Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.
Hôm 3/2, Thủ tướng vừa ký ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin (CNTT) và giao dịch điện tử.
Nghị định mới của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2020 quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Bưu chính, Viễn thông, Tần số vô tuyến điện, CNTT (gồm phát triển công nghiệp CNTT; đầu tư, mua sắm; an toàn thông tin mạng; chống thư rác, tin nhắn rác; mạng xã hội, trang thông tin điện tử…) và các giao dịch điện tử.
Đối với các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính gồm có cảnh cáo và phạt tiền. Mức xử phạt 40 triệu đồng là mức tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân. Còn trong các lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin thì mức phạt tối đa đối với cá nhân là 100 triệu đồng.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung khác như tước giấy phép có thời hạn đối với giấy phép bưu chính, viễn thông, thiết lập mạng viễn thông, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, giấy phép kinh doanh sản phẩm, thiếp lập mạng xã hội…; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 đến 24 tháng; trục xuất.
Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.
Đặc biệt, Điều 101 nghị định mới quy định mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; các thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội hay cung cấp các ấn phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ, chưa được phép lưu hành; Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời quy định sử dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm như đã nêu.
Trước đó, cơ quan chức năng đã làm việc và xử phạt vi phạm hành chính đối với một số cá nhân tung tin sai sự thật liên quan đến virus corona lên mạng xã hội Facebook và Zalo. Ba nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam cũng được cơ quan chức năng mời lên làm việc do tung tin không đúng sự thật về virus corona lên trang cá nhân khiến nhiều không ít người cảm thấy hoang mang.
Lực lượng chức năng cũng đang truy tìm kẻ mạo danh Tuấn “khỉ” gọi điện cho hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải để xin đầu thú. Tuấn “khỉ” là nghi phạm xả súng khiến 4 người thương vong tại sới bạc ở huyện Củ Chi, TP.HCM hôm 29/1 (tức mồng 5 Tết) và bắn chết một tài xế công nghệ trên đường tẩu thoát rạng sáng ngày 30/1.
An Nhiên
Kaspersky vừa phát hiện các tệp mã độc được ngụy trang dưới dạng tài liệu tệp pdf, mp4, hoặc docx liên quan đến dịch virus corona – một chủ đề đang được quan tâm hàng đầu của truyền thông toàn cầu.
Brand Finance vừa công bố danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2020 (Global 500 2020), thương hiệu Viettel đã được định giá 5,8 tỷ USD – tăng 34% về giá trị và tăng 126 bậc so với năm 2019.
Gã khổng lồ công nghệ đến từ Nhật Bản đã bán được gấp đôi số lượng điện thoại chỉ trong kỳ nghỉ lễ cuối cùng của năm 2019.
VNPT vừa ra khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước hiện tượng lừa đảo cước viễn thông thông qua các cuộc gọi từ đầu số nước ngoài như +373, +216, +240, +226…
Trong Q4 2019 (từ tháng 10 – tháng 12), Việt Nam có gần 13 triệu mối đe dọa trực tuyến và 70 triệu mối đe dọa ngoại tuyến. Như vậy so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng các mối đe dọa trực tuyến tại Việt Nam đã giảm 52.99%, và tấn công ngoại tuyến cũng giảm 36,5%.
Từ nay đến ngày 11/02, người dùng đã có thể đăng ký nhận trước thông tin về điện thoại Galaxy S thế hệ mới nhất của Samsung tại FPT Shop để nhận ngay bộ quà công nghệ. Dù vậy, vẫn chưa có thêm thông tin lẫn hình ảnh chính thức nào của Galaxy S được công bố.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã ký Chỉ thị số 05/CT-BTTTT về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (#ICT_anti_nCoV) gây ra.
Với việc chấm dứt quan hệ với đối tác TCL và khai tử toàn bộ sản phẩm trên thị trường, BlackBerry đã chính thức chia tay thị trường smartphone.
Apple sắp phải mở khoá iPhone theo yêu cầu của chính phủ Mỹ nếu dự luật mới được thông qua.
Ứng dụng gọi xe “be” vừa phát đi thông báo đến các tài xế và khách hàng về việc chủ động phòng tránh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) gây ra. Riêng với tài xế, việc đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc.