Nhậm Chính Phi – Chủ tịch Huawei đã trả lời trên kênh CNN rằng “Họ (Mỹ), không mua của chúng tôi, chúng tôi bán cho người khác!”. Trước sức ép của Hoa Kỳ lên các đồng minh, con đường rộng mở trong kế hoạch triển khai mạng di động 5G của Huawei có thể đang thu hẹp dần.
Nhậm Chính Phi rất tự tin về công nghệ 5G của Huawei, ông cho rằng Mỹ không đại diện cho thế giới mà chỉ đại diện cho một phần của thế giới. Nên nếu mạng 5G của Huawei không triển khai được ở Mỹ, thị trường mà ông Nhậm Chính Phi cho là khá nhỏ thì vẫn còn nhiều thị trường khác có thể triển khai mạng 5G. Các chính sách hạn chế việc triển khai mạng 5G của Mỹ sẽ gây tổn hại cho chính lợi ích của các công ty và người Mỹ – ông Phi nhấn mạnh.
Ông Nhậm Chính Phi trong một buổi phỏng vấn với kênh CNN
Ngày 15/6, Mỹ đã ký sắt lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các công ty nước ngoài được cho là mối đe dọa an ninh quốc gia. Cùng lúc, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen (Entity List), và cấm các công ty Mỹ mua bán các thiết bị công nghệ từ các công ty có tên trong danh sách này mà không có sự cho phép của Mỹ.
Là quốc gia đi đầu trong nỗ lực hạn chế Huawei triển khai mạng di động 5G với lý do bảo mật, Mỹ còn gây áp lực lên các đồng minh để loại bỏ Huawei không chỉ khỏi thị trường Mỹ và các nước Phương Tây.
Hiện tại, Huawei đang đối mặt nhiều cáo buộc từ các quốc gia khác về nguy cơ an ninh đến từ các thiết bị và công nghệ của Huawei.
Mạng tình báo Five Eye, liên thủ loại bỏ công nghệ 5G của Huawei
Huawei cho biết hãng đã ký được hơn 40 hợp đồng triển khai mạng 5G trên khắp thế giới từ châu Á, châu Âu và Trung Đông.
Mỹ gây áp lực lên các quốc gia đồng minh nhằm loại bỏ Huawei ra khỏi việc triển khai mạng 5G
Mỹ cùng với các đồng minh Úc, New Zealand, Anh và Canada tạo nên mạng chia sẻ thông tin tình báo Five Eye, tìm cách loại hoàn toàn Huawei ra khỏi quốc gia của mình. Chỉ cần 1 trong 5 nước này sử dụng công nghệ 5G của Huawei cũng sẽ làm ảnh hưởng đến nỗ lực loại trừ Huawei của Mỹ.
Năm ngoái, Úc đã cấm Huawei và ZTE cung cấp các thiết bị cho các hãng viễn thông nước này khi họ áp dụng các quy tắc an ninh quốc gia. Úc cũng cảnh báo Anh đang làm suy yếu sự an toàn của hệ thống vì chưa loại hoàn toàn Huawei trong việc triển khai mạng 5G.
New Zealand chưa thể loại hoàn toàn Huawei ra khỏi các hợp đồng triển khai 5G nhưng đã ngăn hãng này triển khai mạng di động với các thiết bị 5G.
Ở Anh, mọi việc phức tạp hơn. Các công ty di động lớn của Anh gồm BT, Vodafone, EE và Three… đều có hợp đồng triển khai mạng 5G với Huawei. Mới đây BT và Vodafone quyết định tạm ngừng sử dụng các thiết bị của Huawei trong mạng của họ. Đến nay Anh vẫn đang xem xét lại việc triển khai mạng 5G và cân nhắc dùng các thiết bị 5G không cốt lõi của Huawei như cột ăng-ten.
Mỹ chính thức chặn tất cả các hoạt động của Huawei tại quốc gia này, và cảnh báo nếu Anh sử dụng những thiết bị 5G của Huawei sẽ có thể làm rạn nứt quan hệ của Anh – Mỹ.
Châu Âu đang cân nhắc
EU hồi tháng 3 đã đưa ra các khuyến cáo về an ninh trong việc triển khai 5G, đề nghị các quốc gia thành viên đánh giá lại hệ thống mạng vào tháng 6 và báo cáo lại cho Ủy Hội EU.
Hiện tại, cả kể các nước đồng minh của Mỹ tại châu Âu vẫn chưa có quốc gia nào chính thức cấm triển khai mạng 5G của Huawei.
Trước áp lực của Mỹ, Đức và Pháp cho biết sẽ cân nhắc việc có loại Huawei ra khỏi việc triển khai mạng 5G trong thời gian tới hay không. Cả hai quốc gia này vẫn chưa có những động thái cứng rắn với Huawei cho đến thời điểm hiện tại.
Hà Lan đến cuối tháng 6 mới có quyết định về việc sử dụng các thiết bị của Huawei trong việc triển khai mạng 5G. KPN, công ty viễn thông lớn nhất Hà Lan cho biết họ sẽ không để Huawei triển khai hạ tầng cốt lõi của mạng 5G nhưng Huawei vẫn có thể được cung cấp các thiết bị ít “nhạy cảm” hơn.
Châu Á và những thị trường khác
Tại Hàn Quốc, dịch vụ 5G đã được triển khai vào tháng trước, Huawei được cung cấp và triển khai mạng 5G cho một trong 3 nhà mạng tại nước này.
