Tính đến Quý 3 năm 2021, cả nước có 29 bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức độ 4 – mức cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng, đạt gần 35%.
Theo thống kê của Cục Tin học hóa, đến hết quý III, toàn bộ 20/20 bộ, ngành có cung cấp dịch vụ công đều đã ban hành kế hoạch, danh mục các dịch vụ công đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức 4; với các địa phương là 60/63 tỉnh, thành phố, đạt 95%.
Tính đến ngày 20/9, trung bình trên cả nước tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã đạt 48,27%, gấp 4,5 lần so với năm 2019 và gấp 1,5 lần so với năm 2020. Đến hết quý III, cả nước đã có 29/83 bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4.
Trong đó, 6 bộ, ngành hoàn thành nhiệm vụ này là Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ KH&CN. Với các địa phương, 23 tỉnh, thành phố đã cung cấp trực tuyến mức 4 cho người dân, doanh nghiệp toàn bộ 100% dịch vụ công đủ điều kiện gồm có Tây Ninh, Ninh Thuận, Nam Định, Đà Nẵng, Hà Giang, Lào Cai, Hậu Giang, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bình Phước, Thái Nguyên, Bình Dương, Bến Tre, Hà Nam, Vĩnh Long, Ninh Bình, Kiên Giang, Phú Yên, Lạng Sơn, Sóc Trăng, Bình Định và Bắc Giang.
Thông tin trên đã được ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết tại hội thảo trực tuyến công bố báo cáo kết quả đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 và thúc đẩy cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4. Hội thảo được Bộ TT&TT và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp tổ chức chiều ngày 19/10.
Đại diện Cục Tin học hóa cho biết thêm, cho đến nay vẫn có nhiều bộ, tỉnh chưa thực sự coi việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 là cấp thiết, cần được ưu tiên hàng đầu và quyết liệt triển khai trong thời điểm hiện nay. Các bộ, tỉnh còn gặp vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ này do thiếu kinh phí đầu tư, hoặc không kịp thực hiện quy trình đầu tư; do e ngại về hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 4, hồ sơ xử lý trực tuyến còn ít.
Theo đại diện Cục Tin học hóa, nguyên nhân cũng do phía cơ quan nhà nước chưa khuyến khích người dân sử dụng, chuyển làm việc môi trường số; nhiều người dân thiếu thói quen, kỹ năng, thiết bị sử dụng dịch vụ.
Để tháo gỡ khó khăn này, các bộ, tỉnh có thể áp dụng kinh nghiệm của TP.HCM. Từ trung tuần tháng 8, Hội đồng nhân dân TP.HCM đã quyết định giảm 50% lệ phí khi người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 như đăng ký cư trú, hộ tịch; cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; đăng ký kinh doanh; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; cấp phép xây dựng.
Hãng OPPO đang có kế hoạch nghiên cứu và tự sản xuất chip SoC dành cho các thiết bị di động của mình, để tránh phụ thuộc vào hai nhà cung cấp chip di động hiện tại là Qualcomm và MediaTek.
HT Aero, công ty di chuyển hàng không đô thị Trung Quốc được hỗ trợ bởi hãng xe điện Xpeng, đã huy động được hơn 500 triệu USD từ các nhà đầu tư bên ngoài.
Gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook đang lên kế hoạch đổi tên thương hiệu với tên mới vào tuần tới?
Theo báo cáo DTI 2020, Bộ Tài chính với giá trị DTI 0,4944 trở thành cơ quan dẫn đầu về chuyển đổi số ở nhóm 18 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công. Trong khi đó, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) dẫn đầu nhóm 7 bộ, ngành không cung cấp dịch vụ công với giá trị DTI là 0,2995.
Thế hệ tiếp theo của dòng smartphone Pixel được Google trang bị chip SoC Google Tensor do mình tự sản xuất, nâng cấp mạnh về hệ thống camera và có giá bán rất cạnh tranh. Máy đã được Google trình làng tại sự kiện trực tuyến diễn ra vào lúc 0h00 ngày 20/10 (theo giờ Việt Nam).
Ngày 19/10/2021, Quỹ đầu tư MeiVentures và Liên minh Chuyển đổi số DTS ký kết hợp tác chiến lược và ra mắt BIC – vườn ươm khởi nghiệp cho các start-up công nghệ tại Việt Nam, với nguồn vốn ban đầu 15 triệu đô la Mỹ.
Apple hiện đang bán một tấm vải với giá 25 EUR trên cửa hàng trực tuyến của mình. Miếng vải đắt tiền này có thể được sử dụng để lau màn hình MacBook Pro, iPhone và cả iPad mới.
Dòng tai nghe true wireless Philips TAT4556 được Philips sản xuất theo phong cách của nhóm nhạc nữ nổi tiếng Hàn Quốc – STAYC.
Giá bán lẻ dự kiến cho dòng Macbook Pro 2021 sẽ dao động từ 55,99 triệu đồng đến 99,99 triệu đồng. Máy dự kiến sẽ về Việt Nam trong tháng 11.
Ngày 19/10, chương trình hướng nghiệp TechBee dành cho học sinh tốt nghiệp trung học đã được công ty HCL Technologies khởi động tại Việt Nam, với kế hoạch thu hút 2.600 ứng viên trong vòng 5 năm tới.