Bullstop: Ứng dụng dùng AI làm lá chắn chống nạn lừa đảo, bắt nạt trên mạng xã hội

Các nhà khoa học máy tính đến từ Đại học Aston, Birmingham đã phát triển một ứng dụng sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) mới lạ, để chống lại sự lừa đảo và bắt nạt trực tuyến.

Ứng dụng này có tên là Bullstop, là ứng dụng chống đe doạ trực tuyến duy nhất có thể tích hợp trực tiếp với các nền tảng mạng xã hội, để bảo vệ người dùng khỏi những kẻ bắt nạt và lừa đảo nhắn tin trực tiếp đến người dùng.

Ứng dụng AI mới vừa được ra mắt mang những tính năng ưu việt, giúp giải quyết một số vấn nạn tồn đọng của nhiều người dùng trên mạng xã hội.
Bắt nạt, lừa đảo, xúc phạm trực tuyến là hành vi quấy rối xảy ra trên các nền tảng kỹ thuật số, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Ảnh: @dole777 / Bapt.

Bullstop được phát triển bởi Semiu Salawu, ban đầu nó được thiết kế dành cho đối tượng thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên.

Ứng dụng được thiết kế không chỉ nhắm tới người trẻ tuổi, thường là nạn nhân chính của nạn lừa đảo, bắt nạt trực tuyến, mà nó cũng hữu ích cho những người trưởng thành thường xuyên sử dụng các công cụ truyền thông xã hội như Twitter, đối tượng này cũng thường xuyên bị lừa đảo, lạm dụng hay bắt nạt trực tuyến. Đây là những vấn nạn tiêu cực được đánh giá là đang phổ biến trên khắp các loại hình phương tiện truyền thông xã hội.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ và mọi người phải thực hiện việc giãn cách xã hội, nhiều thanh niên và người trưởng thành đã đưa cuộc sống của họ lên mạng nhiều hơn, thời gian sử dụng mạng xã hội cũng tăng lên đáng kể, điều này thúc đẩy vấn nạn lừa đảo, bắt nạn trực tuyến cũng tăng lên đáng kể.

Ứng dụng AI mới vừa được ra mắt mang những tính năng ưu việt, giúp giải quyết một số vấn nạn tồn đọng của nhiều người dùng trên mạng xã hội.
Bullstop là ứng dụng chống đe doạ trực tuyến duy nhất bảo vệ người dùng khỏi nạn lừa đảo và bắt nạt trực tuyến. Ảnh: @Bullstop / Google Play.

Được biết, Cơ quan thống kê so sánh Comparitech.com đã khảo sát hơn 1000 phụ huynh trên toàn cầu và kết quả cho thấy rằng, từ năm 2018 đến 2020, 1/5 trong tất cả các vụ bắt nạt xảy ra là thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội và ứng dụng, 11% các vụ bắt nạt, lừa đảo trực tuyến xảy ra qua mục tin nhắn văn bản gửi đến và đi trên các nền tảng này.

Các báo cáo về việc đe doạ trực tuyến đã tăng khoảng 70% khi bắt đầu thực hiện lệnh giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Theo dữ liệu từ công ty khởi nghiệp Israel, L1ght in Digital Trends, con số này cũng cho thấy những người trẻ tuổi đặc biệt phải đối mặt với các tác hại trực tuyến một cách mạnh mẽ.

Theo các chuyên gia, ứng dụng Bullstop độc đáo ở chỗ là nó giám sát hồ sơ truyền thông mạng xã hội của người dùng và quét các tin nhắn đến gây khó chịu, để đảm bảo người dùng không bị lạm dụng, cũng như chặn các tin nhắn gửi đi gây khó chịu cho người khác. Đồng thời ứng dụng cũng có thể đảm bảo người dùng sử dụng ngôn ngữ không phù hợp, gây kích động gửi tới người khác.

