Việt Nam chịu số lần tấn công mạng cao nhất khu vực APAC

​Việt Nam mặc dù có thứ hạng thấp về nguy cơ rủi ro (thứ 11), nhưng lại chịu số lần tấn công mạng cao nhất, do thiếu khung pháp lý toàn diện để điều chỉnh bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, thiếu sự chuẩn bị trước các cuộc tấn công mạng - theo báo cáo Deloitte Cyber Smart: Enabling APAC business report (Thông minh mạng: Kích hoạt doanh nghiệp châu Á Thái Bình Dương) vừa công bố. ​

Báo cáo phân tích nguy cơ mạng, sự chuẩn bị và cơ hội của 12 nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), được thực hiện bởi tài trợ của VMware. Theo báo cáo, cơ hội tăng trưởng GDP của toàn khu vực lên tới 145 tỉ đô-la Mỹ trong vòng 10 năm tới nếu các doanh nghiệp áp dụng một phương thức tiếp cận bảo mật đa lớp từ lõi nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục, đồng thời thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới.

Chỉ ra tác động của tấn công mạng, báo cáo cho biết các doanh nghiệp lớn với hơn 500 nhân viên ở khu vực APAC có thể tổn thất tới 30 triệu đô-la Mỹ cho một vụ tấn công bảo mật; và đối với doanh nghiệp vừa với 250-500 nhân viên, chi phí này ít nhất là 96.000 đô-la Mỹ. Khi nền kinh tế số tiếp tục phát triển ở mỗi quốc gia thì nguy cơ bị tấn công mạng cũng tăng theo. Việc có sự chuẩn bị phù hợp từ trước sẽ giảm thiểu rủi ro đối với các doanh nghiệp cũng như tránh được những chi phí phát sinh từ một cuộc tấn công.

Một phần trong báo cáo là Chỉ số Thông minh Mạng 2020 (VMware-Deloitte Cyber Smart Index 2020) đánh giá mức độ rủi ro mạng của từng quốc gia trong khu vực, sự chuẩn bị sẵn sàng của họ với những nguy cơ cũng được công bố. Theo đó, Việt Nam mặc dù có thứ hạng thấp về nguy cơ rủi ro (thứ 11), nhưng lại chịu số lần tấn công mạng cao nhất. Việc thiếu một khung pháp lý toàn diện để điều chỉnh bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư cũng đồng nghĩa với việc quốc gia này thiếu sự chuẩn bị trước các cuộc tấn công mạng.

Singapore đứng đầu về chỉ số thông minh mạng, trở thành quốc gia có sự chuẩn bị tốt nhất trong khu vực APAC, đạt điểm cao trong tất cả các chỉ số về sự chuẩn bị sẵn sàng, với khung pháp lý hiệu quả và sự nhận biết của các tổ chức về rủi ro mạng cao. Mặc dù vậy, Singapore là quốc gia có nguy cơ rủi ro cao nhất trong khu vực APAC với tỉ lệ ứng dụng ICT cao nhất.

Nhật Bản đứng thứ 3 về nguy cơ rủi ro mạng và thứ 2 về sự chuẩn bị sẵn sàng trong khu vực APAC. Úc đứng thứ 3 về sự chuẩn bị sẵn sàng, và thứ 4 về nguy cơ gặp rủi ro trong khu vực. Úc đặc biệt có khung pháp lý, đào tạo và hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D) về an ninh mạng mạnh trong khu vực. Hàn Quốc có sự chuẩn bị sẵn sàng tương đối tốt, với tỷ lệ cao về hoạt động R&D và thời gian phản ứng nhanh với các mối đe dọa mạng.

Malaysia đi trước các quốc gia khác trong khu vực với mức độ nguy cơ thấp do có mức độ tuân thủ pháp lý mạnh và một cơ chế đảm bảo quyền riêng tư hiệu quả mặc dù khả năng tổ chức lại tương đối thấp. Thái Lan xếp thứ 8 về sự chuẩn bị sẵn sàng và thứ 9 về nguy cơ gặp rủi ro, nhưng quốc gia này có tỷ lệ tấn công mạng nằm trong mức cao nhất của khu vực APAC, nguyên do là việc sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị trực tuyến cũng như gia tăng mối quan tâm tới các đồng tiền ảo. Indonesia xếp hạng thấp hơn so với các quốc gia ASEAN mặc dù có nền kinh tế lớn và quá trình số hóa đang ngày càng tăng, chủ yếu bởi lĩnh vực dịch vụ nhỏ.

