Vaccine ngừa Covid-19 đã sẵn sàng

Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh Covid-19 đã và đang được cải thiện nhanh chóng thì vaccine vẫn là chìa khoá để kiểm soát dứt điểm dịch bệnh.

Theo thống ke của trang worldometers.info đến hết ngày 25/11, thế giới có trên 60 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó, có hơn 1,5 triệu ca tử vong. Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh và hiện tại châu Âu đang là tâm dịch mới với hơn 16 triệu ca nhiễm và 365 nghìn ca tử vọng. Thế giới đang hy vọng vaccine sẽ đưa các quốc gia quay lại cuộc sống bình thường.

Rất nhiều vaccine đã sẵn sàng.

Ngày 25/11, bộ Y tế Nga đã thông báo kết quả phân tích lần 2 với các thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 cho biết vaccine này hiệu quả đến 95%. Đánh giá dựa trên kết quả sơ bộ có được sau 41 ngày tiêm vaccine.

Ngày 23/11, hãng dược phẩm liên doanh AstraZeneca (Anh – Thụy Điển) kết hợp cùng đại học Oxford thông báo vaccine ngừa bệnh Covid-19 do hãng phát triển đạt hiệu quả tới 90% chỉ với một liều tiêm.

Trong khi đó kết quả cuối cùng thử nghiệm vaccine của hãng hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) kế hợp cùng BioNTech (Đức) cho kết quả đến 95% và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Vaccine của tập đoàn Moderna (Mỹ) có hiệu quả đến 94,5% trong thử nghiệm cuối về khả năng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Ngoài những vaccine đã được cấp phép và chuẩn bị được tiêm chủng đại trà thì vẫn còn nhiều vaccine chuẩn bị cho giai đoạn 1 trên người. Như vậy có thể thấy thế giới sẽ không thiếu vaccine vấn đề còn lại chỉ là giá, quy trình phân phối, và sự bảo trợ của chính phủ.

Vaccine ngừa Covid-19 đã sẵn sàng - vaccine 7070
Các loại vaccine chuẩn bị được sản xuất đại trà.

Các nước đẩy mạnh chương trình tiêm chủng đại trà
Alex Azar Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho biết, Mỹ có thể bắt đầu phân phối các loại vaccine ngừa Covid-19 sau ngày 10-12 tới với mục tiêu phân phối vaccine cho 64 khu vực trong 24 giờ tính từ lúc Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chính thức cấp phép sử dụng vaccine.

Tại Nga, ngày 25/11 Phó thủ tướng Nga Tatyana Golikova cho biết chương trình tiêm chủng ngừa vaccine Covid-19 đại trà dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2021. Đội ngũ nhân viên y tế, giáo viên những cá nhân có nguy cơ mắc bệnh cao sẽ được ưu tiên tiêm người vacxin. Theo bà Tatyana Golikova, các nhà sản xuất đã lên kế hoạch sản xuất hơn 2 triệu liều vaccine Sputnik V từ nay đến cuối năm nay 2020.

Anh dự kiến sẽ phê duyệt sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer và BioNTech ngay trong tuần này. Theo đó chính phủ Anh đã đặt mua 40 triệu liều vaccine của hãng Pfizer và BioNTech, dự kiến sẽ nhận được 10 triệu liều vào cuối năm nay.

Tây Ban Nha cũng sẽ bắt đầu triển khai chương trình tiêm phòng Covid-19 từ tháng 1-2021 và dự kiến trong 6 tháng phần lớn người dân sẽ được tiêm ngừa đủ để tạo miễn dịch cộng đồng.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) làm việc với hơn 350 hãng hàng không và các công ty vận chuyển hàng hoá để vận chuyển vaccine và 1 tỷ dụng dụng tiêm đến các nước nghèo trong cam kết phân phối 2 tỷ liều vaccine cho người nghèo trong năm 2021.

Tại hội nghị G20, các lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới cũng cam kết đảm bảo phân phối công bằng vacxin và thuốc cho các nước nghèo kém phát triển để không một quốc gia nào bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết kế hoạch tiêm ngừa vaccine của nước này có thể chậm hơn so với những nơi khác do năng lực sản xuất vaccine của nước này không có, các nước khác như Đức, Anh, Mỹ… sẽ ưu tiên sử dụng trong nước.

Canada đã đặt hàng được 300 triệu liều vaccine từ các công ty dược phẩm, trong đó có AstraZeneca, Pfizer và BioNTech, Sanofi và GSK. Những mũi tiêm đầu tiên phải đợi đến đầu năm 2021.

Chính phủ Mexico đặt mục tiêu người dân sẽ được tiêm ngừa vaccine vào cuối năm 2020 với dự định sẽ triển khai chương trình tiêm ngừa đại trà vào tháng 12 nếu vaccine của Pfizer/ BioTech được cấp phép đúng kế hoạch. Mexico sẽ có vaccine chỉ sau Mỹ vài ngày và cam kết cung cấp miễn phí trên toàn quốc. Các nhân viên y tế và người dân có nguy cơ nhiễm cao sẽ được ưu tiên trước.

