Vào đêm giao thừa Tết dương lịch đón năm mới 2020 vừa qua, nhiều chiếc drone bay trên bầu trời bị lực lượng chức năng bắn hạ quanh các khu vực bắn pháo hoa ở TP.HCM. Không chỉ ở Việt Nam, ở khắp nơi trên thế giới drone đã và đang trở thành mối nguy hại cho an ninh quốc gia.
Tại Việt Nam luật quy định tất cả các chuyến bay của drone đều phải được xin phép. Theo đó, các hoạt động bay không người lái trên lãnh thổ Việt Nam đang được điều chỉnh bởi các Nghị định 36/2008/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 159/QĐ-BQP. Tất cả các chuyến bay phải được xin phép trước 7 ngày với Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu.
Drone dần bị kiểm soát chặt ở nhiều nơi trên thế giới
Ở Mỹ, drone phải được đăng ký với cục hàng không liên bang (FFA), người lái còn phải qua một bài thi để được cấp phép lái drone, trọng lượng của drone không được quá 250g cho tất cả các nhu cầu sử dụng cá nhân và chuyên nghiệp. Các giới hạn khác như drone không được bay ở tốc độ 160km/h hay không được bay quá 120m cũng như không được bay ở những nơi có đông người tụ tập….
Ở Anh, người lái drone cũng phải hoàn thành bài thi trực tuyến để được trả phí 9 bảng/năm để lái drone. Tất cả các drone phải được đăng ký để kiểm soát về trọng lượng, cấp biển đăng ký và khả năng xác thực danh tính để cơ quan quản lý kiểm soát cả khi drone đang bay.
Mới nhất từ ngày 2/1/2020, Singapore bắt buộc những drone có trọng lượng trên 250g đều phải đăng ký với CAAS (Cơ quan hàng không dân dụng Singapore). Mỗi drone đăng ký với phí 15 đôla Sing để mua nhãn dán có bảng số để kiểm soát. Chỉ những người trên 16 tuổi mới được lái drone. Drone khi bay phải đảm bảo đủ điều kiện an toàn, nếu không đủ giấy phép hoạt động sẽ bị phạt đến 50.000 đô la Sing cho lần đầu vi phạm và tăng gấp đôi ở lần vi phạm tiếp theo. Việc bay vào các khu vực cấm, không tuân thủ chỉ định của nhân viên thực thi liên quan đến việc kiểm soát các hoạt động bay hoặc các động tác có thể gây nguy hiểm cho người khác sẽ bị phạt rất nặng với hình phạt có thể lên đến 10 năm tù giam.
Các nguy cơ từ drone
Dịp quốc khánh Singapore, một thanh niên đã điều khiển done vào khu vực diễu hành đã bị bắt giữ với mức án tù 1 năm và 15.000 đô la Sang tiền phạt.
Cuối năm 2018, 2 chiếc drone đã bay vào đường băng sân bay Gatwick ở Luân Đôn, Anh làm cho hơn 1000 chuyến bay bị hoãn vào dịp Giáng sinh ảnh hưởng đến 140.000 hành khách.
Drone nỗi ám ảnh của các sân bay
Giữa tháng 12/2019, tờ China Comment (trang thông tấn chính thức của Trung Quốc) cho biết các băng nhóm tội phạm đã khai thác khủng hoảng dịch lợn châu Phi bằng cách dùng drone để phát tán mầm bệnh cho các trang trại nhằm ép người nông dân phải bán lợn với giá rẻ mạt. Các nông dân đã tự vệ bằng cách phá sóng radio để ngăn chặn. Hậu quả một loạt chuyến bay qua thành phố Triều Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông) bị mất tín hiệu GPS và công nghệ theo dõi ADS-B (xác định vị trí của máy bay thông qua định hướng vệ tinh) đã không hoạt động.
Cũng trong tháng 12/2019, hành khách trên máy bay Airbus A350 của Vietnam Airlines bị một phen hoảng hốt khi suýt va vào vật thể bay lạ nghi là drone ở chiều ngược lại. Trước đó hồi tháng 10, máy bay A321neo của Vietjet Air cũng bị móp mũi khi thực hiện chặng bay TPHCM – Phú Quốc mà không có dấu hiệu va đập bởi chim.
Drone rất khó bị bắn hạ
Với kích thước nhỏ, tốc độ di chuyển nhanh, rất khó có thể theo dõi drone đang bay trong khu vực cấm. Trong vụ việc ở sân bay Gatwick, dù trước đó đã có hàng trăm người thấy drone nhưng không có bất kỳ thiết bị ghi hình nào kịp ghi lại.
Các hệ thống radar hiện đại được thiết kế để phát hiện những chiếc máy bay lớn tốc độ siêu thanh ở độ cao hàng nghìn km trên không cũng vô dụng với drone vì thiết bị này quá nhỏ và hoạt động ở độ cao rất thấp so với khả năng quan sát được của radar.
Giải pháp hữu hiệu nhất hiện tại là ngắt kết nối giữa drone và người điều bằng cách phá sóng vô tuyến hoặc sử dụng hệ thống GPS để chiếm quyền buộc máy bay phải hạ cánh hoặc trở về điểm bắt đầu. Tuy vậy giải pháp vẫn có hạn chế bởi tầm hoạt động ngắn khó theo được một chiếc drone đang di chuyển ở phía xa trên bầu trời.
Tuy vậy giải pháp chỉ hữu hiệu với những chiếc drone dân dụng, và gần như vô dụng với những drone cao cấp hoặc được thiết kế đặc biệt có thể vượt qua được bộ phát sóng, ví dụ chiếc Skyraider của hãng Aeryon với chế độ “Dark Mode” có thể che dấu hoàn toàn các hoạt động và sự liên kết trực tiếp với người điều khiển.
