Văn hóa số: hướng tư duy tiếp cận mới để chuyển đổi số thành công

Chuyển đổi số là một quá trình tất yếu, chắc chắn sẽ diễn ra và là quá trình tự thân, mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải tự làm lấy, không ai làm thay được. Bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến một cách tiếp cận mới, dễ hiểu và dễ tiếp nhận - đó là văn hóa số đối với các doanh nghiệp.

Thực hiện chuyển đổi số như thế nào, bắt đầu từ đâu? Đối với hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ, câu hỏi ấy giống như lời thách đố. Do nhận thức về chuyển đổi số có mức độ khác nhau nên các doanh nghiệp chọn những cách tiếp cận khác nhau, trong đó, không ít doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số là mình sẽ làm thêm một vài sản phẩm số nào đó phù hợp với khả năng của mình. Thực tế không phải như vậy. Các doanh nghiệp không chuyên về CNTT mà cố tạo ra sản phẩm số thì không phải không được nhưng rất ít doanh nghiệp thành công. Vậy nên bắt đầu từ đâu và thực hiện chuyển đổi số như thế nào?

Tìm kiếm lợi nhuận từ phần còn lại

Chúng ta cùng thử phân tích vì sao Uber, Airbnb, Amazon, E-bay, Alibaba,… đã thành công vượt bậc, trở thành những tượng đài của kỷ nguyên số. Đối với người tiêu dùng, nhận xét đầu tiên của họ khi sử dụng các dịch vụ hay mua hàng từ những nhà cung cấp này là chi phí rẻ hơn, sử dụng dịch vụ tiện hơn. Thế là đủ. Uber biến mọi phương tiện đi trên đường có thể kiếm thêm tiền khi nhận vận chuyển hành khách hay hàng hóa. Như thế, cả lái xe lẫn người cần di chuyển hay chủ hàng đều có lợi so với dùng các dịch vụ truyền thống.

Còn Airbnb biến tất cả những nơi có thể cho khách lưu trú thành “khách sạn”. Như thế, người đi công tác hay du lịch dễ dàng tìm nơi ở hợp với vị trí mình sẽ tới làm việc hay tham quan, với thói quen và nhất là với túi tiền của mình. Amazon cho khách lựa chọn hàng thoải mái qua mạng, thanh toán trực tuyến dễ dàng và ở nhiều nơi, thiết bị bay (drone) mang hàng đến tận nhà người mua. Alibaba bán cả sỉ lẫn lẻ, mua cái gì cũng bán, giá bao nhiêu cũng có, kể cả dưới 1 USD cũng bán. Ai mua thì bưu điện đưa đến tận nơi với chi phí rất hữu nghị (7000 đồng/gói hàng). Có thể kể ra nhiều những ví dụ tương tự.

This Drone Can Deliver Packages Quicker Than A Car

Ví dụ về thiết bị bay giao hàng tự động (Nguồn: DHL)

Tất cả những ví dụ đó đều phản ánh một điểm chung: Khách hàng là trung tâm, doanh nghiệp cố gắng làm cho khách hàng được hưởng lợi nhiều hơn so với đối thủ, còn mình tìm kiếm lợi nhuận từ phần còn lại! Đó là nét văn hóa hoàn toàn mới, khác xa với văn hóa xem lợi nhuận của mình là trên hết, mặc người tiêu dùng, thậm chí vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả như kiểu “lợn 2 chuồng, rau 2 luống” mà chúng ta vẫn thấy tồn tại ngay cạnh mình.

Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo hướng có lợi cho cả nền kinh tế

Như thế, với tất cả các doanh nghiệp, chuyển đổi số nên bắt đầu từ việc thấm nhuần văn hóa số đó, suy nghĩ, tìm cách phát triển các sản phẩm, dịch vụ theo hướng làm thế nào khách hàng mua hay dùng của mình thì được lợi hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Có nhiều cách để làm ra những sản phẩm, dịch vụ như thế. Dưới đây là những ví dụ.  

