Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, Kaspersky phát hiện và ngăn chặn tổng cộng 47.602.256 tấn công brute force vào giao thức Remote Desktop Protocol (RDP – giao thức kết nối máy tính từ xa) tại Việt Nam. Đây cũng là khoảng thời gian doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Theo thống kê về RDP từ Kaspersky, con số tấn công này chiếm 42% các nỗ lực tấn công nhằm vào những người dùng sử dụng giải pháp của Kaspersky ở khu vực Đông Nam Á có cài đặt RDP của Microsoft trên máy tính.
Tấn công brute force sử dụng thủ thuật đoán thử đúng-sai để dò tất cả các tổ hợp có thể để tìm ra thông tin đăng nhập, khóa mã hóa dữ liệu hoặc tìm ra một trang web ẩn. RDP là một giao thức độc quyền được phát triển bởi Microsoft, cung cấp cho người dùng giao diện để kết nối với một máy tính khác thông qua kết nối mạng.
Dù brute force là phương pháp tấn công không mới nhưng nó vẫn hiệu quả và phổ biến với các hacker. Bằng cách nhắm mục tiêu vào một thiết bị chạy hệ điều hành Windows và sử dụng RDP, sau đó tìm cặp mật khẩu hoặc thông tin đăng nhập RDP chính xác, các hacker có thể truy cập từ xa vào máy chủ và thu lại nhiều lợi ích, như: thu lợi từ quảng cáo, thu thập dữ liệu hoạt động, đánh cắp dữ liệu cá nhân, phát tán phần mềm độc hại gây gián đoạn công việc, tấn công hệ thống để thực hiện các hoạt động độc hại và gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng trang web.
So với cùng kỳ năm 2020, số nỗ lực tấn công người dùng thông qua RDP tại Việt Nam tăng 37%. Lý giải nguyên nhân gia tăng các cuộc tấn công brute force, các chuyên gia cho rằng nửa đầu năm 2021 là giai đoạn các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Hơn nữa, tình hình phức tạp của dịch bệnh cũng tạo cơ hội cho tội phạm mạng lợi dụng việc các công ty gấp rút chuyển sang hình thức làm việc tại nhà và thiếu sự chuẩn bị cũng như cấu hình máy chủ RDP kém để thực hiện việc tấn công brute force.
Ông Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky châu Á – Thái Bình Dương nhận định, cuộc khủng hoảng về an toàn sức khỏe đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và tác động đến cuộc sống kết hợp công việc và đời sống cá nhân của chúng ta. Các nhân viên hiện đang tích cực chấp nhận những thay đổi để theo đuổi sự tự do và linh hoạt hơn, sử dụng công nghệ để làm chủ một tương lai mới. Các công ty hiện phải thích nghi và tái cấu trúc để môi trường làm việc hiện đại hiệu quả hơn, bền vững hơn và quan trọng nhất là đảm bảo sự an toàn.
Khi tình trạng làm việc tại nhà sẽ có thể tiếp tục, Kaspersky khuyến nghị người sử dụng lao động và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ: Hãy thiết lập một mật khẩu mạnh; Chỉ truy cập RDP thông qua VPN của doanh nghiệp; Kích hoạt Network Level Authentication (NLA); Nếu có thể, hãy bật xác thực hai yếu tố; Nếu không sử dụng RDP, hãy tắt nó và đóng cổng 3389; Sử dụng một giải pháp bảo mật đáng tin cậy.
Ngoài ra, các công ty cần giám sát chặt chẽ các chương trình đang được sử dụng và cập nhật chúng trên tất cả các thiết bị của công ty một cách kịp thời. Đây không phải là công việc dễ dàng đối với nhiều công ty hiện nay, bởi vì quá trình chuyển đổi vội vàng sang làm việc từ xa đã buộc nhiều người phải cho phép nhân viên làm việc hoặc kết nối với các tài nguyên của công ty từ máy tính tại nhà của họ. Do đó, theo lời khuyên của Kaspersky, doanh nghiệp cần cung cấp khóa đào tạo cơ bản về giữ an toàn cho máy tính và hệ thống mạng cho nhân viên của công ty; Sử dụng các mật khẩu mạnh, phức tạp và các mật khẩu khác nhau để truy cập vào các tài nguyên của công ty; Sử dụng xác thực đa yếu tố hoặc xác thực hai yếu tố, đặc biệt khi truy cập vào thông tin tài chính hoặc đăng nhập vào mạng công ty; Nếu có thể, hãy sử dụng mã hóa trên các thiết bị được sử dụng cho mục đích công việc; Cho phép truy cập RDP thông qua VPN công ty; Luôn chuẩn bị các bản sao lưu của dữ liệu quan trọng; Sử dụng giải pháp bảo mật doanh nghiệp đáng tin cậy với khả năng bảo vệ khỏi mối đe dọa mạng như Kaspersky Endpoint Security for Business.
Tại Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit 2021), FPT tiếp tục đưa ra những định hướng chiến lược và các chương trình hành động cụ thể trong các lĩnh vực trọng điểm như tài chính – ngân hàng, giao thông, y tế…, đồng hành trong cuộc chuyển đổi số quốc gia tại tất cả các trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.
Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng VR để kiểm tra kỹ năng lái xe của những người 65 tuổi trở lên. Quốc gia này có kế hoạch thử nghiệm và triển khai chương trình vào năm 2025.
Thông tin được đại diện OPPO chia sẻ tại Hội nghị Snapdragon Tech Summit 2021. Bên cạnh đó, OPPO sẽ tiếp tục hợp tác với Qualcomm Technologies để thúc đẩy sự phát triển của 5G và khai phá những cải tiến smartphone thế hệ tương lai.
Ngày 1/12, Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (VECOM) cùng Liên Minh Chuyển Đổi Số DTS và Học viện chuyển đổi số IM GROUP vừa công bố thành lập Phân viện Blockchain và Tài sản số đầu tiên tại Việt Nam.
Dòng bảng ghi chú kỹ thuật số ViewBoard Notepad và bảng viết kỹ thuật ViewBoard Pen Display đều sở hữu thiết kế nhỏ gọn, được ViewSonic sản xuất hướng tới đối tượng giáo viên và học sinh.
Ngày 1/12/2021, tại trụ sở Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã diễn ra lễ ký kết “Thỏa thuận hợp tác Chiến lược về Chuyển đổi số giữa Công ty cổ phần FPT và Tổng Công ty Phát điện 1”.
Hai công ty điện toán lượng tử Cambridge Quantum và Honeywell Quantum Solutions đã hợp tác sáp nhập để đẩy nhanh sự phát triển và áp dụng tính toán lượng tử.
Samsung vừa chính thức giới thiệu tại Mỹ mẫu điện thoại Galaxy A13 5G có giá bán chỉ 250 USD, biến nó trở thành lựa chọn 5G hấp dẫn nhất của thương hiệu Hàn Quốc này.
Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi trước công chúng, Richard Moore- Giám đốc Cơ quan Tình báo Bí mật của Anh gợi ý rằng, những quốc gia có công nghệ thông minh tiên tiến nhất sẽ thống trị các vấn đề thế giới, trong đó Bắc Kinh và Moscow đang ‘đổ tiền’ vào những tiến bộ công nghệ giúp họ định hình lại hoạt động gián điệp và địa chính trị.
Văn phòng Ủy viên Thông tin của Vương quốc Anh (ICO) đã tạm thời phạt công ty nhận dạng khuôn mặt Clearview AI số tiền 17 triệu bảng vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu của Vương quốc Anh.