Việt Nam chuyển đổi số chậm chạp, làm thế nào để gỡ nút thắt?

Ảnh minh họa

Sau gần 2 năm thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, hàng trăm cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm, workshop đã diễn ra trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước về chuyển đổi số, nhiều chương trình, dự án đã được phê duyệt, nhưng thực tế cho thấy quá trình chuyển đổi số ở nước ta vẫn diễn ra rất chậm, với nhiều người, khái niệm “chuyển đổi số” còn khá mơ hồ. Tại sao có hiện tượng đó?

Bài này, chúng tôi xin chia sẻ một góc nhìn nhằm đóng góp cho việc nhận diện bản chất của chuyển đổi số trong bối cảnh cụ thể ở nước ta và xa hơn, cùng tìm kiếm những giải pháp phù hợp cho quá trình chuyển đổi vô cùng quan trọng đó. 

Chúng ta đang ở đâu?

Về mặt thời gian, chúng ta đang cùng thời (2022) với các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hóa số của nhân loại, chúng ta đang tụt hậu khá xa.

Việt Nam chuyển đổi số chậm chạp, làm thế nào để gỡ nút thắt? - JibqJh4IxVoh1Y BVnc7Pk1k8eVw0DjckkLCAPSzLr THCyEjSQWsBh2LA h1XBIArKnSGsYGSmfeFKsc1gLKx c1cCV08zDfJuE
Quá trình tiến hóa số gồm 3 giai đoạn

Quá trình tiến hóa số của nhân loại diễn ra qua 3 giai đoạn và trong các khoảng thời gian như sau:

Số hóa (Digitization): Là quá trình số hóa dữ liệu, biến dữ liệu tương tự (analog) thành dữ liệu số (digital), được thực hiện trong suốt quãng thời gian 1967 – 2000. Cao trào của quá trình này diễn ra từ 1993 đến 2000 với sự hình thành hàng loạt các văn phòng không giấy tờ. Ở nước ta, quá trình này hiện nay đang diễn ra và chưa thể nói là sắp hoàn thành vì nhiều văn phòng vẫn sử dụng văn bản giấy là chính. So sánh tương đối, quá trình số hóa ở Việt Nam đi chậm hơn thế giới khoảng 30 năm. Hình tròn màu vàng đầu tiên biểu diễn vị trí này trong hình vẽ trên.

Xây dựng mô hình sản xuất mới dựa trên công nghệ số (Digitalization): Là quá trình xây dựng những mô hình sản xuất mới dựa trên công nghệ số với mục tiêu sáng tạo ra một phương thức sản xuất mới có những ưu điểm vượt trội so với phương thức sản xuất truyền thống, trước tiên là về năng suất lao động. Đây là quá trình phát triển hào hứng bậc nhất của cả nhân loại vì từ kết quả số hóa dữ liệu, người ta nhận ra rằng có thể giải phóng con người khỏi một số công việc mà con người không muốn làm hoặc làm không đạt như ý muốn cho máy thực hiện. Những công việc mà con người “ưu tiên” giao cho máy làm thay mình là những việc nặng nhọc, độc hại, nhàm chán hay cần có độ chính xác cao. Vì mục đích này, người ta nghiên cứu, sáng tạo ra các cơ chế tự động thông minh (còn gọi là các hệ thống vật lý – số, tiếng Anh là cyber physical system – CPS) và từng bước ứng dụng chúng vào quy trình sản xuất của mình, vừa làm vừa điều chỉnh cho tới khi đạt được sự “ăn ý” tốt nhất giữa người và máy khi cùng thực hiện chung một quy trình sản xuất. Quá trình này được khởi động trong thập niên 1990, phát triển bùng nổ và hoàn thiện vào nửa sau của thập niên 2000. Phương thức sản xuất mới này được gắn với quá trình bản chất của nó là “Xử lý tính toán trong không gian số, quyết định, điều khiển trong thế giới thực”. 

Ở Việt Nam, quá trình này đang khởi đầu và phát triển khá chậm bởi những đặc điểm riêng trong phát triển KTXH của đất nước. Ở các nước tiên tiến, quá trình xây dựng phương thức sản xuất mới dựa trên công nghệ số chỉ tập trung vào ứng dụng các công nghệ số là chính vì họ đã phát triển kinh tế tuần hoàn từ 20 năm trước và đang phát triển mạnh mẽ kinh tế chia sẻ. Ở nước ta, nền kinh tế hiện nay (2022) vẫn là kinh tế tuyến tính. Chắc chắc chúng ta phải phát triển kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ song song với phát triển kinh tế số. 

