Việc thiếu chip là “an ninh quốc gia” ở một số nước

Một nhà phân tích tại Moody’s cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của riêng họ khi nguồn cung đang thiếu hụt trên toàn cầu vì “đó là vấn đề an ninh quốc gia”.

Nhận xét về sự thiếu hụt chip, Phó Giám đốc tại Moody’s Analytics, Timothy Uy, cho biết, “Tôi nghĩ vấn đề chính thực sự là nguồn cung mới khó có và nhu cầu tăng đột biến sẽ không giảm bớt nhanh chóng. Về cả phía cung và cầu, tôi cho rằng các công ty đang điều chỉnh. Các chính phủ cũng đang vào cuộc vì họ coi đây là vấn đề an ninh quốc gia theo một nghĩa nào đó”.

Chip bán dẫn rất quan trọng để tạo ra nhiều loại sản phẩm. Chúng có trong smartphone, máy chơi game như PS5, các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, đồng hồ báo thức và thậm chí cả ô tô. Chúng cũng được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu, nơi có đầy các máy chủ máy tính.

Chip bán dẫn có mặt ở khắp mọi nơi, nếu không có chúng, rất nhiều sản phẩm sẽ không hoạt động. Ngành công nghiệp ô tô đang điêu đứng vì tình trạng này. Nhiều nhà máy sản xuất ô tô buộc phải ngừng sản xuất do tình trạng thiếu chip toàn cầu. Đáng chú ý, một số báo cáo cho biết tình trạng thiếu chip có thể kéo dài đến năm 2023.

Việc thiếu chip là "an ninh quốc gia" ở một số nước - 2 2

Tại sao thiếu chip toàn cầu

Ông Uy cho biết, sản xuất chip bán dẫn là một quá trình phức tạp, tốn nhiều vốn và kéo dài nhiều tuần sản xuất. Chưa hết, có thể còn mất nhiều thời gian hơn để phân phối chúng. Theo ông Uy, nguồn cung mới không thể được tạo ra ngay lập tức, và đôi khi có thể mất nhiều năm để nguồn cung mới có sẵn vì các nhà máy cần được xây dựng và trang bị công nghệ thích hợp.

Bản chất thâm dụng vốn của chất bán dẫn cũng khiến việc sản xuất chỉ tập trung vào tay một số công ty, và các rào cản gia nhập đối với các công ty mới càng tăng lên khi các thế hệ chip mới ra mắt. Quy trình sản xuất mỗi thế hệ chip bán dẫn là khác nhau. Vì các chip mới hơn có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn nên điều này mang lại cho các nhà sản xuất lớn nhiều động lực hơn để đầu tư vào sản xuất của họ thay vì chuyển hướng nguồn lực để tăng công suất cho các chip thế hệ cũ.

Đó là một phần lý do tại sao ngành công nghiệp ô tô đang gặp khó khăn. Theo ông Uy, ô tô yêu cầu hàng nghìn con chip thế hệ cũ hơn so với smartphone và các thiết bị khác cần một số ít chip mới hơn. May mắn là để giải quyết bài toán nhu cầu chip cho ô tô, các nhà sản xuất chip lớn như TSMC, Samsung Electronics và UMC đã đầu tư vốn để xây dựng các nhà máy mới.

Việc thiếu chip là "an ninh quốc gia" ở một số nước - 3 1

Các quốc gia đang làm gì để thúc đẩy nguồn cung chip

Cùng với các nhà sản xuất chip nói trên, các chính phủ đã cam kết chi tiêu vốn và đang theo đuổi các chính sách để tăng năng lực sản xuất chip cũng như tạo ra các chuỗi cung ứng địa phương có thể phá vỡ các nút thắt cổ chai về sự thiếu hụt chip như thời gian vừa qua.

Ví dụ, Hàn Quốc đã công bố một chương trình trị giá khoảng 450 tỷ USD cho đến năm 2030 bao gồm các khoản đầu tư của doanh nghiệp. Quốc gia này cũng đã tăng cường lợi ích về thuế để giúp các nhà sản xuất chip của mình cạnh tranh hơn.

Trong khi đó, Trung Quốc đã thành lập các quỹ quốc gia trị giá hàng tỷ USD để đầu tư vào các nhà sản xuất chip trong nước nhằm bắt kịp các công ty như Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan. Còn với Mỹ, quốc gia này đã thông qua dự luật công nghệ và sản xuất bao gồm 52 tỷ USD để tài trợ cho các sáng kiến nghiên cứu, thiết kế và sản xuất chất bán dẫn. Liên minh Châu Âu cũng chuẩn bị cam kết tài trợ đáng kể để mở rộng sản xuất chất bán dẫn cho EU.

Sự tham gia của chính phủ có thể giúp sân chơi bình đẳng và giảm bớt một số áp lực thiếu hụt – đặc biệt là giá chip nhớ. Một khi các chính phủ “về cơ bản trợ cấp và cung cấp nhiều hỗ trợ gián tiếp cũng như trực tiếp cho các doanh nghiệp địa phương hay các doanh nghiệp nhỏ hơn để tham gia vào việc sản xuất chip cấp thấp hơn, từ đó sẽ làm tăng nguồn cung” và có thể lấp đầy sự thiếu hụt nguồn cung cho các nhà sản xuất ô tô.

Theo CNBC

Có thể bạn quan tâm
OPPO ra mắt công nghệ camera ẩn dưới màn hình thế hệ 3

Công nghệ camera ẩn dưới màn hình thế hệ 3 được OPPO phát triển dựa trên sự kết hợp những cải tiến về phần cứng và các thuật toán độc quyền, mang đến sự cân bằng giữa chất lượng màn hình và camera.

Startup Việt doanh thu 3,4 tỷ USD nộp thuế “0 đồng”

Mặc dù đạt doanh thu đến 3,4 tỷ USD nhưng Công ty Sky Mavis không nộp đồng tiền thuế nào trong 6 tháng đầu năm 2021.

Cảnh báo: Người dân cẩn trọng khi mua bộ kit test nhanh Covid-19 qua mạng

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số vừa đưa ra khuyến cáo người dân cẩn trọng khi mua kit test nhanh Covid-19 trực tuyến, chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.

Chuyển đổi số – những thách thức và cơ hội của doanh nghiệp ngành sản xuất

Ngày 12/8, Hitachi Vantara Việt Nam phối hợp cùng Oracle NetSuite sẽ tổ chức buổi hội thảo trực tuyến về chuyển đổi số với mục tiêu giúp các doanh nghiệp trong ngành sản xuất tối ưu hiệu suất vận hành và đạt mục tiêu lợi nhuận.

Bộ TT&TT ban hành yêu cầu kỹ thuật với Tường lửa ứng dụng web và Sản phẩm quản lý, phân tích sự kiện an toàn thông tin

“Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm Tường lửa ứng dụng Web” và “Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin” vừa được Bộ TT&TT ban hành tại các Quyết định số 1126 và 1127.

Rào cản lớn nhất của ngân hàng số là xây dựng được lòng tin từ khách hàng

Chương trình Tọa đàm trực tuyến IDG TekTalk! với chủ đề “Phát triển Ngân hàng số – Mô hình và Giải pháp” đã được IDG Việt Nam tổ chức diễn ra ngày 3/8 nhằm chia sẻ và cung cấp những kinh nghiệm, giải pháp phát triển ngân hàng số, với sự tham gia của những lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản lý thông tin dữ liệu tại Việt Nam.

Ông Dương Anh Đức, PCT UBND TP.HCM: Không có chuyện từ chối tiêm vaccine sẽ bị phạt

Ngày 3/8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, việc tổ chức tiêm vaccine tại TP.HCM là trên tinh thần tự nguyện, không có chuyện không đồng ý tiêm sẽ bị xử phạt.

Ra mắt 3Dmanufacturer – nền tảng tuỳ biến và báo giá tự động in 3D đầu tiên tại Việt Nam

Hôm nay 4/8, công ty cung cấp giải pháp 3D toàn diện – 3D Smart Solutions (gọi tắt là 3DS) chính thức giới thiệu 3Dmanufacturer – Nền tảng tuỳ biến và báo giá tự động in 3D đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Giải pháp được áp dụng công nghệ tự động của nhà cung cấp AMFG – Autonomous Manufacturing.

Hệ thống thành phố thông minh Trung Quốc bị nghi vấn sau trận ngập lụt tàn phá ở Trịnh Châu

Hai dự án thành phố thông minh ở Trịnh Châu đã bị chỉ trích, vì hoạt động không tốt trong đợt lũ lụt tồi tệ nhất vừa qua.

Bộ Y tế: Người đã tiêm mũi 1 vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng loại đó

Sáng nay 4/8, Bộ Y tế cho biết cả nước đã ghi nhận thêm 4.271 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.HCM với 2.365 ca. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã gửi công văn hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng Covid-19 cho người dân.