Vaccine Việt Nam có kết quả thử nghiệm khả quan

TP.HCM: Người lớn tuổi xếp hàng tiêm vaccine ngừa Covid-19 trong đêm. Ảnh: @SCTV.

Sáng nay 7/8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam có thêm 3.794 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.HCM với 1.836 ca. Đồng thời, vaccine Nanocovax đầu tiên của Việt Nam đã cho ra kết quả thử nghiệm khả quan, hôm nay Bộ Y tế sẽ tiến hành họp khẩn để thẩm định.

Tính từ 18h30 ngày 6/8 đến 6h ngày 7/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận thêm 3.794 ca nhiễm mới trong nước tại TP.HCM (1.836), Bình Dương (882), Đồng Nai (466), Tiền Giang (165), Long An (160), Bà Rịa – Vũng Tàu (100), Vĩnh Long (62), Phú Yên (31), Sơn La (20), Kiên Giang (17), Bình Định (17), Lâm Đồng (12), Đồng Tháp (11), Đắk Nông (7), Hải Dương (3), Bạc Liêu (3), Thanh Hóa (2). Trong đó, 933 ca cộng đồng.

Như vậy, tính tới hôm nay 7/8, Việt Nam có tổng cộng 197.175 ca nhiễm Covid-19, gồm 2.338 ca nhập cảnh và 194.837 ca mắc trong nước.

Về tình hình điều trị: Tổng số ca được điều trị khỏi là 62.332 ca; Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 518 ca; Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 18 ca.

Cũng trong tối 6/8, Bộ Y tế dẫn thông tin từ Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam có thêm 296 bệnh nhân Covid-19 tử vong, nâng tổng số trường hợp tử vong cả nước lên tới 3.016 ca. Riêng tại TP.HCM tính từ ngày 5/8 đến 6/8 có 219 ca tử vong. Theo Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Bộ Y tế, tính từ đầu dịch đến 6h ngày 7/8, riêng TP.HCM đã có tổng cộng 115.548 ca mắc Covid-19 và 2.324 ca tử vong.

Về tình hình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, trong ngày 6/8 có thêm 451.256 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 8.528.267 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 7.664.944 liều, tiêm mũi 2 là 863.323 liều.

Vaccine Việt Nam có kết quả thử nghiệm khả quan - Covid 19 1 6
Trong phòng điều trị ở BV Điều trị Covid-19 Củ Chi. Ảnh: @Hà Văn Đạo/VOV.

Hơn 200 F0 nặng ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM có tiến triển tốt

Theo báo cáo từ Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM, trong ngày 5/8, cơ sở y tế này đã cho xuất viện 6 trường hợp. Đặc biệt, 11 ca F0 nặng, nguy kịch cũng “chuyển độ” thành công.

Bệnh viện này đang điều trị cho 522 bệnh nhân. Trong đó, 149 trường hợp ở tình trạng nguy kịch (chiếm 28,6%), 157 người nặng (chiếm 30,1%). Còn lại, 226 bệnh nhân nhẹ và vừa, chiếm 43,3%.

Bên cạnh các F0 được xuất viện, từ khi chính thức đi vào hoạt động hồi trung tuần tháng 7 đến nay, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM đã hồi phục thành công cho 200 ca nặng, nguy kịch và chuyển họ xuống tuyến dưới.

BS Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy, đang kiêm nhiệm công tác quản lý tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM cho biết gần 60% F0 ở đây là các ca nặng, nguy kịch. Những trường hợp “chuyển độ” thành công sẽ được đưa về các bệnh viện thuộc tầng điều trị thấp hơn.

“Sau đó, bệnh viện tiếp tục nhận những ca bệnh nặng, nguy kịch khác từ cơ sở điều trị tầng dưới trong mô hình tháp điều trị. Phần lớn những người này đều phải thở máy, thở mask không hiệu quả, vượt quá khả năng điều trị tại các bệnh viện đó”, bác sĩ Việt chia sẻ thêm.

Vaccine Nano Covax có kết quả thử nghiệm khả quan, Bộ Y tế chuẩn bị họp thẩm định

Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen (Công ty Nanogen) đã có công văn gửi Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; các Hội đồng Đạo đức của Bộ Y tế, Học viện Quân y và Viện Pasteur TP HCM về kết quả nghiên cứu vaccine Nano Covax ước tính hiệu quả bảo vệ dựa trên kết quả sinh miễn dịch.

Vaccine Việt Nam có kết quả thử nghiệm khả quan - Covid 19 1 1
Vaccine Nano Covax có hiệu quả bảo vệ ước tính đạt 90%. Ảnh: @PV.