Biết tiết kiệm: Phần lớn, doanh nghiệp Việt Nam sản xuất một thứ gì đó thì chỉ chú trọng vào sản phẩm cuối. Ví dụ, trồng lúa thì chỉ chăm bẵm vào hạt gạo mà không để ý rằng hạt gạo chỉ chiếm 15 – 20% tổng giá trị của nghề trồng lúa. Những thứ bị xem là phụ, thậm chí đốt bỏ, lại có giá trị không nhỏ như rơm, cám, sữa gạo, vỏ trấu, gốc rạ,… Nếu biết cách, một vài phụ phẩm còn mang lại giá trị cao hơn cả gạo, ví dụ mầm gạo hay cám gạo dùng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm hay dược phẩm.

Một ví dụ khác, nuôi tôm, cá thì người nuôi chỉ chú trọng vào con tôm, con cá mà không biết rằng chất thải của tôm, cá cộng với thức ăn thừa có thể dùng để sản xuất phân bón hữu cơ, thậm chí là thức ăn chăn nuôi. Lại nữa, trồng rừng chỉ nhắm vào cây mà quên cả hệ sinh thái rừng vốn có thể mang lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần cây, nhất là trong khoảng thời gian dài. Trồng cỏ hương bài (vetiver) trong rừng mang lại nhiều cái lợi, như lấy rễ chiết tinh dầu, giữ ẩm cho rừng, chống xói mòn, tăng cường đa dạng sinh học, lá làm vật liệu xây dựng, làm thức ăn chăn nuôi, làm lớp đệm sinh học,… 

Biết chuyển đổi: Toàn bộ nền kinh tế Việt Nam hiện tại là kinh tế tuyến tính (linear economy). Đó là nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thô, tạo ra sản phẩm rồi thải chất thải ra môi trường, làm cho môi trường này càng ô nhiễm. Có thể thấy rõ hình ảnh này ở khắp nơi, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Người dân dễ dàng nhận ra các con sông, rạch chung quanh thành phố ngày càng đen và hôi hám, bầu không khí ngày càng nhiều bụi, tầng nước ngầm ngày càng cạn kiệt,… Tất cả do kinh tế tuyến tính gây ra. Đó là nền kinh tế cổ xưa, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Cái nặng nề nhất có lẽ là lối “tư duy tuyến tính”, đặc biệt là ở những người hoạch định chính sách. Với kinh tế tuyến tính thì mọi chính sách quản lý nền kinh tế đó đều tuyến tính.

Muốn thay đổi kinh tế tuyến tính thì làm ngược lại. Mọi tài nguyên đều được khai thác, tận dụng, tạo ra giá trị gia tăng, không bỏ đi thứ gì, kể cả rác. Nền kinh tế đó được gọi là kinh tế tuần hoàn (circular economy). Ví dụ về kinh tế tuần hoàn có ở khắp nơi: Trong chăn nuôi lấy chất thải của vật nuôi làm giá thể nuôi trùn (giun), lấy phân trùn trồng cây, thịt trùn làm thức ăn chăn nuôi, dược phẩm, mỹ phẩm; Trong công nghiệp chế biến lấy chất thải làm phân bón hữu cơ, mỹ phẩm, xử lý để tái sử dụng nước (tuần hoàn nước); Trong lâm nghiệp, trồng xen cây dược liệu, nuôi trùn, khai thác tuần hoàn; Trong lĩnh vực ăn uống, thu gom thức ăn thừa làm phân bón hữu cơ, làm giá thể nuôi một số loài có giá trị cao, vỏ chai lọ, vật dụng bỏ đi làm nguyên liệu cho các quy trình sản xuất khác, nếu không tự làm cũng có thể bán được,…  Chắc chắn muốn làm được như thế thì cần nắm được các công nghệ cao phù hợp. Ngày nay, những công nghệ đó có mặt ở khắp nơi và đã sẵn sàng phục vụ.

Chúng tôi cho rằng chuyển sang sản xuất theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn thì tất cả các doanh nghiệp đều sớm nhận ra và quyết tâm làm vì cái lợi thấy rõ. Việc chuyển sẽ khó hơn ở các nhà quản lý, bởi lẽ họ quản lý kinh tế dựa trên các định chế của nhà nước quy định bằng pháp luật và các văn bản dưới luật. Chắc chắn không thể quản lý kinh tế tuần hoàn bằng các định chế áp dụng cho kinh tế tuyến tính. Vì vậy, cần có những ưu tiên nhất định cho việc chuyển đổi số ở các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan trực tiếp đóng góp cho việc hình thành các định chế mới để quản lý kinh tế tuần hoàn.

Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển mạnh mẽ vì dựa vào kết quả phân tích, xử lý các dữ liệu số, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm những giải pháp tốt nhất cho quá trình tuần hoàn hóa của mình. Hơn lúc nào hết, chúng ta thấy yêu cầu về sự gắn kết giữa các doanh nghiệp đa ngành để tạo ra hệ sinh thái kinh tế số – tuần hoàn Việt Nam quan trọng đến mức nào. Trong hệ sinh thái đó, các doanh nghiệp nương tựa vào nhau, tương tác với nhau, hưởng lợi từ hệ sinh thái để tìm chỗ đứng cho mình trên tinh thần văn hóa số.

Chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa

 

MSI Bravo 15 chính thức về Việt Nam với giá từ 20,49 triệu đồng

Dòng laptop gaming MSI Bravo 15 được trang bị CPU và GPU sản xuất trên tiến trình 7nm của AMD đã chính thức được bán tại Việt với hai cấu hình lựa chọn.

Xu hướng đa dạng hóa sản phẩm vốn không thuộc thế mạnh của mình

Xu hướng đa dạng sản xuất và tạo nên một hệ sinh thái tất cả trong một đang được nhiều hãng máy tính, linh kiện hướng đến trong những năm gần đây.

Sẽ có 4 phiên bản iPhone 12 được bán ra trong tháng 9 tới

Có thông tin cho rằng Apple sẽ bán ra hai chiếc iPhone 12 phiên bản tiêu chuẩn và hai chiếc iPhone 12 Pro vào tháng 9 năm nay.

Huawei và ZTE tiếp tục bị Mỹ cấm vận thêm 1 năm

Cả hai tập đoàn Huawei và ZTE sẽ tiếp tục bị Mỹ cấm vận khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chính thức gia hạn thêm 1 năm sắc lệnh hành pháp đã được ký vào tháng 5/2019.

TP.HCM phát động cuộc thi Dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo 2020

Cuộc thi “Dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo của TP.Hồ Chí Minh năm 2020” (HAI-2020) đã chính thức được phát động sáng nay 14/5.

AMD thêm lựa chọn mới cho card đồ họa chuyên dụng

Dòng card đồ họa Radeon Pro VII được AMD sản xuất dành cho các hệ thống máy trạm chuyên dụng cho kiến trúc, thiết kế đồ họa và sáng tạo nội dung số với những cải thiện về hiệu suất xử lý đồ họa gia tăng đáng kể.

Lừa đảo chuyển tiền về từ nước ngoài tiếp tục biến tướng

Hình thức lừa đảo vẫn là dẫn dụ con mồi tự động thực hiện giao dịch chuyển tiền trực tuyến hoặc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng kể cả mã OTP. Thế nhưng, nội dung dẫn dụ ngày càng tinh vi, nếu không tỉnh táo bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân.

Rò rỉ máy ảnh Sony ZV1 dành riêng cho vlogger

Trước phong trào làm vlog sáng tạo nội dung đang phổ biến hơn hiện nay, một số thông tin rò rỉ đáng tin cậy tiết lộ rằng, Sony sẽ trình làng một chiếc máy ảnh riêng biệt, đáp ứng nhu cầu quay video của người dùng.

Nokia 9.2 PureView có thể quay video 8K

Lần đầu tiên ra mắt tại sự kiện MWC vào tháng 2/2019, Nokia 9 PureView gây nhiều ấn tượng vào hệ thống ống kính nhiều lỗ với 5 camera phía sau. Năm nay, camera bản kế nhiệm được cho là có thể quay video 8K.

Đồng loạt Fanpage Facebook sáng nay gặp lỗi, nguyên nhân vì đâu?

Người dùng Facebook sáng nay 13/5 liên tiếp báo cáo tình trạng đường dẫn dành cho tài khoản doanh nghiệp tại business.facebook.com gặp lỗi. Hiện vẫn không thể truy cập quyền quản trị.