Ukraine quét khuôn mặt lính Nga tử trận rồi liên lạc với các bà mẹ

Ukraine đã bắt đầu sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt Clearview AI trong chiến tranh. Ảnh: @AFP.

Các quan chức Ukraine cho rằng, việc sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt Clearview AI có thể giúp chấm dứt cuộc chiến tàn khốc. Nhưng một số chuyên gia gọi đó là “chiến tranh tâm lý cổ điển” tạo tiền lệ khủng khiếp.

Tính tới thời điểm hiện tại, các quan chức Ukraine đã thực hiện hơn 8.600 cuộc tìm kiếm nhận dạng khuôn mặt đối với những binh lính Nga đã tử trận hoặc bị bắt trong hơn 6 tuần kể từ khi cuộc xâm lược của Moscow bắt đầu, họ sử dụng các bản quét để xác định thi thể lính Nga và liên lạc với hàng trăm gia đình của họ, và đây cũng là một trong những ứng dụng khủng khiếp nhất của công nghệ trong chiến sự thời hiện đại cho đến nay.

Quân đội CNTT của Ukraine, một lực lượng tin tặc và các nhà hoạt động tình nguyện nhận sự chỉ đạo của chính phủ Ukraine cho biết, họ đã sử dụng những thông tin nhận dạng đó để thông báo cho gia đình về cái chết của 582 người lính Nga, bao gồm cả việc gửi cho họ những bức ảnh về những xác chết bị bỏ rơi trên chiến trường. Trong khi đó, người Ukraine ủng hộ việc sử dụng phần mềm quét khuôn mặt của công ty công nghệ Mỹ Clearview AI như một cách tàn bạo, nhưng hiệu quả để khuấy động bất đồng bên trong nước Nga, làm nản lòng các chiến binh khác và đẩy nhanh cuộc chiến tranh tàn khốc sớm đi vào kết thúc.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích công nghệ và quân sự lo ngại rằng, chiến lược này có thể phản tác dụng, làm bùng phát cơn giận dữ về một chiến dịch gây sốc nhắm vào những bà mẹ đang ở cách xa những người điều khiển cỗ máy chiến tranh của Điện Kremlin cách hàng nghìn km.

Ukraine quét khuôn mặt lính Nga tử trận rồi liên lạc với các bà mẹ - Clearview AI 1 1
Một quân nhân Ukraine chụp ảnh một binh sĩ Nga thiệt mạng sau khi lực lượng Ukraine đánh chiếm một vị trí của Nga bên ngoài Kyiv vào ngày 31/3. Ảnh: @Vadim Ghirda/AFP.

Stephanie Hare, một nhà nghiên cứu giám sát ở London cho biết, sự đoàn kết của phương Tây với Ukraine khiến nước này có xu hướng ủng hộ một hành động cấp tiến nhằm tận dụng nỗi đau gia đình. Nhưng việc liên lạc với cha mẹ của những người lính Nga tử trận kém may mắn này là một dạng “chiến tranh tâm lý cổ điển” và nó có thể đặt ra một tiêu chuẩn mới nguy hiểm cho các cuộc xung đột trong tương lai.

“Nếu đó là những người lính Nga làm điều này với các bà mẹ Ukraine”, các bà mẹ ấy có thể sẽ nói: “Ôi trời ơi, thật dã man; Hãy nhìn những người Nga vô luật pháp, độc ác, họ lại làm điều này với con trai của chúng tôi?”, Stephanie Hare đặt giả thuyết.

Giám đốc điều hành của Clearview, Hoan Ton-That nói với trang The Washington Post rằng, hơn 340 quan chức tại 5 cơ quan chính phủ Ukraine hiện có thể sử dụng công cụ Clearview AI của họ để thực hiện tìm kiếm nhận dạng khuôn mặt bất cứ khi nào họ muốn, và miễn phí.

Thực tế, công ty của Ton-That lần đầu tiên cung cấp dịch vụ của mình vào tháng trước cho Bộ Quốc phòng Ukraine, sau khi ông thấy tuyên truyền của Nga cho rằng, những người lính Nga bị bắt ở đó là chỉ diễn viên đóng thế hoặc là thành quả của một màn gian lận. Ngay lập tức Giám đốc điều hành Clearview Hoan Ton-That đã gửi một lá thư tới Kyiv đề nghị hỗ trợ. Sau đó thì kế hoạch đã được khẩn trương triển khai.