Khả năng kiểm soát này hoạt động thông qua thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) được thiết kế để hiểu ngôn ngữ viết của người dùng: nó có thể phân tích các tin nhắn và gắn cờ nội dung gây khó chịu, kích động, chẳng hạn như các trường hợp đe doạ trực tuyến, lạm dụng, lăng mạ hoặc đe dọa, khiêu dâm hay spam.

Tin nhắn xúc phạm, đe dọa khi bị ứng dụng phát hiện có thể bị xóa ngay lập tức khỏi hộp thư đến của người dùng. Tuy nhiên, một bản sao của các tin nhắn đã xóa sẽ được giữ lại nếu người dùng muốn xem lại chúng. Thực tế, ứng dụng Bullstop có cấu hình AI cao nên có thể loại bỏ toàn diện các tin nhắn không phù hợp.

Chuyên gia Semiu Salawu cho biết: “Ứng dụng này khác với các ứng dụng khác ở chỗ nó sử dụng trí thông minh nhân tạo để phát hiện các mối đe doạ trực tuyến chuẩn xác, toàn diện nhất. Hiện cũng có các ứng dụng chống đe doạ trực tuyến khác, nhưng dùng cơ chế nhận diện từ khóa để phát hiện các trường hợp bắt nạt, cách này không phù hợp với nhiều loại ngôn ngữ và loại hình phức tạp của các câu từ đe dọa”.

“AI trong Bullstop đã được đào tạo để học hơn 60.000 bài đăng trên mạng xã hội Twitter để nhận ra không chỉ ngôn ngữ lăng mạ, xúc phạm, mà còn nhận diện cả các loại hình ngôn ngữ kiểu câu châm biếm, bắt nạt, mà các cơ chế nhận diện bằng từ khóa thông thường rất khó nhận diện toàn diện, hiệu quả.

Cấu trúc AI sử dụng kiến trúc dựa trên dữ liệu đám mây phân tán, giúp ‘các trình phân loại’ có thể được hoán đổi thuật toán tự động liên tục, để nhận diện các ngôn ngữ phức tạp trên các mạng xã hội.”, Semiu Salawu chia sẻ thêm.

Bullstop hiện đã hỗ trợ và bắt đầu được thử nghiệm trên Twitter, chủ yếu là mục tin nhắn. Nếu nhận được phản hồi tốt, phát huy hiệu quả tối đa thì ứng dụng này sẽ sớm được tích hợp trên Facebook và Instagram.

Ứng dụng hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm beta, có nghĩa là các nhà nghiên cứu mời người dùng ứng dụng cung cấp cho họ phản hồi, để giúp họ cải thiện ứng dụng nhiều hơn. Nó đã được thử nghiệm với một số thanh niên và các chuyên gia bao gồm giáo viên, cảnh sát và nhà tâm lý học.

Một người dùng 11 tuổi nói: “Tôi thích điều đó, vì khi tôi muốn nhắn tin cho mọi người hay người khác gửi tin nhắn đến cho tôi, nó có thể kiểm tra vì không muốn tôi bị tổn thương ở bất cứ tình huống nào, và nó cũng không muốn tôi làm tổn thương người khác”.

Ứng dụng AI mới vừa được ra mắt mang những tính năng ưu việt, giúp giải quyết một số vấn nạn tồn đọng của nhiều người dùng trên mạng xã hội.
Ứng dụng Bullstop có sẵn miễn phí và hiện có thể tải xuống trên kho ứng dụng Google Play Store. Ảnh: @Bullstop / Google Play.

Người phát ngôn của đơn vị Quản lý tội phạm mạng thuộc Cảnh sát West Midlands cho biết: “Ấn tượng ban đầu của tôi về ứng dụng này là rất tốt. Nó hoạt động linh hoạt, nhanh, nhạy, hiểu rất nhanh hành vi sử dụng mạng xã hội của người dùng, kiểm soát liên tục các tình huống xấu liên quan đến mục tin nhắn”.