Nghiên cứu do Viện Pasteur TP HCM thực hiện, là một phần trong nghiên cứu giai đoạn 2 vaccine Nano Covax. Các nhà khoa học đánh giá hiệu giá kháng thể trung hòa virus (bằng PRNT50 ) của những người đã tiêm vaccine Nano Covax so sánh với người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh.

Đánh giá hiệu giá kháng thể trung hòa bằng PRT50 là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện và đo lường các kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus hay không. Trong phòng thí nghiệm, máu của người tiêm vaccine sẽ được pha loãng, trộn chung với virus sống để đánh giá hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu lấy mẫu máu của 112 tình nguyện viên tại thời điểm 42 ngày sau tiêm mũi một vaccine Nano Covax, sau đó tiến hành xét nghiệm trung hòa giảm đám hoại tử (PRNT) với virus SARS-CoV-2 sống trên nuôi cấy tế bào (PRNT 50) tại phòng xét nghiệm. Kết quả này so sánh với 16 mẫu huyết thanh của nhóm bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh (gồm một trường hợp không triệu chứng, 3 trường hợp mức độ nhẹ và 12 trường hợp có mức độ trung bình trở lên).

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kháng thể trung hòa của vaccine Nano Covax cao gấp hơn 2 lần so với nhóm khỏi bệnh, tương đương hiệu quả bảo vệ là 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng. Sau khi tiêm vaccine 3 tháng, hàm lượng kháng thể đặc hiệu của người tiêm Nano Covax vẫn cao hơn nhóm khỏi bệnh.

Đây là kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện Pasteur TP HCM trên chủng virus Vũ Hán. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang làm đánh giá trên biến thể Delta (Ấn Độ), bước đầu vaccine Nano Covax có khả năng trung hòa biến chủng này.

Với kết quả trên, Công ty Nanogen tiếp tục xin Bộ Y tế, Hội đồng đạo đức xem xét để có cơ sở cấp phép khẩn cấp. Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết trong sáng 7/8, Bộ Y tế sẽ họp hội đồng thẩm định pha 2 vaccine Nano Covax và sẽ có thông báo chính thức với báo chí.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Nano Covax là vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam bước sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3. Nhóm nghiên cứu đang hoàn tất tiêm mũi 2 cho 12.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng pha 3b, dự kiến hoàn tất trước ngày 15/8.

Bộ Y tế: “Nơi nào tiêm vaccine chậm sẽ dừng và phân bổ cho nơi khác

Ngày 6/8, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký văn bản khẩn gửi sở y tế các tỉnh, thành trực thuộc trung ương; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được giao nhiệm vụ tiêm vaccine phòng Covid-19 về việc khẩn trương tiếp nhận vaccine phòng Covid-19.

Theo Bộ Y tế, báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ cho hay, đến nay vẫn còn nhiều đơn vị chưa đến nhận vaccine tại kho của viện.

Tiếp theo công văn số 6267 ngày 3/8 của Bộ Y tế về việc đẩy nhanh tiến độ vận chuyển vaccine phòng Covid-19, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo liên hệ ngay với Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để tiếp nhận, vận chuyển vaccine về địa phương theo quyết định phân bổ vaccine từ đợt 8 đến 13 của Bộ Y tế trước ngày 8/8.

Nếu sau ngày 8/8 không đến nhận vaccine, Bộ Y tế sẽ điều chuyển vaccine cho đơn vị khác và xem xét lại việc phân bổ trong các đợt tiếp theo.

Tình hình thế giới

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 662.241 trường hợp mắc Covid-19 mới và 9.620 ca tử vong mới. Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 200,8 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,28 triệu người không qua khỏi.

Số ca mắc bệnh trong ngày sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại.

Một số nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với gần 100.000 trường hợp trong 24 giờ qua.

Châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, đã ghi nhận 63.568.749 ca nhiễm. Châu Âu ít hơn 10 triệu ca, hiện đang có 52.142.951 ca nhiễm. Con số này ở Bắc Mỹ là 43.324.436 ca trong khi của Nam Mỹ là 35.811.850 ca. Tuy nhiên, nếu xét theo số ca tử vong, châu Âu ghi nhận nhiều nhất với 1.139.862 ca, tiếp đến là Nam Mỹ hiện đã hơn 1 triệu ca, sau đó là Bắc Mỹ với 946.849 ca và châu Á với 922.464 ca.

Xét theo từng quốc gia, Mỹ đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong. Số ca nhiễm ở Mỹ nhiều hơn của tất cả các nước Nam Mỹ cộng lại, hiện đã là 36.427.873 ca, trong khi số ca tử vong của nước này bằng 1/7 thế giới, hiện là 632.608 ca. Sau khi biến chủng Delta bùng phát, Mỹ một lần nữa trở thành tâm dịch thế giới, với số ca mắc mới trên 100.000 ca trong 24 giờ qua.