Việt Nam chuyển đổi số chậm chạp, làm thế nào để gỡ nút thắt? - 0Be0x537YPvvdk0 IdjOhjx2sDkIN lrslUoxoULPIP

Điểm tắc nghẽn trong quá trình tiến hóa số ở nước ta hiện nay chính xác là đang diễn ra ở đây. Trong 2 năm vừa qua, nhiều hội nghị hội thảo về chuyển đổi số đã diễn ra. Tuy nhiên, những nội dung cần được đề cập là những mô hình sản xuất mới trong các lĩnh vực KTXH của nước ta như trong Nông nghiệp, Công nghiệp, Du lịch, Thương mậi, Logistics, Y tế, Giáo dục,… được phát triển dựa trên công nghệ số như thế nào thì khá mờ nhạt, trong khi những nội dung về hạ tầng và các sản phẩm điện tử hóa (như CRM, ERP,…) luôn chiếm vị trí trung tâm. Tại sao có hiện tượng đó? Phải chăng, nhân vật chính trong vai diễn xây dựng mô hình sản xuất mới chưa xuất hiện? 

Xây dựng mô hình sản xuất mới trong từng lĩnh vực chỉ có thể thực hiện bởi các chuyên gia của lĩnh vực đó. Ví dụ, các chuyên gia nông nghiệp xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các chuyên gia logistics xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ logistics mới. Với họ, công nghệ số là một trong những công cụ và phương tiện để xây dựng mô hình sản xuất mới. Trong thực tế, để xây dựng mô hình sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong kỷ nguyên số, người ta phải áp dụng hàng loạt các công nghệ cao đa ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ robot và tự động hóa, công nghệ xử lý môi trường,… cùng với các cơ chế tự động thông minh trong giám sát độ pH, độ mặn, lượng oxy hòa tan, hàm lượng mitrate, nitríte trong nước và điều khiển các cơ chế chấp hành để tự động xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất mà phản ứng vật lý của con người không theo kịp. Mô hình sản xuất mới này mang lại năng suất lao động cao gấp vài trăm % so với phương thức sản xuất truyền thống và giá trị gia tăng cũng tăng vượt trội, từ khoảng 5 triệu/ha/năm có thể lên tới 100 triệu/ha/năm hay cao hơn. Những mô hình tương tự như thế trong mọi lĩnh vực mới là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn digitalization. Nước ta đang thiếu trầm trọng các mô hình sản xuất như vậy trong tất cả các lĩnh vực từ quản lý nhà nước đến kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Chuyển đổi số (Digital trasformation): Là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất cũ (truyền thống) sang phương thức sản xuất mới. Đây là quá trình chuyển đổi toàn diện, từ thể chế (cụ thể là các quy định của luật pháp) đến tập quán sản xuất, từ thói quen sinh hoạt đến văn hóa cộng đồng,… tất cả đều thay đổi. Quá trình này diễn ra từ từ theo khả năng mà con người có thể đưa được những tri thức của thời đại vào ứng dụng thực tiễn và trưởng thành dần, hoàn thiện dần trong bối cảnh một xã hội tiến bộ không ngừng.

Vì thiếu các mô hình sản xuất mới như đã đề cập ở trên nên chương trình chuyển đổi số ở nước ta bị cuốn vào một vòng xoáy tạm gọi là “bẫy điện tử hóa” (bị cuốn vào các dự án điện tử hóa theo quan niệm truyền thống). Lối thoát duy nhất là phải vượt qua được cái bẫy đó (cũng là cách để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình) là thực hiện chuyển đổi số bằng ý chí và nỗ lực phi thường của tất cả mọi người, vì chuyển đổi số là quá trình tự thân của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và doanh nghiệp.

Cùng bàn hướng tháo gỡ nút thắt

Để gỡ nút thắt trong chuyển đổi số hiện nay, chắc chắn chúng ta cần tập trung vào xây dựng các mô hình sản xuất mới làm mẫu trong tất cả các ngành, lĩnh vực, trước tiên là những ngành kinh tế đặc trưng của Việt Nam như Nông nghiệp, Công nghiệp chế biến, Thương mại, Logistics,… 

Theo nội dung đã trình bày trên (mục digitalization), việc xây dựng các mô hình sản xuất mới này chắc chắn phải dựa trên việc phát triển và ứng dụng các cơ chế tự động thông minh để giám sát và điều khiển quy trình sản xuất áp dụng các nguyên tắc tuần hoàn hóa và chia sẻ tài nguyên. Sự hình thành các mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả rõ rệt trong thực tiễn là chỗ dựa cho quá trình chuyển đổi số diễn ra. Như thế, chìa khóa của quá trình chuyển đổi số nằm ở khả năng tạo ra các cơ chế tự động thông minh hay (các CPS) để áp dụng vào quy trình sản xuất do các chuyên gia chuyên ngành thiết lập nhằm mục đích tự động hóa quy trình đó. Được biết ở nước ta, các phương pháp và công cụ phục vụ cho mục tiêu này đã hội đủ. 

