Việt Nam có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền cao nhất khu vực

Theo báo cáo tình hình an ninh mạng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Microsoft vừa công bố tại Security Endpoint Threat Report 2019 (tạm dịch: Báo cáo về các mối đe dọa bảo mật điểm cuối năm 2019), Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) cao nhất trong khu vực.

Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương bị tấn công ransomware

Theo báo cáo, Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục có tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng malware và ransomware cao hơn mức trung bình – lần lượt là 1,6 và 1,7 lần so với thế giới. 

Mặc dù tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng malware đã giảm 29% so với năm trước đó, ở mức 8,77% vào năm 2019, Việt Nam vẫn nằm trong top 3 khu vực về tỷ lệ này.

Về tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng ransomware, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia đứng đầu khu vực, ở mức 0,17% năm 2019. Tỉ lệ này dù đã giảm 26% so với năm trước, nhưng vẫn cao gấp 3, 4 lần mức trung bình của khu vực.

Bà Mary Jo Schrade, Giám đốc Bộ Phận Tội Phạm Công Nghệ Cao, Microsoft châu Á lý giải – “Thông thường, tỷ lệ nhiễm malware cao có liên quan tới tỷ lệ vi phạm bản quyền và ý thức cá nhân về an toàn mạng, bao gồm hoạt động vá và cập nhật phần mềm thường xuyên. Theo đó, các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao hơn và ý thức cá nhân về an toàn mạng thấp hơn có xu hướng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ các cuộc tấn công mạng. Việc vá, sử dụng phần mềm hợp pháp và cập nhật phần mềm có thể hạn chế khả năng nhiễm malware và ransomware”.

Tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử

Báo cáo cũng ghi nhận, tỷ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử ở Việt Nam đạt mức 0,10% trong năm 2019, đứng thứ ba toàn khu vực. Dù đã giảm 71% so với năm 2018, tỷ lệ này vẫn cao gấp 2 lần mức trung bình trong khu vực và trên toàn cầu. Trong các cuộc tấn công này, máy tính của nạn nhân bị nhiễm mã độc khai thác tiền điện tử, tạo lỗ hổng để tội phạm lợi dụng sức mạnh tính toán của máy tính mà nạn nhân không hề hay biết.

Các cuộc tấn công Drive-by download đánh cắp tài chính và sở hữu trí tuệ

Về số lượng xảy ra các cuộc tấn công Drive-by download ở châu Á – Thái Bình Dương, số liệu báo cáo cho hay, sau khi giảm 27% so với năm 2018 đã xuống mức 0,08 – ngang bằng với các khu vực còn lại trên thế giới. Trong khi đó, số lượng tấn công Drive-by download tại Việt Nam giảm 19%, đạt mức 0.21 trong năm vừa qua và đứng thứ 4 toàn khu vực. Con số này cũng cao hơn 2,6 lần mức trung bình của khu vực và thế giới.

Mặc dù số lượng tấn công này trong khu vực giảm, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng các trung tâm kinh tế tài chính của khu vực, như Singapore và Hong Kong là các quốc gia ghi nhận số lượng tấn công cao nhất năm 2019, cao hơn gấp 3 lần mức trung bình của khu vực và toàn cầu.

Phương thức tấn công Drive-by download là mã độc sẽ được tự động tải xuống máy tính của người dùng khi họ truy cập một website hoặc điền một biểu mẫu. Sau đó, kẻ tấn công sẽ thông qua những mã độc này đánh cắp mật khẩu hoặc thông tin tài chính của nạn nhân. Tội phạm mạng sử dụng phương thức tấn công này thường để đánh cắp thông tin tài chính hoặc sở hữu trí tuệ.

Lợi dụng đại dịch Covid-19 giả danh lừa đảo

Dữ liệu của nhóm Microsoft Intelligence Protection cũng chỉ ra rằng, mọi quốc gia trên thế giới đều gặp phải ​​ít nhất một cuộc tấn công có chủ đề Covid-19, và dường như số lượng các cuộc tấn công thành công ở các quốc gia bị ảnh hưởng lớn của đại dịch ngày một gia tăng do nỗi lo sợ và nhu cầu tìm kiếm thông tin ở các quốc gia này cao hơn.

Trong số hàng triệu tin nhắn lừa đảo (phishing) có mục tiêu được ghi nhận trên toàn cầu mỗi ngày, khoảng 60.000 trong số đó bao gồm tệp đính kèm độc hại hoặc URL độc hại liên quan đến đại dịch Covid-19. Những kẻ tấn công mạo danh những cơ quan, tổ chức lớn như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Bộ Y tế để xâm nhập vào hộp thư đến của người dùng. 