Quân đội Mỹ cũng đưa giải pháp bắn hạ drone bằng cách điều động một trung đội trang bị súng máy bắn liên tục vào một điểm cố định trên quỹ đạo bay của drone. Cách này không sử dụng được trong khu vực đông người và khả năng bắn hạ cũng không cao.
Tương lai Drone sẽ là vũ khí chiến tranh đáng sợ
Sự phát triển của drone tưởng chừng vô hại trong suốt thời gian dài đặc biệt là những món đồ chơi bay được của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Song song với thời gian đó, Mỹ phát triển các thiết bị bay không người lái cao cấp hơn.
Không thể phủ nhận lợi ích của drone trong các công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tầm hoạt động lớn và dễ dàng di chuyển đến những nơi khó có thể tiếp cận tới. Tuy vậy, drone đang được các tổ chức tội phạm tận dụng để khủng bố, giao nhận ma túy, do thám bất hợp pháp, phát tán dịch bệnh… là những gì mà các chính phủ quan tâm nhiều hơn.
Tham chiến từ xa – không gây thiệt hại về người với chi phí cực thấp Iran đang nước đứng đầu công nghệ và xuất khẩu tên lửa. Trong cuộc tấn công ngày 14/9 Saudi Arabia dù được trang bị hệ thống phòng không tiên tiến cũng không phát hiện được cuộc tấn công vào nhà máy dầu của Iran bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái, cho thấy sự áp đảo của các máy bay nhỏ như drone.
Món đồ chơi vô hại của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường Mỹ, các điểm nhạy cảm ở Mỹ đang được gấp rút bảo vệ bởi các công nghệ chống drone. Song song đó Mỹ đã bổ sung đến hơn 20 dự luật để hạn chế drone. Trong đó có dự luật cấm cơ quan quân sự Mỹ mua drone của Trung Quốc và dự luật An ninh Drone 2019, đã được đệ trình lên 2 viện để trở thành luật. Nội dung luật nhằm ngăn chặn chính phủ liên bang và các tiểu bang mua drone của Trung Quốc, cũng như đặt ra thời hạn loại bỏ những drone của Trung Quốc đang sử dụng.
Sử dụng drone để đánh bom cảm tử hoặc phát tán chất độc, dịch bệnh là nguy cơ có thể thấy rõ ràng
Hiện tại, những chiếc máy bay không người lái quân sự, ngoài việc do thám đã trở thành vũ khí rất khó bị bắn hạ. Chỉ trong thời gian ngắn, những chiếc máy bay không người lái rẻ tiền đã thay đổi cục diện nhiều cuộc chiến, khiến những chiếc phản lực có nguy cơ bị xóa sổ khỏi danh sách các vũ khí chiến tranh.
Phiến quân sử dụng những món đồ chơi rẻ tiền đã gây thiệt hại không nhỏ đến các nước như Iraq, Syria, Lebanon, đặc biệt là với Saudi Arabia, nơi có lực lượng không quân hiện đại vẫn bị thiệt hại nặng nề bởi drone.
Các nước liên tục phát triển mạnh những chiếc máy hay không người lái nhỏ gọn, giá rẻ nhưng cực kỳ hiệu quả đã thay đổi vị thế của những chiếc máy bay chiến đấu hiện đại tốc độ siêu thanh khiến cho những nước có sức mạnh về quân sự phải thay đổi các chiến thuật phòng không.
Vsmart đã chính thức công bố ra mắt sản phẩm Active 3, mẫu smartphone camera selife trượt đầu tiên của thương hiệu Việt với mức giá khởi điểm từ 4,5 triệu đồng.
Có rất nhiều sự kiện quan trọng để nhớ về thập niên 2010, thật khó có thể nói đâu là câu chuyện đáng nhớ nhất trong 10 năm ấy. Cùng Thế Giới Số nhìn lại những sự kiện thực sự làm thay đổi chúng ta trong 10 năm dài.
Công ty Hàn Quốc đã sẵn sàng làm mới dòng điện thoại tầm trung được yêu thích nhất của mình trong năm 2020.
Chính phủ Mỹ vừa thông qua đạo luật TRACED để bảo vệ người dân khỏi những cuộc gọi tự động phiền toái không mong muốn cũng như bị mất tiền khi làm theo những hướng dẫn trong cuộc gọi.
Khoảng một tháng trước, Huawei đã công bố mốc doanh số 7 triệu máy với dòng sản phẩm Mate 30. Hiện tại, con số này đã tăng lên 12 triệu đơn vị.
Hãng sản xuất camera an ninh giá rẻ Wyze vừa thông báo họ đã để lộ địa chỉ email, thông tin SSID và token API của 2,4 triệu khách hàng.
Samsung cho biết sẽ trình làng bàn phím ảo SelfieType – công nghệ sử dụng camera selfie và AI trên thiết bị của người dùng để dịch chuyển ngón tay thành đầu vào bàn phím, tức chỉ cần dùng camera selfie để gõ phím nhập liệu.
Viettel vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thử nghiệm tần số mới 2.600MHz tại 12 tỉnh/TP tại Việt Nam, phát tốc độ 4G cao gấp đôi hiện tại ở 12 tỉnh thành vào dịp Tết Dương lịch và Âm lịch 2020.
Sự phát triển của công nghệ nhà thông minh đã giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho các gia đình, bao gồm việc phòng chống trộm bằng camera giám sát. Nhưng chính camera giám sát cũng có thể gây ra những sự cố mà chúng ta không lường trước nếu không biết thiết lập đúng cách.
Tài khoản nổi tiếng @OnLeak vừa bất ngờ đăng tải hình ảnh render được cho là của bộ đôi máy tính bảng iPad Pro 11 và iPad Pro 12.9 2020 sắp ra mắt.