Chỉ có 6% tổ chức tại Việt Nam đạt được mức độ sẵn sàng ‘trưởng thành’ cần thiết để đối phó với những rủi ro về an ninh mạng ngày nay, theo Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco vừa công bố.
Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco được phát triển trong một thời đại được định nghĩa bởi sự kết nối mạnh mẽ và một bối cảnh rủi ro mạng cũng đang tiến triển ngày một nhanh chóng. Các công ty tiếp tục bị tấn công mạng bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, từ lừa đảo qua email, mã độc hại đòi tiền chuộc đến các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng và phương thức tấn công kỹ thuật xã hội – social engineering attacks. Mặc dù các tổ chức đang xây dựng các hàng rào phòng thủ chống lại những cuộc tấn công này, họ vẫn gặp khó khăn trong việc đối phó, bởi quá phức tạp khi phải quản lý nhiều giải pháp bảo mật khác nhau.
Những thách thức này thậm chí còn gia tăng trong môi trường làm việc phân tán ngày nay, nơi dữ liệu có thể trải rộng vô hạn qua rất nhiều dịch vụ, thiết bị, ứng dụng và người dùng. Tuy nhiên, 71% các công ty vẫn cảm thấy tự tin từ trung bình đến rất tự tin về khả năng phòng thủ trước một cuộc tấn công mạng với cơ sở hạ tầng hiện tại của họ – sự không đồng đều giữa sự tự tin và mức độ sẵn sàng cho thấy các công ty có thể đã tự tin sai lầm về khả năng đối phó với rủi ro và có thể không đánh giá đúng quy mô thực sự của những thách thức mà họ đang đối mặt.
Chỉ số Sẵn sàng An ninh mạng 2024 của Cisco đánh giá sự sẵn sàng của các công ty dựa trên 5 trụ cột chính: Thông tin danh tính, Khả năng phục hồi mạng, Độ tin cậy của máy, Tăng cường đám mây, và Củng cố bảo mật bằng trí tuệ nhân tạo. Các trụ cột này bao gồm 31 giải pháp và khả năng tương ứng. Chỉ số được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát mù kép của hơn 8.000 lãnh đạo an ninh và kinh doanh trong khu vực tư nhân trên 30 thị trường toàn cầu, do một bên thứ ba độc lập tiến hành. Những người tham gia khảo sát được yêu cầu chỉ ra những giải pháp và khả năng họ đã và đang triển khai. Các công ty sau đó được phân loại thành 4 giai đoạn của sự sẵn sàng tăng cường: Mới bắt đầu, Đang hình thành, Tiến bộ và Trưởng thành.
Tổng thể, nghiên cứu cho thấy chỉ có 6% các công ty tại Việt Nam đã sẵn sàng đối phó với những mối đe dọa ngày nay, trong đó 56% tổ chức thuộc giai đoạn Mới bắt đầu hoặc Đang hình thành. Trên toàn cầu, chỉ có 3% các công ty ở giai đoạn Trưởng thành.
88% người tham gia khảo sát cho biết họ dự kiến một sự cố về an ninh mạng sẽ gây gián đoạn cho hoạt động kinh doanh của họ trong vòng 12 đến 24 tháng tới. Hậu quả của việc không chuẩn bị có thể rất lớn, khi 82% người tham gia khảo sát cho biết họ đã gặp phải một sự cố về an ninh mạng trong 12 tháng qua, và 60% trong số họ cho biết chi phí của sự cố này tiêu tốn ít nhất là 300.000 đô la Mỹ.
Báo cáo cũng cho biết, phương pháp truyền thống của việc áp dụng nhiều giải pháp an ninh mạng đã không mang lại hiệu quả, khi 83% người tham gia khảo sát thừa nhận rằng việc sử dụng nhiều giải pháp bảo mật khác nhau đã làm chậm khả năng của đội ngũ trong việc phát hiện, phản ứng và phục hồi sau sự cố. Điều này đặt ra những lo ngại quan trọng, khi 55% tổ chức cho biết họ đã triển khai 10 hoặc nhiều hơn giải pháp điểm trong ngăn xếp bảo mật của họ, trong khi 21% cho biết họ đã triển khai 30 hoặc nhiều hơn.
95% các công ty cho biết nhân viên của họ truy cập các nền tảng công ty từ các thiết bị không được quản lý, và 44% trong số họ dành 20% thời gian của họ đăng nhập vào mạng công ty từ các thiết bị không được quản lý. Ngoài ra, 27% báo cáo rằng nhân viên của họ di chuyển qua ít nhất sáu mạng trong vòng một tuần.
Tiến triển của mức độ sẵn sàng bảo mật của các tổ chức bị hạn chế thêm bởi tình trạng thiếu hụt nhân tài quan trọng, khi 97% các công ty nhấn mạnh thực trạng này là một vấn đề của tổ chức. Thậm chí, 52% các công ty cho biết tại thời điểm khảo sát, tổ chức họ có hơn 10 vị trí liên quan đến an ninh mạng vẫn còn chưa tuyển được.
