc và chủ quan như trước.

Dưới cả 2 góc độ được xét (quy trình sản xuất và cơ chế quản lý), yếu tố quyết định là khả năng sáng tạo những tiến bộ công nghệ về mọi mặt và năng lực nắm bắt, làm chủ và áp dụng các công nghệ đó vào thực tiễn của con người. Như thế, việc có tận dụng được lợi thế từ phát triển kinh tế số ở nước ta hay không phụ thuộc vào điều đó.

Việt Nam làm gì để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế số? - 2 1 1
(Ảnh: Internet)

Chúng ta cần làm gì để tận dụng phát triển kinh tế số?

Chắc chắn là chúng ta cần sáng tạo những tiến bộ công nghệ để chuyển đổi kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, từ kinh tế dựa trên cơ chế thủ công – bán tự động sang kinh tế số. Cần có một kế hoạch chi tiết cho sự chuyển đổi đó, trước tiên, theo chúng tôi, nên tập trung vào những lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng và lợi thế phát triển như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, logistics, du lịch và môi trường.

Xin đề cập đến hai nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn và nhóm giải pháp phục vụ phát triển kinh tế số.

Nhóm giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn được phát triển dựa trên nguyên lý tuần hoàn tài nguyên. Vì vậy, các giải pháp cũng xoay quanh nguyên lý này. Tài nguyên đầu vào ban đầu càng quay vòng được nhiều lần, đến mức không còn lại gì cả thì càng hiệu quả. Lấy một vài ví dụ.

  • Nghề may mặc: Sản phẩm chính của nghề may mặc là quần áo. Vải vụn trong nghề may mặc có thể sử dụng làm gối, nệm. Quần áo cũ có thể tái sử dụng làm lớp lót tường cách âm, cách nhiệt, đến khi tường hỏng có thể trở về với tự nhiên, trở thành giá thể,… 
  • Nghề chăn nuôi bò: Sản phẩm chính của nghề nuôi bò là thịt hoặc sữa bò. Phân bò có thể dùng làm giá thể nuôi giun quế, giun quế có thể làm mỹ phẩm, dược phẩm hay thức ăn chăn nuôi, phân giun quế là loại phân bón hữu cơ hảo hạng cho trồng trọt, tốt nhất là trồng cỏ hay bắp (ngô) nuôi bò,…
  • Nghề trồng lúa: Sản phẩm chính của nghề trồng lúa là gạo. Rơm có thể làm giá thể trồng nấm, rạ làm thức ăn chăn nuôi hay phân bón hữu cơ, cám gạo có thể làm mỹ phẩm, dược phẩm hay thức ăn chăn nuôi, vỏ lụa của gạo có thể sản xuất dược phẩm quý, vỏ trấu có thể làm viên nén năng lượng, chế phẩm bảo quản hữu cơ,…

Các công nghệ tuần hoàn chính là những công nghệ thực hiện các quá trình “có thể” đó. Từ cùng một nguyên liệu, ví dụ cám gạo, tùy vào công nghệ áp dụng, có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị khác nhau như công nghệ chiết xuất dược liệu tạo ra dược phẩm, công nghệ hóa sinh tạo ra mỹ phẩm, công nghệ sinh học và chế biến thực phẩm tạo ra thức ăn chăn nuôi,…

Như thế, các công nghệ tuần hoàn rất phong phú, đa dạng, bao trùm mọi lĩnh vực và mang lại những giá trị gia tăng khác nhau. Đây là một không gian rộng lớn và đầy tiềm năng cho các cá nhân và tập thể nghiên cứu sáng tạo ở nước ta, trong đó, lực lượng được kỳ vọng là các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp (start-up). Chúng ta mong muốn sáng tạo ra nhiều công nghệ tuần hoàn mang thương hiệu Việt Nam. Tuy nhiên, không vì thế mà bỏ qua các công nghệ tuyệt vời mà thế giới đã sáng tạo và được ứng dụng rộng rãi. Hướng phù hợp chắc chắn là chọn lọc, áp dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới và sáng tạo những công nghệ độc đáo Việt Nam.

Việt Nam làm gì để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế số? - sh
(Ảnh: Internet)

Nhóm giải pháp phát triển kinh tế số

a/. Giải pháp số hóa dữ liệu

Muốn có kinh tế số phải có DN số. Điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế số là số hóa dữ liệu. Đây là việc mà các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm đại đa số (97%) trong tổng số DN ở nước ta không tự làm được. Vì thế, cần có sự hỗ trợ từ các DN công nghệ chuyên nghiệp.

