Việt Nam đưa 10 gram hạt giống thảo mộc lên trồng trên trạm vũ trụ quốc tế

Năm 1946, NASA phóng một tên lửa V-2 mang theo hạt ngô để quan sát chúng bị ảnh hưởng như thế nào bởi bức xạ. Kể từ đó, cộng đồng khoa học đã biết được nhiều điều về tác động của môi trường không gian đối với sự nảy mầm của hạt giống, quá trình trao đổi chất, di truyền, hóa sinh và thậm chí cả sản xuất hạt giống. Ảnh: @NASA.

Nằm trong dự án “Chương trình hạt giống du hành vũ trụ” – AhiS, mới đây Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đưa 10 gram hạt giống thảo mộc mọc tự nhiên có giá trị dược liệu vào không gian.

Một ngày nào đó chúng ta sẽ thuộc địa hóa không gian? Liệu con cái chúng ta có đến thăm được các hành tinh khác không? Để đạt được những mục tiêu như vậy, chúng ta sẽ cần phải giải quyết một thách thức quan trọng: làm thế nào để tự kiếm ăn trong thời gian dài ở xa Trái đất. Thế nên, thử nghiệm trồng hạt giống trong không gian là sứ mệnh hết sức quan trọng.

Việt Nam đưa 10 gram hạt giống thảo mộc lên trồng trên trạm vũ trụ quốc tế - hat giong 1
Ảnh: @NASA.

Không những thế, một chuyến đi đến sao Hỏa sẽ mất hàng tháng, và khám phá độ sâu của thiên hà sẽ còn mất nhiều thời gian hơn. Việc cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho du khách là một trở ngại đáng kể. Mặc dù dự trữ thực phẩm là một lựa chọn, nhưng việc lưu trữ đủ để kéo dài nhiều tháng sẽ gây ra những hạn chế về trọng lượng và không gian trong tàu vũ trụ.

Trong dự án “Chương trình hạt giống du hành vũ trụ” – AhiS tiến hành từ cuối năm 2020, các nước trong khu vực đã gửi các mẫu hạt giống thảo mộc lên module Kibo trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS), thông qua các quy trình của Tổ chức KIBO-ABC. Viện Công nghệ vũ trụ, với vai trò là đầu mối của Việt Nam tại APRSAF đã đăng ký với KIBO-ABC tham gia 2 dự án về hạt giống và Robot.

Việt Nam đưa 10 gram hạt giống thảo mộc lên trồng trên trạm vũ trụ quốc tế - hat giong 2
Ảnh: @NASA.

Cụ thể, Viện Công nghệ vũ trụ và Viện Nghiên cứu khoa học Tây nguyên – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã lựa chọn được 10 gram hạt giống của các thảo mộc như Đảng sâm (Codonopsis javanica (Bl.) Hook.f.et Thomas); Lưỡng luân chân vịt (Diplocyclos palmatus (L.) Jeffrey) và một số hạt giống thực vật có giá trị trang trí hoặc tinh dầu thơm như: Bóng nước eberhardt (Impatiens eberhardtii Tard), Cúc sao nhái (Cosmos bipinnatus Cav), Hoa mào gà (Celosia cristata) phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của JAXA.

Các mẫu hạt giống này sau khi kiểm tra tại Cục bảo vệ thực vật đã được gửi sang JAXA vào tháng 3/2021 để đưa vào quy trình kiểm định, đóng gói gửi lên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS. Theo tiến độ được đề ra, trong tháng 4/2021, phía JAXA sẽ chuyển toàn bộ số hạt giống này sang NASA và chuyển lên trạm ISS bằng tên lửa đẩy SpaceX-22 trong tháng 5/2021.

Lúc này, các mẫu hạt giống ở trên sẽ được gieo trồng cùng lúc ở mặt đất song hành với trên Trạm ISS, sau đó các chuyên gia sẽ xem xét hình thái của cây, hương thơm, biểu hiện biến đổi gene, năng suất hoa, quả…trên ISS. Theo dõi chúng theo quy trình đã được định sẵn trong 30 ngày, sau đó chúng được làm lạnh và chuyển xuống Trái đất, và cuối cùng các chuyên gia sẽ thực hiện các phép so sánh về mặt sinh học, thực vật học các cây ở hai môi trường khác nhau.

Ngoài ra, chương trình khoa học thám hiểm vũ trụ thú vị này đồng thời là cơ hội để các quốc gia tham gia chọn ra các loại hạt giống đặc hữu, phổ biến hoặc có ý nghĩa biểu trưng nhất, các mẫu hạt giống này cũng sẽ được sử dụng trong giáo dục và các chương trình nghiên cứu khoa học của mỗi quốc gia và khu vực.

Riêng tại Việt Nam, các mẫu hạt giống này sẽ được chuyển lại cho Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu.

