Vì sao Apple nên trình làng MacBook SE?

Apple đang không ngừng theo đuổi một khái niệm sai lầm về tối ưu hóa lợi nhuận khiến cơ sở người dùng ngày càng xa lánh và làm tổn hại đến sản phẩm của họ. Trên thị trường máy tính, một chiếc MacBook SE xuất hiện sẽ giúp giải quyết điều này.

Quay lại thời điểm iPhone SE đời đầu ra mắt và nhanh chóng trở thành chiếc điện thoại tốt nhất mà Apple từng sản xuất, rõ ràng Apple đã nhận ra giá trị các sản phẩm hướng đến phân khúc giá rẻ của mình sẽ thu hút người dùng. Đó là lý do một iPhone SE mới đã được ra mắt cách đây không lâu nhưng chắc chắn Apple không muốn dừng lại tại đó, công ty phải có kế hoạch rộng hơn trong tương lai, và một MacBook SE là hoàn toàn có khả năng.

iPhone SE thu hút một lượng lớn người dùng không thích xu hướng thiết kế iPhone hiện đại. Họ không thích kích thước mới lớn hơn, sự bỏ rơi Touch ID để chuyển sang một kỹ thuật xác thực mới. Dĩ nhiên còn có cả việc thiếu jack cắm tai nghe khiến thiết bị tương thích ngược với phần cứng và phần mềm hàng thập kỷ đã qua.

Tương tự với MacBook SE, máy sẽ thu hút người dùng không thích thiết kế máy tính xách tay theo hướng đã phát triển hiện nay. Họ không thích bàn phím khó sử dụng, không thích bị loại bỏ MagSafe vốn đã được yêu thích từ lâu, bị phụ thuộc vào cổng USB-C, cũng như Touch Bar khó sử dụng và thiếu hiệu quả.

Nếu Apple đi theo hướng cũ, đó sẽ là một hình dáng của một MacBook Pro 2015 hay MacBook Air vì chúng là những máy tính xách tay tốt nhất mà Apple từng sản xuất. Để rõ ràng hơn, đó là một máy tính xách tay 13 inch với kết nối nguồn MagSafe, cổng USB-C và jack cắm tai nghe ở một bên, cộng với một USB-A kiểu cũ, đầu ra HMDI và đầu đọc thẻ SD. Quan trọng hơn, máy cũng sẽ có bàn phím cũ thân thiện.

Vì sao Apple nên trình làng MacBook SE? - macbook pro air

Với một MacBook SE, sản phẩm có thể bỏ qua độ mỏng của những chiếc MacBook thời hiện đại, nhưng bù lại người dùng sẽ nhận được một trải nghiệm thiết kế quen thuộc. Hãy nhớ rằng, sự đơn giản hoàn toàn nằm ở bản thân máy tính chứ không phải cách người dùng tương tác với máy.

Theo cách thức của iPhone SE, một MacBook SE sẽ mang trên mình những nền tảng phần cứng “cận hiện đại”, giúp các công việc ném vào được xử lý một cách mượt mà và chắc chắn không hề kém cạnh so với các đối thủ Windows cao cấp. Có lẽ cổng USB-A bên cạnh USB-C hoặc đầu nối MagSafe phá vỡ sự đối xứng của thiết bị nhưng thực sự điều này không thể gọi là “thảm họa” trong con mắt của người tiêu dùng. Giữ mọi thứ đơn giản là điều mà MacBook SE có thể mang lại.

Dĩ nhiên không thể không phủ nhận cách tiếp cận của Apple hiện nay khiến máy tính xách tay của họ trở nên đẹp mắt hơn nhưng chắc chắn không ít người thất vọng với chúng. Khi nhìn vào những gì mà Apple đã làm với iPhone SE, càng có cơ sở để hy vọng một MacBook SE có thể tồn tại và tạo sức hút trên thị trường. Chính kỳ vọng này khiến Apple cũng cảm thấy “e ngại” bởi nếu một MacBook SE xuất hiện, thị trường máy tính xách tay cao cấp mới hơn của hãng chắc chắn sẽ ảnh hưởng. Nhưng nếu công ty mở rộng thị trường để tiếp cận với những người đã không chịu bỏ tiền mua MacBook mới trong nhiều năm qua, lợi ích mang lại cho công ty không hề nhỏ.

Có thể bạn quan tâm
Lenovo ra mắt danh mục các dịch vụ CNTT quản lý trên đám mây

Lenovo Managed Services (Các dịch vụ được quản lý) vừa ra mắt cho phép doanh nghiệp khai thác tốt nhất các công cụ làm việc trên nền tảng đám mây Microsoft 365, nâng cao năng suất, bảo mật và khả năng cộng tác.

Tại sao nhiều doanh nghiệp công nghệ Mỹ muốn TikTok?

Cả Microsoft và Oracle đang tranh giành việc thâu tóm lại mảng kinh doanh của TikTok ở một số thị trường như Mỹ từ chủ sở hữu ByteDance sau các áp lực từ chính phủ Mỹ.

Doanh nghiệp cần hướng đến sự bền vững trong vận hành và bảo vệ môi trường

Để doanh nghiệp có thể thành công trong nền kinh tế số đầy tính cạnh tranh như hiện nay, các công ty cần chú trọng tận dụng nguồn lực từ các công nghệ tiên tiến. Đây cũng chính là một viễn cảnh khá thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Oracle tham gia cuộc đua mua lại các hoạt động của TikTok tại Mỹ

Oracle đã tham gia vào cuộc đua để mua lại TikTok, ứng dụng video ngắn phổ biến mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ cấm trừ khi ứng dụng được một công ty Mỹ tiếp quản vào giữa tháng 11.

Huawei chuẩn bị bán máy tính ARM mạnh hơn cả Intel Core i9-9900K

Huawei tuyên bố rằng bộ vi xử lý Kunpeng 920 3211K với nhân ARM tùy chỉnh của hãng có thể vượt mặt Intel Core i9-9900K.

Samsung và Viettel Solutions hợp tác triển khai giải pháp thành phố thông minh

Viettel Solutions và Công ty Điện tử Samsung Vina chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện, trong đó chú trọng đến triển khai giải pháp thành phố thông minh và công nghệ màn hình cho hội thảo trực tuyến.

Khai trương gian hàng chính hãng ASUS Flagship Store x LazMall trên Lazada

ASUS Việt Nam sẽ khai trương gian hàng chính hãng ASUS Flagship Store trên kênh thương mại điện tử Lazada vào ngày 21/8/2020 với nhiều sản phẩm, chương trình khuyến mãi và quà tặng trong tuần lễ khai trương.

SK Telecom sử dụng giải pháp đo kiểm 5G trước khi thương mại hóa

Các giải pháp đo kiểm 5G của Keysight đã được nhà mạng SK Telecom Hàn Quốc lựa chọn để xác nhận các thiết bị 5G sử dụng cho các ứng dụng băng rộng di động (eMBB) có hiệu năng hoạt động đúng như dự kiến trước khi thương mại hóa.

Vì sao iPhone vẫn chưa được lắp ráp tại Việt Nam?

Mặc dù đánh giá cao về tốc độ xây dựng cở sở sản xuất tại Bắc Giang, Việt Nam nhưng Apple vẫn chưa đồng ý lắp ráp iPhone ở đây vì ký túc xá chưa đạt chuẩn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ để tồn tại

Theo thông tin của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Business – SMBs) đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế Châu Á với hơn 90% doanh nghiệp thuộc nhóm này và họ chiếm hơn một nửa lực lượng lao động. Bên cạnh đó, SMBs cũng là một trong những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.