Dữ liệu cần được số hóa bao gồm: Các dữ liệu trên giấy, còn gọi là các dữ liệu văn bản, mang tính thống kê về các thực thể hay đối tượng tham gia hệ sinh thái sản xuất kinh doanh của DN. Dữ liệu văn bản được số hóa bằng nhiều cách khác nhau như nhập liệu thông qua các phần mềm ứng dụng (như kế toán, quản lý khách hàng,…), quét, nhận dạng và tự động tổ chức các CSDL trong hệ thống. Dữ liệu trạng thái được thu thập bằng các cảm biến, camera, thiết bị đo,… (gọi chung là các IoT). Trong thực tiễn số hóa dữ liệu ở Việt Nam, theo tiêu chí chọn là giải pháp công nghệ thuần Việt, thì giải pháp số hóa dữ liệu văn bản bằng công nghệ nhận dạng, tự động bóc tách dữ liệu và tạo lập các CSDL thông minh có tên là IONE của FSI và công nghệ thu thập và quản trị dữ liệu số thông qua hệ thống IoT của V-SYS là những công nghệ mang lại những đóng góp cụ thể, hiệu quả và được nhiều đơn vị sử dụng.

Đối với từng DN, mục tiêu số hóa dữ liệu là tạo ra phiên bản số đầy đủ của các thực thể và đối tượng tham gia hệ sinh thái sản xuất kinh doanh của mình. Như thế, trong quá trình số hóa dữ liệu, tất cả các thực thể (như tài nguyên, vật tư, năng lượng, lao động,…) hay các đối tượng (như giải pháp công nghệ, phương án, kế hoạch, hợp đồng…) trong mô hình kinh tế tuần hoàn đều được tạo lập phiên bản số. 

Nói rộng ra, ở quy mô quốc gia, số hóa dữ liệu nhằm tạo lập phiên bản số của cả nền kinh tế. Ở đây, có những việc rất khó mà chỉ các DN công nghệ mới làm được là tích hợp, kết nối toàn bộ khối lượng dữ liệu đã được số hóa thành nguồn tài nguyên dữ liệu thống nhất của toàn bộ nền kinh tế hay phiên bản số đầy đủ của nền kinh tế. 

b/ Giải pháp xử lý dữ liệu lớn

Khi dữ liệu đã được số hóa, mọi chi tiết của thế giới thực được phản ánh chính xác trong không gian số (điều mà con người không thể nhìn thấy trong quá khứ) thì người ta có thể tạo ra những thay đổi to lớn mang tính đột phá dựa vào khả năng “Xử lý, tính toán trong không gian ảo, quyết định, điều khiển trong không gian thực”. Vì nắm được mọi thông tin cần thiết nên người ta có thể thử nghiệm, tính toán thoải mái trong không gian số (ảo), đến khi cầm chắc kết quả mới ứng dụng vào thực tế, vì vậy gần như không có rủi ro hoặc có độ rủi ro thấp. 

Nguyên lý “Xử lý, tính toán trong không gian ảo, quyết định, điều khiển trong không gian thực” chính là linh hồn của nền kinh tế số.

Chắc chắn các DN, đặc biệt là các DNVVN, không thể tự thực hiện việc này và đây cũng không phải nhiệm vụ của họ. Việc của họ là ứng dụng các giải pháp, công cụ số mà các nhà cung cấp tạo ra vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của mình thông qua hợp đồng thuê hay mua dịch vụ.

Nghiên cứu, phát triển, cung cấp các giải pháp xử lý dữ liệu lớn là sứ mệnh của các nhà cung cấp dịch vụ số, đứng đầu là các DN công nghệ. Khi đã tạo ra được phiên bản số của cả nền kinh tế thì các công cụ xử lý cũng bao quát một không gian rộng như thế. Chỉ có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mới đủ sức xử lý khối lượng dữ liệu lớn đó dù là cho một lĩnh vực đơn lẻ hay cho nhiều lĩnh vực đồng thời. Rõ ràng khi mọi dữ liệu đã có ở đây thì những hoạt động dựa trên tổ chức và xử lý dữ liệu trước đây như thống kê, kế toán, kiểm toán, lưu trữ,… trở nên vô cùng đơn giản, chất lượng vượt trội vì có thể xâu chuỗi mọi sự kiện hay vụ việc có liên quan. Việc phát triển các ứng dụng số trở nên rất phong phú và hấp dẫn đối với các DN công nghệ vì chắc chắn có sẵn hàng triệu khách hàng và không tồn tại các đối thủ nghiệp dư. Tuy nhiên, thế giới phẳng cũng tạo ra sức ép không nhỏ lên các DN công nghệ VN, vì nhiều nước trên thế giới đã đi trước về chuyển đổi số nên chắc chắn các dịch vụ số cũng đã sẵn sàng xâm nhập vào thị trường VN khi có thị trường.