Tương tự vào tháng 8/2020, có 9 quốc gia tham gia chương trình nghiên cứu thực vật “Hạt giống cho tương lai châu Á” do Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản khởi xướng, nhằm thực hiện khai thác triệt để những vật liệu vô giá này. Các nhà khoa học tham gia chương trình nghiên cứu này muốn theo dõi, quan sát xem trong môi trường không gian vũ trụ có ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống ra sao.

Việt Nam đưa 10 gram hạt giống thảo mộc lên trồng trên trạm vũ trụ quốc tế - hat giong 3
Ảnh: @NASA.

Theo các nhà khoa học, hạt giống được các quốc gia lựa chọn làm đại diện gửi vào không gian vũ trụ trong thời gian 4 tháng, sau đó được đem đi gieo trồng nhằm xác định mức độ phơi nhiễm bức xạ khác nhau, cũng như môi trường vi trọng lực sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc gen của chúng như thế nào.

Cụ thể như Thái Lan đã chọn quốc hoa của mình là cây bò cạp vàng hay muồng hoàng yến (ratchaphruek); Malaysia thì chọn húng quế (hương nhu tía) và New Zealand chọn hạt giống cây pohutukawa- một biểu tượng mang ý nghĩa lịch sử -văn hóa đối với người dân ở đảo quốc nam bán cầu. Đài Loan quyết định chọn 4 giống cây đặc trưng gồm kinh giới trắng Formosa, ớt chuông, hướng dương và lan hồ điệp Phalaenopsis equestris- loại hoa lan có nguồn gốc Đài Loan.

Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm
Bị phạt 2,8 tỷ USD, giá trị cổ phiếu Alibaba bỗng nhiên tăng vọt

Giá trị cổ phiếu của Alibaba tại Hồng Kông đã tăng 8% trong phiên giao dịch đầu ngày 12/4 sau khi công ty này bị Cục Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc (SAMR) phạt 2,78 tỷ USD vì vi phạm chống độc quyền.

Microsoft đàm phán mua Nuance giá 16 tỷ USD để sở hữu công nghệ nhận dạng giọng nói

Một báo cáo từ CNBC hôm 11/4 cho biết, Microsoft được cho là đang trong quá trình đàm phán nhằm mua lại công ty nhận dạng giọng nói Nuance Communications, và thương vụ có thể được công bố trong hôm nay (12/4).

Facebook xóa 16.000 nhóm mua và bán các đánh giá giả mạo về sản phẩm

Facebook đã xóa 16.000 nhóm bán hoặc mua các đánh giá giả mạo về sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng của mình sau khi bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Anh can thiệp lần thứ hai.

Top 10 smartphone bán chạy nhất toàn cầu tháng 1/2021

Counterpoint Research đã chia sẻ số liệu thống kê về những dòng smartphone phổ biến nhất trong tháng 1/2021 được người dùng chọn mua nhiều nhất.

Yêu cầu doanh nghiệp bán độc quyền, Alibaba bị phạt 2,78 tỷ USD

Ngày 10/4, Cục Quản lý Thị trường Nhà nước (Trung Quốc) đã phạt công ty thương mại điện tử Alibaba 18,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,78 tỷ USD) vì các hành vi được cho là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Samsung sẽ bắt tay với một thương hiệu máy ảnh nổi tiếng để nâng cấp camera di động?

Samsung đang đàm phán với nhà sản xuất máy ảnh Nhật Bản Olympus để sản xuất mô-đun máy ảnh cho điện thoại thông minh Samsung trong tương lai.

iPhone 12 vi phạm bằng sáng chế, tòa án triệu tập cùng lúc Apple và Qualcomm

Mới đây có thông tin rằng, Apple và Qualcomm phải trả lời lệnh triệu tập của tòa án. Theo vụ việc, công nghệ 5G cụ thể mà hai công ty sử dụng trên iPhone 12 đã bị cáo buộc vi phạm bằng sáng chế hiệu chuẩn tần số vô tuyến.

Giới thiên văn rối bời trước loài sứa không gian bí ẩn vừa xuất hiện

Các nhà thiên văn học chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì giống như vậy trước đây. Vật thể không gian bí ẩn chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này có tên khoa học là USS Jellyfish.

HMD Global định hình lại thương hiệu Nokia với loạt smartphone 2021

Loạt smartphone Nokia 2021 được phân thành ba phân khúc sản phẩm gồm Nokia C, Nokia G và Nokia X, không đơn thuần là chuyện đổi tên sản phẩm, điều này cho thấy HMD Global đang muốn thay đổi định vị, đối tượng khách hàng, chiến lược sản phẩm

Hoa Kỳ thêm 7 công ty chế tạo siêu máy tính của Trung Quốc vào danh sách đen

Mỹ tiếp tục kìm hãm công nghệ của Trung Quốc, và lần này họ nhắm vào các siêu máy tính cung cấp sức mạnh cho quân đội Trung Quốc.