Vốn dĩ, hệ thống Clearview AI chủ yếu được sử dụng bởi các sĩ quan cảnh sát và các nhà điều tra liên bang ở Hoa Kỳ để xem liệu bức ảnh của một nghi phạm hoặc nhân chứng có khớp với bất kỳ người nào khác trong cơ sở dữ liệu của họ gồm 20 tỷ hình ảnh được lấy từ mạng xã hội và Internet công cộng hay không. Nhưng khoảng 10%, tương đương 2 tỷ hình ảnh cơ sở dữ liệu đến từ mạng xã hội lớn nhất của Nga, VKontakte được gọi là VK, khiến Clearview AI trở thành một công cụ hữu ích tiềm năng để quét chiến trường, Ton-That nói.

Trong email mà Clearview chia sẻ với trang The Post, một đại diện của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, họ đã thử nghiệm Clearview AI bằng cách quét ảnh khuôn mặt của những người lính Nga tử trận, và “rất ngạc nhiên” khi công cụ này trả về các liên kết đến tài khoản VK và Instagram của lính Nga đó.

Nhưng kết quả tìm kiếm nhận dạng khuôn mặt không bao giờ là hoàn hảo và một số chuyên gia lo lắng rằng, việc xác định sai có thể dẫn đến việc thông báo nhầm tới các gia đình ở Nga là con họ đã chết, điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa trạng thái sự sống hoặc cái chết.

Vì vậy, Privacy International, một nhóm lên tiếng ủng hộ bảo vệ quyền kỹ thuật số an toàn, tự do quốc tế đã kêu gọi công ty Clearview chấm dứt công việc của mình ở Ukraine, nhóm nói rằng “những hậu quả tiềm ẩn sẽ quá tàn khốc để có thể chịu đựng được- chẳng hạn như nhận dạng nhầm giữa thường dân với binh lính”. Tuy nhiên, Ton-That nói rằng công cụ tìm kiếm của Clearview là chính xác, kể cả trong những trường hợp “tổn thương da mặt” có nghiêm trọng.

Ton-That cho biết thêm rằng, tham vọng duy nhất của công ty là giúp bảo vệ một đất nước bị bao vây. Nhưng ông cũng thừa nhận chiến tranh đã giúp cung cấp một “ví dụ điển hình cho các bộ phận khác của chính phủ Hoa Kỳ để xem các trường hợp sử dụng này hoạt động như thế nào”. “Đây là một cuộc chiến mới”, ông nói. Và người Ukraine “rất sáng tạo với những gì họ có thể làm”.

Ukraine quét khuôn mặt lính Nga tử trận rồi liên lạc với các bà mẹ - Clearview AI 2
Ukraine đã sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt để xác định thi thể của các binh sĩ Nga thiệt mạng và liên lạc với mẹ của họ. Ảnh này là khoảnh khắc người mẹ ôm chân dung đứa con trai đã chết của mình. Ảnh: @AFP.

Ton-That cũng cho biết, các cơ quan Ukraine đã sử dụng ứng dụng này để xác nhận danh tính của những người tại các trạm kiểm soát quân sự, và kiểm tra xem liệu có kẻ xâm nhập hay kẻ phá hoại nào của Nga trà trộn vào hay không. Ông cho rằng, hệ thống này có thể ngăn chặn các binh sĩ Nga vi phạm tội ác chiến tranh vì sợ bị nhận dạng và cho biết, người Ukraine cũng đang xem xét sử dụng công cụ này để xác minh danh tính của những người tị nạn Ukraine và chủ nhà của họ, khi họ chạy trốn để đảm bảo an toàn.

Công ty Clearview đã gây tranh cãi quốc tế trong nhiều năm vì cách họ thu thập ảnh cho cơ sở dữ liệu của mình, thu thập một lượng lớn từ các công ty truyền thông xã hội, và các trang web Internet khác mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Công ty đã phải đối mặt với các cuộc điều tra của các chính phủ, các vụ kiện liên tục và yêu cầu từ các quốc gia để xóa dữ liệu công dân của họ.