Giám đốc Viện vaccine quốc gia (NVI) của Thái Lan ông Nakhon Premsri cho biết người dân sẽ được tiêm vaccine ngừa Covid-19 vào giữa năm 2021. Thái Lan sử dụng vaccine do Công ty Dược phẩm AstraZeneca có trụ sở tại Anh và Đại học Oxford phát triển. Vaccine sẽ được sản xuất tại nhà máy dược phẩm gần Bangkok của Tập đoàn Siam Bioscience.

Theo đó, AstraZeneca được chọn làm đối tác khu vực để sản xuất vaccine cho khu vực Đông Nam Á. Nhà máy có công suất tối đa là 15 triệu liều vaccine /tháng. Chính phủ Thái Lan cho biết họ cần 2 triệu liều mỗi tháng từ nhà máy.

Hiện tại Indonesia đang là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất vì Covid-19 ở Đông Nam Á. Quốc gia này đã xin phép triển khai chương trình tiêm chủng đại trà vào cuối năm. Nếu được cấp phép, Indonesia sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm ngừa vaccine Covide-19.

Cũng trong ngày 25/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết những công dân đầu tiên trong khối 27 quốc gia này có thể được tiêm vaccine Covid-19 vào Giáng sinh. Bà Leyen lưu ý các nước trong khối cần chuẩn bị kỹ công tác phân phối và vận chuyển vaccine

Có thể bạn quan tâm
Chi phí linh kiện chưa chiếm đến nửa giá bán iPhone 12

Fomalhaut Techno Solutions đã tháo iPhone 12 và 12 Pro để đánh giá nguồn gốc và giá thành của các bộ phận cấu thành thiết bị.

Nho vip của Nhật Bản về Việt Nam gây sốt gần 7 triệu đồng/chùm

Hình ảnh những quả nho khổng lồ, to hơn cả quả trứng gà bình thường đang gây sốt trên mạng xã hội Việt Nam tuần này, làm dấy lên nghi vấn về tính xác thực và nguồn gốc của chúng.

Cao Sao Vàng và nhiều sản phẩm Việt được ưa chuộng, rất có “giá” ở nước ngoài

Gần đây, cộng đồng mạng phát hiện sản phẩm Cao Sao Vàng vốn quen thuộc đã vắng bóng trên thị trường Việt một thời gian rất lâu đang là sản phẩm hot ở thị trường nước ngoài với giá bán cao ngất ngưởng. Không chỉ Cao Sao Vàng, hiện có nhiều sản phẩm Việt khá rẻ ở trong nước nhưng lại rất có giá ở nước ngoài.

Phát hiện khối kim loại bí ẩn ở sa mạc Utah, có thể do người ngoài hành tinh mang đến

Một phi hành đoàn trực thăng đến từ Cục Hàng không thuộc Bộ An toàn Công cộng Utah gần đây đã phát hiện ra một khối trụ kim loại lớn, nằm trong sa mạc đá phía đông nam Utah. Cho đến nay, không ai biết vật thể kim loại bí ẩn này thực sự là gì, hoặc làm thế nào nó có mặt tại nơi hẻo lánh này.

POCO tách khỏi Xiaomi, tấn công vào phân khúc phổ thông

Cùng với việc công bố tách khỏi Xiaomi để trở thành một thương hiệu độc lập, POCO đồng thời trình làng điện thoại phổ thông POCO M3.

Doanh số bán thiết bị Apple tăng mạnh dịp cuối năm, ngoại trừ AirPods

Trong một báo cáo mới được công bố, nhà phân tích Ming-chi Kuo của TF International đã cho biết rằng Apple đang chứng kiến nhu cầu mạnh hơn dự kiến đối với iPhone 12 Pro trong quý 4/2020.

FCC tiếp tục khẳng định ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia

Ủy ban truyền thông Liên bang (Federal Communications Commission – FCC) vừa thông báo từ chối yêu cầu của ZTE về việc xem xét lại việc chỉ định họ là mối đe dọa an ninh quốc gia tại Mỹ, điều mà ủy ban này đã đưa ra hồi tháng 6.

TikTok ra mắt tính năng cảnh báo cho người dùng mắc chứng động kinh cảm quang

Với tính năng mới này, người xem sẽ nhận được thông báo “Bỏ qua” nếu như họ có nguy cơ tiếp cận với những video có ánh sáng không phù hợp.

Công bố 17 startup huy động được 45,3 triệu USD trong chương trình Surge lần thứ 4

Chương trình Surge vận hành hướng tới các công ty khởi nghiệp trong khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ vừa công bố danh sách 17 công ty startup giai đoạn đầu được lựa chọn cho Surge 04 2020, trong đó có Việt Nam.

25 sinh viên ICT ưu tú tham gia Chương trình Đào tạo Hạt giống Viễn thông Tương lai 2020

Ngày 24/11, Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam (Huawei Việt Nam) khai mạc Chương trình Đào tạo Hạt giống Viễn thông Tương lai năm 2020 (Seeds for the Future) dành cho các sinh viên ưu tú ngành ICT của các trường đại học, học viện của Việt Nam.