Trước mắt, có 3 mảng dịch vụ số mà DN quan tâm nhiều nhất, đó là các dịch vụ văn phòng số, nền tảng thiết kế và quản trị quy trình sản xuất và nền tảng hỗ trợ thương mại số. Các dịch vụ văn phòng số (giao dịch, khai báo, đăng ký, hợp đồng, thanh toán, thống kê, kế toàn, lưu trữ,… qua mạng) là những tác vụ mà DN cần trước tiên khi bắt đầu quá trình chuyển đổi số. Nền tảng thiết kế và quản trị quy trình sản xuất là công cụ giúp DN định nghĩa các quy trình sản xuất được giám sát bởi các IoT, giúp giảm nhân công và tiêu hao năng lượng. Có thể lấy những mô hình như “Grab”, “Airbnb”, “Ngân hàng số”, “Quán cà phê số”, “Nuôi thủy sản số”, “Điều khiển lò hơi số”,… làm ví dụ tham khảo. Nền tảng hỗ trợ thương mại số là hệ thống hỗ trợ DN bán hàng. Phương án “dễ chịu” cho các DNVVN hơn cả là DN tham gia một sàn thương mại số kiểu B2B2C như VinShop chẳng hạn. Lúc này, DN chỉ tập trung sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng, việc thương mại giao cho hệ thống VinShop.

 c/ Giải pháp giúp các DN chuyển  đổi số

Các DN, đặc biệt là các DNVVN thực sự lúng túng trước yêu cầu chuyển đổi số. Họ còn e ngại hơn trước những thông tin như 10 năm nữa 80% công tác văn phòng và nhiều việc hiện tại sẽ được số hóa, phần lớn các công việc đơn giản có tính phổ thông như bốc vác, vận chuyển, vệ sinh môi trường,… sẽ do máy đảm nhiệm. Tuy nhiên, họ lại chưa biết rằng chuyển đổi số sẽ mang lại cho họ khối lượng công việc nhiều hơn cùng những lợi ích to lớn để phát triển và thịnh vượng với chi phí thấp hơn mà hiệu quả lại cao hơn ở rất nhiều lĩnh vực khác.Vì thế, cần có giải pháp giúp các DN chuyển đổi số.

Cách đơn giản và hiệu quả nhất là thực hành các giao dịch số. Tập cho các DNVVN làm quen với các giao dịch số như khai báo số (hải quan, thuế, bảo hiểm,..), sử dụng chữ ký số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán số, tiếp cận thương mại số,… Quá trình làm quen này dẫn đến sử dụng các dịch vụ văn phòng số giúp DNVVN giảm thu gọn bộ máy hành chính. Tiếp đến là quá trình số hóa dữ liệu và làm quen với cách tạo ra các mô hình hoạt động mới từ mô phỏng trên máy đến thực tế.

Bên cạnh các giải pháp này, theo chúng tôi, có một nội dung rất quan trọng là giúp DNVVN thay đổi thói quen tư duy, từ lối tư duy tuyến tính (nghĩ theo thói quen, thấy gì làm nấy) sang tư duy tuần hoàn (nghĩ có cân nhắc để chọn phương án tốt nhất). Đây có thể là bài toán khó nhất vì thay đổi thói quen là rất khó, đặc biêt là thói quen suy nghĩ. 

d/ Giải pháp đào tạo nhân lực số

Làm kinh tế số phải có nhân lực số. Đó là tất cả mọi người có mặt trong DN. Không phải các chuyên gia hay kỹ thuật viên chuyên về công nghệ. Điều đòi hỏi ở nhân lực số là tùy vào vị trí làm việc của mình mà cần được đào tạo để nắm được những kỹ năng số cần thiết chứ không phải để giải quyết các vướng mắc về công nghệ.

Đó là các kỹ năng đơn giản như gửi – nhận thư điện tử, tìm kiếm thông tin, thực hiện giao dịch số, khai báo số,… cao hơn như kiểm tra các thông số thu thập từ các IoT, điều chỉnh quy trình sản xuất,… cao hơn nữa như thực hiện các phân tích, dự báo, phát hiện quy luật… Nói chính xác là đào tạo, huấn luyện kỹ năng số để làm việc trong môi trường số.