Các công ty nhận thức về thách thức bảo mật và đang tăng cường hệ thống phòng thủ của mình với 74% trong số đó có kế hoạch nâng cấp đáng kể hạ tầng công nghệ thông tin trong 12 đến 24 tháng tới. Đây là một sự gia tăng đáng kể so với tỷ lệ 65% các công ty có kế hoạch làm như vậy vào năm ngoái. Đáng chú ý, có 72% tổ chức có dự định nâng cấp các giải pháp hiện tại triển khai các giải pháp mới (64%), và đầu tư vào các công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (66%). Hơn nữa, gần như tất cả (99%) các công ty tham gia khảo sát dự kiến sẽ tăng ngân sách an ninh mạng trong 12 tháng tới, và 89% người tham gia khảo sát cho biết ngân sách của họ sẽ tăng ít nhất 10% hoặc nhiều hơn.
“Trong bối cảnh mối đe dọa càng ngày càng phức tạp, các tổ chức trên toàn cầu bao gồm cả ở Việt Nam tiếp tục tỏ ra kém linh hoạt về khả năng phục hồi trong không gian mạng. Các công ty cần áp dụng một chiến lược tiếp cận có nền tảng nhằm cung cấp một giao diện tích hợp đơn giản và an toàn để hiển thị tất cả toàn bộ cấu trúc mạng của mình, giúp tăng cường vị thế bảo mật và tận dụng tốt nhất các cơ hội đến từ các công nghệ mới”, Tay Bee Kheng, Chủ tịch phụ trách khu vực ASEAN cho biết.
Để vượt qua những thách thức của bối cảnh rủi ro ngày nay, theo Cisco, các công ty cần tăng cường đầu tư có ý nghĩa vào an ninh mạng, bao gồm việc áp dụng các biện pháp an ninh đổi mới và tiếp cận một cách có hệ thống thông qua các nền tảng, tăng cường khả năng phục hồi mạng, thiết lập việc sử dụng có ý nghĩa của AI tạo sinh, và tăng cường tuyển dụng để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng an ninh mạng.
Ngày 27/3, tại Hội nghị thượng đỉnh Kết nối Đối tác Huawei Cloud Châu Á – Thái Bình Dương 2024 (Huawei Cloud APAC Partner Connection Summit 2024), Huawei đã khẳng định trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với mạng lưới đối tác sâu rộng và nền tảng hệ sinh thái vững mạnh là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, mở ra nhiều cơ hội mới trong việc chuyển đổi số cho các ngành kinh tế.
Lenovo vừa ra mắt hàng loạt máy tính Yoga, Legion, LOQ thế hệ mới nhất, được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), bộ xử lý Intel® Core™ Ultra (một số mẫu), trợ lý ảo Copilot trên Windows 11 mang lại tính năng, tốc độ, khả năng sáng tạo vượt trội, đảm bảo tính bảo mật và độ tin cậy cho người dùng.
Mới đây, nhà thiên văn học hoàng gia Anh Martin Rees cho biết, việc đưa con người vào vũ trụ khi robot có thể thực hiện các công việc một cách hiệu quả là một sự lãng phí tiền bạc. Đồng thời, việc khám phá không gian nên được giao cho các tỷ phú, và những người sẵn sàng tự chi trả cho các chuyến đi của mình.
Doanh số iPhone tại Trung Quốc trong tháng 2/2024 đã giảm khoảng 33% so với cùng tháng năm ngoái, chỉ cải thiện nhẹ so với doanh số sụt giảm 39% vào tháng trước đó.
Ngày 27/3, Intel công bố mở rộng Chương trình Xúc tiến AI PC để hỗ trợ tốt hơn cho các nhà phát triển phần mềm và nhà cung cấp phần cứng độc lập, thực hiện cam kết phát huy tối đa sức mạnh AI trên hơn 100 triệu máy tính AI PC trang bị các vi xử lý Intel từ nay cho đến năm 2025.
Keysight đã triển khai các bộ xử lý AMD EPYC™ thế hệ thứ tư để phát triển công nghệ đo đối chuẩn đầu tiên trên thị trường, giúp tái định nghĩa thị trường đánh giá hiệu năng hệ thống cho các nhà thiết kế sản phẩm số tốc độ cao, nhà sản xuất thiết bị mạng và các nhà khai thác trung tâm dữ liệu.
Ngày 26/3, Công ty QTSC và Trung tâm Hỗ trợ & Tư vấn Chuyển đổi Số TPHCM (DXCenter) tổ chức Hội thảo về “Sản Xuất Bền Vững Hướng Đến Tăng Trưởng Xanh”, nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất bền vững và mô hình tăng trưởng xanh, đồng thời chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về việc xây dựng và thực hiện các mô hình sản xuất xanh và phát triển kinh tế bền vững. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 23 năm thành lập Khu Công viên phần mềm Quang Trung (16/3/2001 – 16/3/2024).
Trong Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu mà Brand Finance vừa công bố, Viettel trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…
S Pen đi kèm Galaxy S24 Ultra được cho là đang gặp phải một vấn đề liên quan đến mùi hôi gây khó chịu cho người sử dụng.
Trong tháng 3 vừa qua, Meta đã bổ sung một số ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt cho bộ lọc nội dung ở Feed và Reels trên Facebook, Instagram, và giải pháp xác minh mức độ phù hợp với thương hiệu của bên thứ ba với Meta Business Partners (Đối tác kinh doanh của Meta).