Vaccine có ngăn được sự lây lan hoàn toàn dịch bệnh?

HIện các nhà khoa học vẫn chưa đủ số liệu để đánh giá khả năng ngăn chặn dịch bệnh của virus Covid-19, do đó không thể dự đoán được ngưỡng cần tiêm để tạo miễn dịch cộng đồng

Các kiểu miễn dịch

Với những người đã tiêm vaccine, họ có 2 kiểu miễn dịch. Nhóm người vẫn nhiễm bệnh nhưng bệnh tình không trở nặng và đôi khi không có triệu chứng, dù vậy vẫn có khả năng lây nhiễm như người chưa tiêm vaccine được gọi là kiểu miễn dịch hiệu quả. Miễn dịch hiệu quả là sự kết hợp của các tế bào bạch cầu T và B cùng với kháng thể.

Nhóm người còn lại có khả năng miễn dịch hoàn toàn được gọi là miễn dịch khử trùng. Miễn dịch khử trùng thiên về phần kháng thể với khả năng bảo vệ cơ thể hoàn toàn khỏi mầm bệnh bằng cách tránh không cho chúng bám đến các mục tiêu lây nhiễm như tế bào trong mũi, họng hoặc phổi…

Trường hợp virus Covid-19 kháng thể nhận biết được virus và bám vào protein gai trên bề mặt virus khiến chúng không thể bám vào tế bào. Để đạt được miễn dịch khử trùng, cơ thể người phải sản sinh đủ kháng thể để bắt được tất cả các virus xâm nhập vào cơ thể.

Kiểu thứ 2 là kiểu miễn dịch mà các nhà khoa học mong đợi nhưng thực tế ít khi đạt được. Từ khi được phát minh đến nay, các nhà khoa học ghi nhận vaccine chỉ có thể giảm tối đa các biến chứng nặng, không thể giúp người tiêm vô nhiễm hoàn toàn với virus. Điều này đặc biệt đúng với vaccine cúm, hầu hết người tiêm vaccine này đều nhiễm bệnh nhẹ và mau khỏi.

Vaccine Covid-19 là kiểu miễn dịch nào?

“Nói ngắn gọn là chúng ta vẫn chưa biết, vì nó quá mới”, điều đó có nghĩa là chúng ta đang tạo kháng thể một cách thực dụng – Danny Altmann, giáo sư về miễn dịch tại Trường Imperial College London cho biết.

Các nhà khoa học biết được kháng thể được sinh ra trong cơ thể người bệnh sau khi hồi phục không hoàn toàn giúp họ tránh việc tái nhiễm. Cụ thể, một nghiên cứu ở Anh với các nhân viên y tế, những người đã có kháng thể ở thời điểm đầu tiên của dịch bệnh có đến 17% trong số đó có khả năng nhiễm bệnh lần 2 trong thời gian ngắn. Đáng nói là hơn 66% trong số đó không có triệu chứng và vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Giáo sư Danny Altmann cho rằng – “Chúng ta đang đòi hỏi quá nhiều về hiệu quả của vaccine với lại virus mà chúng ta gần như không biết nhiều về nó”. Điểm sáng duy nhất là vaccine giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh và chuyển biến nặng dù khó có khả năng tạo miễn dịch khử trùng.

Các thử nghiệm lâm sàng hiện vẫn chưa đủ thông tin về lây nhiễm sau khi tiêm vaccine. Dữ liệu bị phân tán do các nơi đang bùng dịch áp dụng 2 biện pháp ngăn chặn dịch bệnh là tiêm vaccine và phong tỏa. Do đó, các kết quả đạt được khó xác nhận được hiệu quả đạt được nhờ vaccine hay phong tỏa hoặc kết hợp cả hai.

Hiệu quả ngăn sự lây lan dịch bệnh của các loại vaccine Covid-19

Vaccine Oxford-AstraZeneca trong giai đoạn thử nghiệm trên khỉ cho thấy những con khỉ đã được tiêm vaccine vẫn nhiễm bệnh tương tự như những con chưa được tiêm dù chúng có ít tế bào virus trong phổi hơn.

Do đó vaccine không giúp ngăn chặn lây lan nhưng giảm đáng kể nguy cơ tử vong của người nhiễm là điều có thể khẳng định. Kết quả công bố vào tháng 1/2021, sau khi tiêm mũi 1 khả năng lây nhiễm virus đạt hiệu quả 59% và giảm còn 4% khi tiêm đủ 2 mũi.

Vaccine Pfizer-BioNTech hiện vẫn chưa đủ thông tin chắc chắn rằng vaccine này có khả năng ngăn chặn 100% sự lây nhiễm. Các kết quả nghiên cứu trên khỉ cho thấy vaccine hiệu quả trong việc ngăn sự lây nhiễm trên khỉ nhưng vẫn chưa có kết quả trên người.