Trong một bài thuyết trình với nhà đầu tư lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 2 bởi trang The Post, công ty cho biết họ muốn huy động 50 triệu đô la để mở rộng các dịch vụ của mình cho các khách hàng trong ngành công nghiệp tư nhân, và tăng cường khả năng thu thập dữ liệu của mình để “hầu hết mọi người trên thế giới đều có thể nhận dạng được”.

Stephanie Hare, nhà nghiên cứu cho biết Clearview có vẻ háo hức sử dụng công việc ở Ukraine của mình như một cách để quảng cáo bản thân với các khách hàng chính phủ trên toàn thế giới và họ đang “kiếm tiền trên thảm kịch”.

Đồng tình với quan điểm này, Albert Fox Cahn, một Giám đốc Công nghệ Giám sát ở New York, Mỹ mô tả việc xác định danh tính người đã khuất có lẽ là cách ít nguy hiểm nhất để triển khai công nghệ trong chiến tranh, nhưng ông nói rằng, “một khi bạn đưa hệ thống này và cơ sở dữ liệu liên quan vào vùng chiến sự, bạn sẽ không kiểm soát được cách nó sẽ được sử dụng và lạm dụng đến mức khủng khiếp và cực đoan như thế nào”.

Theo Washingtonpost

Có thể bạn quan tâm
Bất chấp khủng hoảng, lĩnh vực bán dẫn đã có một năm thành công

Bất chấp tình trạng khủng hoảng chip trên toàn cầu, các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đã có một năm khởi sắc về doanh thu trong năm 2021.

Tuyến cáp quang biển APG lại bị đứt

Theo thông tin từ một đơn vị cung cấp internet (ISP) tại Việt Nam, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố trên phân đoạn S1.7 cách khu vực Đông Nam Á khoảng 910 km.

Diễn đàn ‘Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai’

Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF) năm 2022 đã diễn ra tại TP.HCM với sự tham gia của hơn 900 đại biểu trong nước và quốc tế. Sự kiện nhấn mạnh đến tầm nhìn, sự quyết tâm chuyển đổi số của thành phố với ba trụ cột chính quyền số, xã hội số và kinh tế số, làm động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai.

Apple gọi Meta đạo đức giả, tiếp tục cuộc khẩu chiến mối thù nhiều năm

Apple đã tiếp tục khẩu chiến với Meta- công ty mẹ của Facebook trong tuần này về vấn đề thu phí đối với nhà phát triển ứng dụng.

TikTok bị điều tra vì không kiểm duyệt nội dung lạm dụng tình dục trẻ em

Nền tảng truyền thông xã hội TikTok được cho là đang bị điều tra tại Mỹ vì thiếu kiểm duyệt trong lĩnh vực ngăn chặn việc chia sẻ nội dung lạm dụng tình dục trẻ em (CSAM).

iPhone 13 Series xanh lá lên kệ, iPhone sốt lần nữa

Ngày 15/04/2022, những chiếc iPhone 13 Series Xanh lá đầu tiên đã được giao đến khách hàng, các đại lý ủy quyền lớn của Apple như FPT Shop và Minh Tuấn Mobile đã nhanh chóng có các chương trình thu hút người dùng.

Hàng loạt smartphone sẽ giảm giá mạnh từ ngày 15-17/4

Thông qua chương trình ưu đãi được các hệ thống bán lẻ áp dụng trong 3 ngày từ 15 – 17/4, hàng loạt mẫu smartphone từ phổ thông đến cao cấp đều được giảm giá mạnh.

Meta muốn tái hiện “khoảnh khắc iPhone” vào năm 2024

Khi Apple chuẩn bị sẵn sàng với các sản phẩm kính và tai nghe AR/VR của riêng mình, Meta cũng đẩy nhanh hoạt động của mình.

Amazon khuyến cáo việc bị mạo danh lừa đảo tuyển dụng

Các nhóm lừa đảo lấy tên Amazon để liên hệ với người có nhu cầu tìm việc, mời tham gia làm việc, buộc nạn nhân ứng tiền để có việc hay phải mua các đơn hàng ảo.

Bị quấn trong “băng đỏ”, các công ty khởi nghiệp Trung Quốc dần từ bỏ giấc mơ đại lục

Đối mặt với những hạn chế, các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc suy nghĩ lại về tương lai của họ.