Bà Mary Jo Schrade giải thích thêm, các mối đe dọa sử dụng chủ đề Covid-19 chủ yếu lặp lại các phương thức tấn công cơ bản hiện có và được điều chỉnh một chút nội dung để có liên quan tới đại dịch. Điều này có nghĩa những kẻ tấn công đã sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có của chúng, như ransomware, phishing và các công cụ phát tán malware khác, sau đó thêm các từ khóa Covid-19 để lợi dụng nỗi sợ hãi của cộng đồng. Khi người dùng nhấp vào các liên kết độc hại này, kẻ tấn công có thể xâm nhập vào mạng, đánh cắp thông tin và kiếm tiền từ các cuộc tấn công này.

Có thể bạn quan tâm
Họa sỹ Trung Quốc “cài cắm” hình ảnh lưỡi bò vào dự án của World Wildlife Fund?

Hình ảnh đồ họa illustrator của một họa sỹ người Trung Quốc đang gây phẫn nộ trên các diễn đàn cộng đồng mạng xã hội Việt Nam, sau khi người này đưa hình ảnh lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc vào dự án với xác nhận đối tác là Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF).

Tương lai: AI có thể hoạt động độc lập mà không cần kết nối Internet

Các kỹ sư Viện công nghệ MIT (Massachusetts Institute of Technology, Hoa Kỳ) cho biết vừa thiết kế chip xử lí mới, cho phép AI có thể hoạt động độc lập mà không cần phải kết nối tới siêu máy tính thông qua Internet và điện toán đám mây.

Công cụ AI biến khuôn mặt độ phân giải pixel thấp thành ảnh thực tế siêu phẩm

Một công cụ chỉnh sửa ảnh mới được thiết kế bởi nhóm lập trình tại Đại học Duke ở Durham, Bắc Carolina đã biến hóa ra các hình ảnh sắc nét hơn, độ phân giải cao hơn từ các bức ảnh cũ, mờ, độ phân giải thấp.

Ứng dụng CNTT trong dạy và học tại TP.HCM

Ngày 23/6, Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp với Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu – Tập đoàn FPT tổ chức hội thảo “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy và học tại TP.HCM”.

FaceApp chuyển giới: tiếp tục bị FBI, các chuyên gia bảo mật cảnh báo ở mức cao

Hàng trăm ngàn người dùng đang chia sẻ hình ảnh thú vị của họ được chỉnh sửa bằng ứng dụng FaceApp và họ cũng quên rằng ứng dụng này bị các chuyên gia bảo mật và cả FBI cảnh báo không an toàn.

Ứng dụng FaceApp “chuyển giới” và nguy cơ lộ quyền riêng tư

FaceApp, ứng dụng đến từ Nga bắt đầu phổ biến trở lại trên mạng xã hội, sau khi ra mắt bộ lọc “hoán đổi giới tính” miễn phí.

Thuê bao 5G toàn cầu sẽ đạt đỉnh 190 triệu cuối năm 2020

Trong Bản Báo cáo Di động Ericsson tháng 6/2020 do Ericsson vừa công bố, số thuê bao 5G trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt đỉnh 190 triệu vào cuối năm 2020, và tăng lên 2.8 tỉ vào cuối năm 2025.

Lên kệ Samsung Galaxy S20 Ultra màu giới hạn

Ngày 19/6, phiên bản giới hạn Samsung Galaxy S20 Ultra trắng thiên vân đã chính thức lên kệ với mức giá 29,9 triệu đồng.

Ra mắt ASUS VivoBook S dành cho thế hệ Z tự tin, đầy năng lượng

Bộ ba VivoBook S13/S14/S15 mới ASUS vừa ra mắt thị trường Việt Nam dành cho thế hệ Z nổi bật không chỉ với 4 sắc màu trẻ trung, thiết kế phím ENTER viền vàng neon, cấu hình còn mạnh mẽ khi trang bị vi xử lý Intel Core thế hệ 10 và 512GB SSD.

Liệu có chặn được web phim lậu như phimmoi.net?

Khi người dùng vẫn còn thích xem phim nhưng lại không muốn trả tiền thì việc chặn các trang phim lậu là không thể. Điển hình như phimmoi.net, khi bị chặn chỉ cần đổi tên thành phimmoiz.net là lại hoạt động bình thường.