Đây có thể là một công cụ hỗ trợ cho các bậc cha mẹ, khi họ cũng đang mong muốn bảo vệ con mình khỏi tình trạng lừa đảo, bắt nạt trực tuyến. Khi công cụ này hoàn chỉnh có thể đây là thứ mà cảnh sát cần, với tư cách như một công cụ bảo vệ an toàn.

Một bác sĩ đa khoa đã thử nghiệm chia sẻ, ứng dụng này sẽ giúp các bệnh nhân trẻ chặn các liên lạc gây khó chịu, tổn thương về tinh thần, và đây cũng là một cách hữu hiệu để kiểm soát thể trạng tinh thần bệnh nhân.

Ứng dụng Bullstop hiện có sẵn miễn phí và có thể tải xuống từ kho ứng dụng Google Play Store.

Theo Medicalxpress

Có thể bạn quan tâm
Garmin ra mắt đồng hồ thông minh sạc bằng năng lượng mặt trời

Ngày 15/7, Garmin Việt Nam giới thiệu thêm tính năng sạc năng lượng mặt trời trên các dòng sản phẩm đồng hồ thể thao của hãng là Instinct, fēnix 6 và 6S với thấu kính trong suốt có thể hấp thụ 100% ánh sáng.

Camera siêu nhẹ, cưỡi lưng côn trùng ghi lại khoảnh khắc kỳ diệu của tự nhiên

Nhờ một camera siêu nhỏ, siêu nhẹ mới, bạn có thể quan sát thế giới tự nhiên một cách chân thực nhất từ phía sau lưng con bọ cánh cứng.

Samsung ra bộ đôi màn hình Odyssey độ cong 1000R, hợp với game thủ

Ngày 16/7, công ty Samsung Vina Việt Nam chính thức giới thiệu bộ đôi màn hình gaming độ cong 1000R – Odyssey G7 và G9.

Cẩn thận với các cuộc gọi mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tiền

Bộ TT&TT liên tiếp cảnh báo đến người dùng cẩn thận trước nạn lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua tin nhắn SMS. Trong khi đó, VNPT mới đây cũng đã phát đi cảnh báo đến khách hàng của mình về vấn nạn cuộc gọi mạo danh đang có dấu hiệu bùng phát.

ThinkStation P620: máy trạm 64 nhân trên nền tảng socket đơn đầu tiên

ThinkStation P620 là máy trạm chuyên dụng đầu tiên trang bị chip xử lý Ryzen Threadripper PRO mới của AMD 64 nhân vừa được Lenovo ra mắt thị trường.

Pin lithium công nghệ mới sạc cực nhanh, giảm nguy cơ cháy nổ

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas A & M đã phát minh ra một công nghệ mới có thể ngăn chặn pin lithium không bị nóng và hỏng.

Sạc nhanh Oppo 125W đạt 41% viên pin 4.000mAh trong 5 phút

Oppo vừa ra mắt các giải pháp sạc nhanh mới, bao gồm công nghệ sạc có dây và không dây, cùng sản phẩm sạc nhanh siêu nhỏ.

Facebook ‘tiếp tay’ cho sách giả, tiền giả?

Chỉ cần tìm kiếm trên Facebook với từ khóa “sách” và “đổi tiền”, Facebook sẽ gợi ý người dùng đến những trang (page) hay tài khoản bán sách giả, đổi tiền giả được quảng cáo công khai với những lời chào mời hấp dẫn.

Apple mất cho Samsung 1 tỷ USD, nhưng thoát án phạt 15 tỷ USD của EU

Apple chịu một khoản phạt 1 tỷ USD cho Samsung vì bán được quá ít iPhone, nhưng tránh được việc truy thu khoản tiền thuế lên tới 13 tỷ euro (15 tỷ USD) của Liên minh châu Âu.

TikTok bị Hàn Quốc phạt 155.000 USD lạm dụng dữ liệu trẻ vị thành niên

Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) phạt TikTok 186 triệu won (gần 155.000 USD) do hành vi thu thập và chuyển dữ liệu bất hợp pháp đối với trẻ vị thành niên.