Thực tế cho thấy, bài học tuyên truyền lệch về CNTT trước đây dẫn đến quan niệm sai lầm là “Việc CNTT do dân CNTT làm” vì thế, nơi nào cũng lập ra bộ phận chuyên trách về CNTT như “Trung tâm điện toán”, “Trung tâm tin học”, “Phòng vi tính”,…  Kết quả là những người không làm CNTT ngày càng xa CNTT hơn còn những người làm CNTT thì ngày càng nghiệp dư hơn. Trong quá trình chuyển đổi số, hiện tượng này sẽ không tồn tại.

Hai bộ giải pháp trên không tách rời nhau. Chúng đi cùng với nhau, tương tác với nhau tạo thành một phong cách chuyển đổi số riêng cũa Việt Nam vì nước ta có những đặc điểm riêng, không giống một quốc gia nào khác.

Có thể bạn quan tâm
Hướng đến sản xuất bền vững, Cobot sẽ được ứng dụng nhiều trong doanh nghiệp

Universal Robots, công ty về robot cộng tác (còn gọi là cobot) đã tổ chức phiên thảo luận trực tuyến “Gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực Cobot” đầu tiên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đánh giá vai trò của cobot trong tương lai.

Sony Việt Nam giảm giá đến 40% trên cửa hàng chính hãng trực tuyến đầu tiên

Sony Electronics Việt Nam chính thức ra mắt cửa hàng trực tuyến chính hãng đầu tiên tại Việt Nam với nhiều quyền lợi và ưu đãi hấp dẫn lên đến 40%

Google Cloud đổi thành Google Workspace, tối ưu trải nghiệm cộng tác

Google Workspace – tên gọi mới của dịch vụ Google Cloud, có thể ví như là một văn phòng ảo trong thế giới số. Tại đây, người dùng có được trải nghiệm thống nhất để kiến tạo, giao tiếp và cộng tác.

Tác động công nghệ, 4 kịch bản cho tương lai ngành sữa

Tetra Pak đã hợp tác với Trường Kinh tế và Quản lý, Đại học Lund (Thụy Điển) thực hiện một nghiên cứu, đưa ra 4 kịch bản cho ngành sữa trong tương lai.

Ra mắt CyPerf – giải pháp thuần đám mây đầu tiên đo kiểm hệ thống mạng

Keysight vừa công bố phần mềm CyPerf đo kiểm hiệu năng và khả năng bảo mật của mạng phân tán, thuần đám mây (cloud-native) đầu tiên trong ngành, giúp các tổ chức đặc tả trải nghiệm người dùng và xác nhận giới hạn hiệu năng của các mạng lai, thiết bị và dịch vụ bảo mật.

Huawei chính thức lên lịch cập nhật Harmony OS

Harmony OS sẽ được cài đặt bắt đầu từ dòng Mate 40 và một số điện thoại Huawei tầm trung.

GiNET trở thành bolttech cung cấp bảo hiểm số

Ngày 5/10, Công ty Cổ phần GiNET Việt Nam và Công ty Cổ phần Môi giới Bảo hiểm GiNET Việt Nam công bố đổi tên thành Công ty Cổ phần Giải pháp số bolttech Việt Nam và Công ty Cổ phần Môi giới Bảo hiểm bolttech Việt Nam, đồng thời tiến hành đổi tên toàn bộ thương hiệu trong những tháng tới.

Vượt qua 7 triệu người tham gia, chàng trai 29 tuổi ẵm giải thưởng hơn 1 tỷ của Học Viện MoMo

Với hơn 7 triệu người chơi với gần 150 triệu trận thi đấu, sàn đấu tri thức Học Viện MoMo đã kết thúc bằng đêm chung kết 4/10, chọn ra 8 người nhận 100 triệu đồng và giải quán quân 1 tỷ đồng được trao cho thí sinh Chu Hoàng Phương (Hà Nội).

VOS: Hệ điều hành Android tùy biến duy nhất đạt được chứng nhận FIDO2

Chứng chỉ FIDO2 vừa được Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới (FIDO Alliance) cấp cho hệ điều hành VOS được sử dụng trên các dòng điện thoại Vsmart.

MobiFone và FPT bắt tay hợp tác chiến lược chuyển đổi số

Ngày 2/10, tại Hà Nội, MobiFone và FPT đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, tận dụng các thế mạnh công nghệ của hai bên, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.