Vaccine Việt Nam có kết quả thử nghiệm khả quan - Covid 19 2 6
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19 tới bệnh viện ở tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ảnh: @Kyodo/TTXVN.

Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (561.762 ca) nhưng Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm (trên 31.861.000 ca). Bộ Y tế Ấn Độ ngày 6/8 ghi nhận 44.643 ca mới và 464 ca tử vong. Đây là số ca mới theo ngày cao nhất trong suốt 1 tháng qua.

Tình hình Đông Nam Á.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì Covid-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar và Philippines. Đông Nam Á đang là điểm dịch nóng nhất châu Á.

Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia chiếm tới trên 50% số người chết của châu Á và Indonesia hiện là tâm dịch của cả thế giới.

Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines đang chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận 247 ca tử vong.

Malaysia tình hình tiếp tục xấu hơn. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới trong ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì Covid-19 cũng ở mức báo động.

Riêng ngày 6/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 160 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ tư trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

Như vậy, hiện toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, có 10/11 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca Covid-19 mới.

Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm
Các công ty công nghệ đang hạ nhiệt sau mức tăng trưởng đỉnh điểm nhờ Covid-19

Sau mức tăng trưởng doanh thu đáng kinh ngạc trong suốt năm 2020 khi nhiều người chuyển sang công nghệ để làm việc và giải trí trong thời gian giãn cách bởi đại dịch Covid-19, các công ty công nghệ đang chuẩn bị cho sự tăng trưởng chậm lại.

Xiaomi vượt Samsung và Apple về doanh số bán smartphone

Hãng nghiên cứu Counterpoint cho biết nhà sản xuất smartphone Trung Quốc, Xiaomi, đã bán được nhiều điện thoại hơn trong tháng 6 so với các đối thủ Samsung và Apple.

Những điều kiện quan trọng để triển khai hiệu quả mô hình làm việc Work From Anywhere

Ngày 5/8, tập đoàn FPT và Base.vn phối hợp cùng Đại học Hawaii tổ chức Hội thảo “Work from anywhere – Vietnam future office” (Làm việc ở bất cứ đâu – Mô hình vận hành trong tương lai), nhằm kết nối các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để trao đổi về việc áp dụng mô hình làm việc tại mọi nơi Work From Anywhere một cách hiệu quả trước, trong và sau tiêm chủng toàn quốc.

Phát hiện mới: Kháng thể nano chiết từ lạc đà Nam Mỹ có thể vô hiệu hóa virus SAR-CoV-2

Các nhà khoa học Đức vừa phát triển được các kháng thể nano “siêu mạnh mẽ”, “siêu ổn định” có thể ngăn chặn được cả các biến chủng của SAR-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

100.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 đầu tiên do Vingroup mua đã về Việt Nam

Sáng ngày 6/8, Bộ Y tế công bố Việt Nam có thêm 4.009 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP. Hồ Chí Minh với 2.563 ca. Bên cạnh đó, vào tối qua 5/8, 100.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 đầu tiên do Vingroup nhập khẩu đã chính thức cập cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Gần 3,5 triệu người Việt Nam đã có chứng nhận tiêm chủng Covid-19 điện tử

Tính đến ngày 5/8, gần 3,5 triệu người Việt Nam đã có chứng nhận tiêm chủng Covid-19 điện tử – theo Viettel, đơn vị triển khai nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia cho hay.

Vì sao WHO yêu cầu nhiều quốc gia tạm hoãn tiêm mũi 3 vaccine Covid-19?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 4/8 đã kêu gọi các quốc gia giàu có ngừng phân phối các mũi tiêm nhắc lại Covid-19 thứ ba vì sự bất bình đẳng về vaccine trên toàn thế giới.

Chi đậm 40 tỷ USD, Nvidia vẫn khó thâu tóm được Arm vì lý do an ninh và chống độc quyền

Việc mua lại nhà thiết kế chip Arm có trụ sở tại Anh từ SoftBank với số tiền lên đến 40 tỷ USD của Nvidia đang có dấu hiệu bị đe dọa.

Tin tặc Nga tiếp tục tấn công Mỹ bất chấp cảnh báo của Tổng thống Biden

Các nhà nghiên cứu bảo mật Mỹ cho biết, họ đã phát hiện ra một chiến dịch tấn công liên tục được thực hiện bởi các gián điệp Nga. Và các đối tượng này bị nghi ngờ đang tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công tương tự, trong bối cảnh Mỹ gây áp lực lên Điện Kremlin để ngăn chặn các hành vi nguy hiểm này.

WHO đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong áp dụng các biện pháp phòng chống dịch

Tính tới đầu tháng 8/2021, hiện đang có 6 loại vaccine phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ Y tế khẳng định tất cả các vaccine này đều được WHO cấp phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả.