Vì sao số lượng mối đe dọa trực tuyến tại Việt Nam đang giảm mạnh?

Tác động của đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam vào năm 2021 đã tạo ra xu hướng làm việc tại nhà ngày càng gia tăng. Mặc dù có nhiều tội phạm mạng lợi dụng việc các công ty đang gấp rút chuyển sang hình thức làm việc từ xa, song số liệu thống kê mới nhất từ ​​Kaspersky Security Network (KSN) đã ghi nhận số lượng các cuộc tấn công mạng đã giảm.

Cụ thể, trong năm 2021, Kaspersky đã phát hiện và chặn tổng cộng 63,482,728 vụ tấn công mạng khác nhau lây lan qua Internet trên máy tính người dùng thuộc KSN tại Việt Nam. Đây là con số thấp nhất trong vòng 5 năm qua, giảm 871,402 vụ so với năm 2020.

Tỷ lệ người dùng Việt Nam bị tấn công bởi các mối đe dọa từ Internet trong giai đoạn này là 41,5%, tương ứng vị trí thứ 32 trên toàn cầu về số lượng các cuộc tấn công trực tuyến. Trong khi đó, Philippines là quốc gia có số lượng người dùng bị tấn công trực tuyến cao nhất Đông Nam Á, với 51,5%, tương ứng với vị trí thứ 4 trên toàn thế giới.

Số liệu từ Kaspersky cũng cho thấy số vụ trong năm 2021 giảm đáng kể so với các năm trước, với tổng số 162,913,157 mối đe dọa liên quan đến phần mềm độc hại phát tán qua USB, CD, DVD và các phương thức ngoại tuyến khác.

So với năm 2020, số lượng các mối đe dọa ngoại tuyến ở Việt Nam đã giảm 38,3%, từ 268,515,947 vụ. Theo báo cáo này, 56,7% người dùng Việt Nam bị tấn công bởi phần mềm độc hại lây lan, xếp thứ 31 trên toàn cầu và giảm 23 bậc so với năm trước.

Một trong những đóng góp to lớn về việc giảm số lượng các cuộc tấn công mạng vào năm 2021 là những nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo ra một không gian mạng an toàn. Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều xác định an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số quốc gia. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã cơ bản hoàn thành việc triển khai các Trung tâm điều hành, giám sát an ninh mạng và được kết nối với hệ thống của Trung tâm An ninh mạng quốc gia (NCSC).

Các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh. Họ cũng biết cách khai thác lợi thế và chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình chuyển đổi số – ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết thêm. Tuy nhiên, một con số thấp hơn không có nghĩa là an toàn 100%. Điều quan trọng cần lưu ý là tội phạm mạng hiện nay ưu tiên chất lượng hơn số lượng, các vụ vi phạm dữ liệu cấp cao và các cuộc tấn công ransomware vào năm ngoái trên toàn cầu và ở khu vực Đông Nam Á cho thấy điều đó. Vì vậy tất cả các bên liên quan và người dùng ở Việt Nam cần tiếp tục giữ vững và xây dựng một không gian mạng an toàn hơn cho mọi người

Khi Việt Nam đã chuyển sang chế độ bình thường mới, nhiều nhân viên quay trở lại văn phòng, các chuyên gia Kaspersky khuyến nghị các doanh nghiệp cần tuân thủ các giải pháp bảo mật an ninh mạng khi làm việc tại nhà và duy trì bảo mật cho các thiết bị đầu cuối của công ty (sử dụng VPN, EDR và ​​các hệ thống phát hiện xâm nhập trên các thiết bị đầu cuối sẽ đảm bảo nhân viên của bạn trở lại công việc tại chỗ một cách an toàn). Kiểm tra các dịch vụ quan trọng nội bộ và cập nhật hệ thống nội bộ ngay lập tức nếu có bất kỳ máy chủ nào chưa được vá trong hệ thống. Sử dụng xác thực đa yếu tố, đặc biệt khi truy cập vào thông tin tài chính hoặc đăng nhập vào mạng công ty. Cung cấp cho nhân viên khóa đào tạo nâng cao nhận thức về bảo mật hiệu quả. Luôn chuẩn bị các bản sao lưu của dữ liệu quan trọng. Sử dụng giải pháp bảo mật doanh nghiệp đáng tin cậy với khả năng bảo vệ khỏi mối đe dọa mạng, như Kaspersky Endpoint Security for Business.

Có thể bạn quan tâm
MSI giới thiệu loạt laptop sẽ về Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, MSI tiếp tục tập trung vào thị trường gaming và nhóm sáng tạo nội dung với một loạt laptop đều được trang bị bộ xử lý Intel Core thế hệ 12 và card đồ họa Geforce RTX 30 mới nhất của NVIDIA.

Tham gia 13 đề cử, Viettel thắng trọn 13 giải Vàng tại giải bảo mật quốc tế CEA 2022

Cybersecurity Excellence Awards 2022 – Giải thưởng quốc tế uy tín về bảo mật, an ninh mạng mới đây vừa công bố Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security – VCS) xuất sắc giành giải Vàng tại 13/13 đề cử tham dự.

Ấn tượng trải nghiệm vẽ chân dung với bút S Pen của Galaxy S22 Ultra

Buổi trải nghiệm Galaxy S22 Ultra do FPT Shop tổ chức ngày 20/2 có chủ đề “Galaxy Gallery – Siêu bút S Pen” với các góc trải nghiệm sản phẩm được bài trí theo 4 cột mốc gắn liền với 4 siêu phẩm của Samsung.

Trí tuệ nhân tạo có thể làm con người tốt hơn hoặc bất ổn hơn

Nhiều người lo sợ rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là dấu chấm hết của loài người. Và các chuyên gia đã đưa ra ý kiến của mình.

Tỷ phú Bill Gates: “Một đại dịch khác đang đến”

Người đồng sáng lập của Microsoft, tỷ phú Bill Gates nói với đài CNBC hôm 18/2 rằng, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng từ Covid-19 đã “giảm đáng kể”, nhưng một đại dịch khác đang đến là điều gần như chắc chắn.

Người thứ 3 trên thế giới đã được chữa khỏi HIV bằng tế bào gốc

Một phụ nữ ở Mỹ được cho là đã trở thành người thứ ba trên thế giới được chữa khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc.

Pin mặt trời không cần ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng

Ý tưởng về các tấm pin mặt trời không cần ánh sáng mặt trời nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng điều đó đã được thực hiện nhờ một đột phá mới về công nghệ.

iPhone 14 Pro sẽ có RAM 8GB

Dòng iPhone 14 có thể trở thành loạt iPhone đầu tiên có RAM 8GB, tương đương mức RAM cơ bản của Galaxy S22 và nhiều điện thoại Android cao cấp khác gần đây.

Thay đổi chính sách quyền riêng tư, Google giảm khả năng theo dõi của các ứng dụng Android

Ngày 16/2 vừa qua, Google đã đưa ra thông báo sẽ áp dụng hạn chế các quyền riêng tư mới, qua đó làm giảm khả năng theo dõi của các ứng dụng trên nền tảng Android.

Các hệ thống bán lẻ tiếp tục chương trình đặt trước Galaxy S22 giai đoạn 2

Sau giai đoạn 1, các hệ thống bán lẻ tiếp tục chương trình đặt trước dòng Galaxy S22 với một chút thay đổi ưu đãi kèm theo.