Việc xây dựng, áp dụng và làm quen với phương thức sản xuất mới thường không diễn ra nhanh chóng bởi sự trì hoãn của tập quán đã hình thành từ lâu và mức độ cảm thụ công nghệ của các chuyên gia chuyên ngành. Vì thế, quá trình chuyển đổi số sẽ diễn ra từ từ, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, tùy khả năng của từng tổ chức hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, đã là một quá trình tất yếu khách quan thì chuyển đổi số chắc chắn sẽ diễn ra. 

Việc áp dụng các cơ chế tự động thông minh vào thực tế còn mang lại sự thay đổi rất quan trọng là các dữ liệu trạng thái của hệ sinh thái sản xuất được các thiết bị IoT thu thập tự động chứ không phải con người. Điều này dẫn đến sự thay đổi toàn diện trong tổ chức và xử lý dữ liệu của doanh nghiệp. Sự hình thành các hệ thống quản lý doanh nghiệp thông minh cũng bắt đầu từ đây.

Kết luận

Các địa phương ở Việt Nam có bối cảnh và điều kiện phát triển riêng của mình. Vì thế, cần phát triển kinh tế số theo phương pháp phù hợp với những đặc điểm đó. Với đa số các địa phương, Nông nghiệp, Du lịch, Logistics và Môi trường là những lĩnh vực nổi bật nhất. Vậy, phát triển mô hình kinh tế số nên bắt đầu từ những lĩnh vực này. 

Nói chung, các tỉnh lân cận trong cùng một vùng kinh tế có nhiều đặc điểm giống nhau, nên các địa phương có thể chung tay xây dựng “Trung tâm phát triển các mô hình sản xuất mới” với sự tham gia của các doanh nghiệp và chuyên gia chuyên ngành giỏi và cùng chia sẻ kết quả (một dạng của kinh tế chia sẻ) thì tốc độ chuyển đổi số có thể sẽ diễn ra nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm
Triển khai chuỗi cửa hàng Samsung Premium Stores ủy quyền đầu tiên tại Việt Nam

Những cửa hàng ủy quyền Samsung Premium Stores (SPS) đầu tiên được Samsung hợp tác cùng hệ thống bán lẻ Minh Tuấn Mobile và ShopDunk đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 17/1/2022 tại Hà Nội và TP.HCM.

Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu tặng khách hàng 88 chỉ vàng mừng Tết 2022

hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu sẽ trao tặng 88 chỉ vàng cùng hàng ngàn quà tặng nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022.

Ukraine cáo buộc tin tặc Nga tấn công các trang web của chính phủ

Ukraine đã cho rằng các tin tặc đến từ Nga đã đứng sau một cuộc tấn công mạng lớn, làm xáo trộn hàng chục trang web của chính phủ nước này.

Vật liệu lượng tử, niềm hy vọng giúp giảm tiêu thụ năng lượng

Các nhà nghiên cứu Úc đã phát hiện ra rằng việc sử dụng vật liệu lượng tử có thể làm giảm đáng kể năng lượng được sử dụng trong công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT).

Khi AI can thiệp vào việc điều trị các bệnh di truyền và ung thư

Bằng trí tuệ nhân tạo (AI), giờ đây người ta có thể xác định được các dị dạng tế bào khi các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách nhằm giải quyết những loại vấn đề di truyền này để ngăn ngừa bệnh tật.

Thần tích Việt bay trong vũ trụ Metaverse

Không chỉ “bắt trend” làn sóng metaverse đang bùng nổ khắp thế giới, nhiều tài năng trẻ của Việt Nam còn ôm tham vọng đưa hình ảnh, văn hoá Việt Nam vào thế giới ảo.

Làn sóng Blockchain Việt Nam, lướt hay lặn?

Làn sóng blockchain đang nở rộ tại Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều dự án mới của người Việt thu hút hàng chục triệu USD đầu tư từ quốc tế, các dự án khiến năm 2022 được dự đoán là năm bùng nổ của blockchain.

Game NFT: giữa hai bờ sáng tối

Trào lưu GameFi vừa chơi game vừa kiếm tiền đang nở rộ khắp hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng nghe về những triệu phú mới nổi, mỗi tuần lại đọc tin về tựa GameFi mới ra mắt, tất cả cùng tạo nên một cơn sốt ‘tiền ảo’ và ‘GameFi’. Đây có phải là cơ hội làm giàu? GameFi là gì?

Facebook đối mặt với vụ kiện tập thể 3,2 tỷ USD tại Anh

Công ty mẹ Facebook, Meta Platforms, đang phải đối mặt với vụ kiện tập thể trị giá 3,2 tỷ USD tại Anh vì cáo buộc lạm dụng vị trí thống trị thị trường bằng cách khai thác dữ liệu cá nhân của 44 triệu người dùng.

Nhóm giám sát Đức không tìm thấy công cụ kiểm duyệt trên điện thoại Xiaomi

Một nhóm giám sát của Đức được thuê để điều tra cáo buộc từ Lithuania trong tháng 9/2021 liên quan đến việc điện thoại Xiaomi có thể kiểm duyệt các điều khoản nhất định.