Tuy được mời tham gia thử nghiêm mạng 5G ở Ấn Độ và cuối năm nay, nhưng vài nguồn tin cho biết nước này có thể hạn chế sự tham gia của Huawei trong việc triển khai hạ tầng 5G.
Thái Lan đã cho phép Huawei thử nghiệm triển khai mạng 5G, và Indonesia cho biết họ đã sử dụng công nghệ của Huawei trong việc triển khai mạng 5G.
Nhật Bản, đồng minh của Mỹ ở châu Á đã chặn Huawei triển khai mạng 5G tại quốc gia này, nhưng như các nơi khác công nghệ 4G hiện tại của Nhật vẫn đang sử dụng của Huawei.
Theo các thông tin thống kê được, có hơn 200 nhà khai thác mạng tại hơn 85 quốc gia đầu tư vào mạng 5G dưới nhiều hình thức khác nhau tính đến tháng 3/2019. Nhu cầu triển khai mạng 5G tăng mạnh được cho là cơ hội của Huawei để triển khai mạng 5G trên toàn thế giới, đặc biệt ở những nước vẫn đang mở cửa chờ đón các nhà đầu tư nước ngoài.
Huawei cũng cho biết họ mới ký được 10 hợp đồng triển khai 5G tại khu vực Trung Đông, Châu Phi, và thông báo đã triển khai mạng 5G tại Johannesburg, Nam Phi với nhà cung cấp dữ liệu Rain.
Việt Nam – vẫn còn nhiều lựa chọn
Viettel cũng yêu cầu Nikkei rút lại thông tin sai trên, phía cũng Nikkei đã chỉnh sửa lại bài viết của mình.
Đến ngày 10/5, Viettel chính thức công bố cùng với tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) thực hiện kết nối đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam. Điều đó cho thấy, Viettel thêm một lần nữa muốn khẳng định, đối tác thử nghiệm công nghệ 5G cùng Viettel là Ericsson, không phải Huawei. Tuy nhiên, việc có sử dụng công nghệ và thiết bị 5G của Huawei sau này hay không khi triển khai trên diện rộng thì Viettel vẫn chưa có thông tin gì.
Rõ ràng như ông Nhậm Chính Phi nói, Mỹ chỉ đại diện cho một phần của thế giới, tuy nhiên sau lệnh cấm này liệu Huawei có còn thênh thang rộng bước trên con đường triển khai 5G nữa hay không lại là một câu chuyện khác. Mọi việc vẫn đang chờ thời gian trả lời trong cuộc chiến thương mại đang rất được cả thế giới quan tâm này.
Nếu những đàm phán giữa Huawei và chính quyền Mỹ tiếp tục trở nên bế tắc, thì HongMeng sẽ là hệ điều hành chủ đạo trên điện thoại Huawei trong thời gian tới.
Không chỉ tăng về số lượng lên 84%, thời lượng trung bình của những vụ tấn công DDoS đã tăng vọt lên 487% trong Quý 1/2019 so với quý trước đó.
Camera zoom quang học sẽ là cuộc chơi mới của các nhà sản xuất điện thoại di động toàn cầu khi mới đây, nhà sản xuất Hàn Quốc dần hé lộ về việc trang bị một cụm camera “siêu zoom” trên chiếc điện thoại cao cấp nhất của hãng vào cuối năm nay.
Trước tác động quá lớn của việc Google công bố dừng hợp tác kinh doanh với Huawei, Bộ Thương mại Mỹ đã có ngay động thái “can thiệp”, gia hạn thêm 3 tháng để xoa dịu tình hình.
Ở thị trường điện thoại Việt Nam, lệnh cấm của Mỹ trước mắt vẫn chưa có một ảnh hưởng rõ rệt nào kể cả với Huawei, các cửa hàng hiện vẫn khẳng định không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm và người dùng cuối vẫn sử dụng điện các điện thoại của Huawei bình thường.
Song hành cùng các sự kiện lớn, Samsung thường tung ra những phiên bản Galaxy giới hạn với lối thiết kế độc đáo để thu hút sự chú ý của người dùng. Những phiên bản giới hạn này luôn thể hiện sự đón đầu xu hướng của nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc trong cả thiết kế lẫn công nghệ tích hợp.
Theo sau Google, các hãng công nghệ khác như Intel, Qualcomm và Broadcom đã đồng loạt tuyên bố ngừng hợp tác với Huawei nhằm tuân thủ sắc lệnh mới vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành.
Chỉ trong vài năm, từ một đơn vị sản xuất hộp tổng đài điện thoại, Huawei nay đã trở thành hãng công nghệ hàng đầu thế giới, với tham vọng trở thành thương hiệu số 1 trong lãnh vực viễn thông và công nghệ di động.
Pin của Galaxy Note 10 được đồn đoán sẽ có dung lượng không cao trong khi phải đảm nhiệm nhiều tính năng mới. Lẽ nào cơn ác mộng mang tên Galaxy Note 7 khiến Samsung không dám mạnh tay nhồi một quả pin lớn vào sản phẩm đang rất được kỳ vọng này?
Oppo vừa chính thức nộp đơn xin cấp bằng sáng chế mô tả về một smartphone có cơ chế camera xoay từ sau ra trước. Khi ra mắt, đây sẽ là chiếc điện thoại kế nhiệm Oppo N1 và N3 tích hợp camera xoay có cách đây hơn nửa thập kỷ.