Ông Phạm Việt Thắng, Giám đốc quốc gia, VMware Việt Nam cho biết, trong xu thế thị trường đang hình thành một lực lượng lao động di động, doanh nghiệp thì áp dụng mô hình chuyển đổi số, đòi hỏi các doanh nghiệp cần triển khai hệ thống bảo mật đa lớp từ lõi để đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh. Nhờ áp dụng bảo mật đa lớp từ lõi, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu quy mô tấn công, thay vì tìm và ngăn chặn các mối đe dọa, thì có thể chủ động ngăn chặn sớm các kẻ tấn công tiềm tàng. Với chiến lược bảo mật đa lớp từ lõi, ứng dụng công nghệ VMware ngay bên trong các lớp hạ tầng mạng để triển khai bảo mật tới mọi ứng dụng, mọi đám mây và qua mọi thiết bị, giúp giảm rủi ro cho các ứng dụng quan trọng, dữ liệu nhạy cảm…

Ô Lâu

iPhone 5G có thể bị trì hoãn đến năm 2021 trong trường hợp xấu nhất

Mặc dù Apple vẫn sẽ ra mắt iPhone mới vào tháng 9 năm nay, tuy nhiên do những hạn chế về nguồn cung bởi sự bùng phát của Covid-19 có thể khiến Apple trì hoãn phát hành bản iPhone 5G đến tận năm 2021.

Giải mã việc Xiaomi vượt mặt Huawei, vươn lên vị trí thứ ba thế giới

Trong tháng 2, Xiaomi bán được 6 triệu chiếc smartphone trên toàn cầu, nhiều hơn Huawei 500.000 chiếc, qua đó qua giành vị trí nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới.

41 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam bị lộ thông tin tài khoản

Thành viên VOW của diễn đàn Readforums chuyên dành cho hacker, vừa chia sẻ một gói dữ liệu chứa thông tin của 41 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam.

Người Việt chi tiêu hơn 500 ngàn đồng/ngày qua Ví điện tử

Mỗi ngày, bình quân một người dùng ví điện tử tại Việt Nam thực hiện khoảng 1,6 – 2,2 giao dịch qua ví điện tử, với giá trị trung bình 230.000 – 274.000 đồng/giao dịch.

Chùm ảnh thế giới tĩnh lặng một cách đáng sợ

Khắp nơi trên thế giới đang trải qua thời kỳ ảm đạm nhất trong lịch sử, đường phố vắng lặng, giờ giới nghiêm, thiết quân luật, các ca nhiễm bệnh tăng cao và nhiều nơi mất kiểm soát.

Người dùng có thể tự đo nồng độ cồn và biết mức phạt bằng smartphone

Ứng dụng TTGT Tp Hồ Chí Minh vừa được bổ sung một tính năng mới cho phép người dùng rượu bia có thể tự đo nồng độ cồn, biết tình trạng sức khoẻ cũng như mức phạt tương ứng khi lái xe.

Cuộc đua giao – nhận hàng online mùa dịch

Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại Việt Nam hiện nay đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng, từ việc phải đến tận nơi để mua hàng thì giờ đây “nhà nhà” chuyển sang mua sắm online. Từ đó, thúc đẩy nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng cao, và cuộc chiến giao – nhận hàng giờ đây đã thay đổi theo chiều hướng mới.

Ngắm bộ tranh vẽ bằng điện thoại “Những anh hùng thầm lặng”

Bộ tranh được vẽ bằng điện thoại của nữ sinh viên Đại học Kinh Tế (ĐH Đà Nẵng) đang nhận được hàng ngàn lượt thích và chia sẻ của cộng đồng mạng.

Tặng miễn phí 6 tháng sản phẩm bảo mật cho các tổ chức y tế

Kaspersky tặng miễn phí 6 tháng các sản phẩm bảo mật điểm cuối cho những tổ chức y tế nhằm giúp các tổ chức được bảo vệ khỏi mối đe dọa trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lan rộng. Theo các chuyên gia bảo mật, các thiết bị y tế, bao gồm cả máy trợ thở cần được cấu hình và cập nhật đúng.

Học trực tuyến sao cho hiệu quả mà không mệt?

Khi đại dịch Coronavirus đang tiếp tục có chiều hướng diễn biến khó lường, thời gian đi học lại vẫn chưa thể xác định, nhiều trường học trên cả nước đã chủ động đẩy mạnh áp dụng phương thức dạy học qua mạng, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thông qua tin nhắn, email, Facebook của lớp, Zalo Group, trang web của trường hoặc sổ liên lạc điện tử…