Một khảo sát nhỏ ở Israel với 102 nhân viên y tế cho thấy, có 2 người sau khi tiêm vaccine Pfizer có lượng kháng thể thấp và những người còn lại có lượng kháng thể cao hơn so với người thường. Dù đây không phải là thử nghiệm lâm sàng, chỉ có giá trị tham khảo nhưng các nơi đã tiêm vaccine đầy đủ có các ca nhiễm mới giảm đáng kể.

Vaccine Modena không tập trung vào việc vaccine có ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm hay không mà tập trung vào các số liệu người được tiêm có nhiễm virus sau mũi 1 và mũi 2 hay không dựa vào đó có kết quả so sánh hiệu quả của vaccine chính xác hơn.

Kết quả cho thấy vaccine Modena có khả năng ngăn chặn 2/3 số ca nhiễm mới. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa được các nhà nghiên cứu thẩm định của FDA thông qua đo mẫu thử nghiệm không đủ lớn.

Cũng có trụ sở tại Mỹ, vaccine Novavax công bố vào tháng 11/2020 rằng vaccine do công ty phát triển ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan dịch bệnh trong kết quả thử nghiệm trên khỉ khi chúng được tiêm đủ liều. Đây là kết quả mà các nhà khoa học mong đợi của một loại vaccine giúp người tiêm đạt được miễn dịch khử trùng. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm trên 30.000 người tự nguyện ở Mỹ và Mexico được công bố hồi tháng 6/2021 cho thấy, vaccine Novavax chỉ có hiệu quả bảo vệ hơn 90% với các biến thể virus Covid-19.

Dù chưa được phê duyệt và vẫn chưa đạt được hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm 100% như mong đợi, nhưng Novavax được đánh giá là một trong nhưng vaccine hiệu quả và đã được nhiều quốc gia đặt mua trước. Novavax dự kiến ​​sản xuất 2 tỷ liều vaccine phòng Covid-19 vào năm 2022 và sẽ nộp đơn xin phê duyệt khẩn cấp trong năm nay. 

Vivo nâng cấp mạnh hệ thống camera trên flagship X70 Pro

Ngoài hệ thống chống rung Gimbal thế hệ 3, vivo X70 Pro còn là smartphone đầu tiên có lớp phủ ZEISS T* trên ống kính, một công nghệ đã làm nên tên tuổi của ZEISS trong ngành nhiếp ảnh.

Tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có thể nhiễm và lây lan dịch bệnh Covid-19

Thực tế ghi nhận, sau thời gian tiêm vaccine ở các quốc gia trên thế giới không có một loại vaccine nào có thể giúp người được tiêm miễn nhiễm hoàn toàn 100% trước virus Covid-19, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả miễn dịch cộng đồng.

IBM và Mcredit công bố triển khai thành công tự động hóa quy trình ra quyết định

Ngày 23/9, IBM Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) công bố kết quả triển khai thành công Giai đoạn 1 của hợp tác đưa tự động hoá vào các quy trình ra quyết định.

Sau iPhone 13, iPhone sẽ thay đổi lớn

Dòng iPhone 13 năm nay không thực sự tạo ra các nâng cấp ấn tượng so với năm ngoái, tuy nhiên mọi thứ có thể thay đổi đáng kể trong vài năm tới.

Giới chuyên gia công nghệ đánh giá sao về iPhone 13?

Nhiều chuyên gia đánh giá ban đầu đều cho rằng loạt iPhone 13 là sản phẩm rất đáng để nâng cấp nếu người dùng đang dùng các dòng iPhone trước, còn dùng iPhone 12 thì vẫn chưa cần.

Ứng dụng gọi xe Be tự tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho tài xế đối tác

Trước nhu cầu lớn của đối tác tài xế, ứng dụng Be sẽ tổ chức xét nghiệm hàng tuần cho lực lượng người giao hàng của mình kể từ ngày 24/9.

Ra mắt laptop Yoga Slim 7 Pro màn hình OLED cao cấp, mở không gian công việc và giải trí

Mẫu laptop cao cấp Yoga Slim 7 Pro dành cho những người thích trải nghiệm công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng từ công việc đến giải trí vừa được Lenovo ra mắt thị trường Việt Nam sáng nay 22/9/2021.

Nếu bạn muốn cứu Trái đất, thì đừng chạy theo sự hào nhoáng của iPhone mới!

Đó là khẳng định của John Naughton, một giáo sư tại Anh chia sẻ trên tờ The Guardian về dòng điện thoại iPhone 13 vừa ra mắt. Nhận định mới của ông đang nhận được nhiều sự quan tâm, bởi đằng sau đó là hàng loạt quan điểm, lý luận đáng để suy ngẫm.

Giới chức an ninh Mỹ tranh cãi đưa Honor vào danh sách đen

Các cơ quan an ninh ở Hoa Kỳ đang tranh luận về việc có nên đưa Honor, thương hiệu cũ của Huawei, vào danh sách đen của Bộ Thương mại hay không.

Chưa lên kệ, iPhone 13 Pro Max đã được “đập hộp”

Một YouTuber ở Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, có tên SalimBaba Technical đã đăng tải màn đập hộp chiếc iPhone 13 Pro Max với hộp mới và màu vàng mới.