Một phụ nữ đến từ Argentina đã tự thoát khỏi căn bệnh thế kỷ HIV mà không cần dùng thuốc hoặc điều trị. Và đây cũng là trường hợp thứ hai được ghi nhận thuộc loại này trên thế giới.
Một phụ nữ 30 tuổi giấu tên gốc ở thành phố Esperanza, Argentina được chẩn đoán nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) vào tháng 3/2013. Kể từ năm 2017, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã nghiên cứu DNA của bệnh nhân này để tìm kiếm dấu vết của virus.
Họ thậm chí còn kiểm tra cả nhau thai của cô sau khi cô sinh con vào tháng 3/2020. Sau khi giải trình tự hàng tỷ tế bào, các nhà khoa học đã xác nhận rằng người phụ nữ này không còn nhiễm HIV nữa. Bệnh nhân không còn dấu hiệu nhiễm trùng đang hoạt động, và cũng không có dấu hiệu của virus hoạt động ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Và điều đặc biệt là cô đã có một cô con gái không bị nhiễm HIV từ chính mình.
Tiến sĩ Xu Yu, thuộc Viện Nghiên cứu Ragon của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, MIT và Harvard, tác giả nghiên cứu chính của báo cáo này chia sẻ với trang CNN rằng: “Một cuộc phân tích hàng tỷ tế bào trong mẫu máu và mô của cô ấy trước đây cho thấy, cô ấy đã bị nhiễm HIV, nhưng trong quá trình kiểm định phân tích, sinh hóa gần đây nhất, các nhà nghiên cứu không tìm thấy loại virus nào có khả năng tái tạo có trong cơ thể của cô ấy nữa”.
Theo Tiến sĩ Xu Yu, hiện nay nhờ sự can thiệp của phương pháp y học mà nhiều người có thể sống chung với HIV trong tầm kiểm soát, nhưng họ thường được yêu cầu dùng liệu pháp kháng virus nhất quán để ngăn virus HIV tái tạo.
Chỉ có hai lần trong lịch sử, các bác sĩ đã chữa khỏi HIV một cách hiệu quả – vào năm 2009 với “bệnh nhân Berlin” và vào năm 2019 với “bệnh nhân London” – cả hai được điều trị bằng cách nhờ cấy ghép tủy xương từ một người hiến tặng có đột biến gen hiếm gặp có thể tạo ra tế bào có khả năng chống lại sự xâm nhập của virus HIV.
Những trường hợp đó đã chứng minh rằng việc chữa khỏi là khả thi, nhưng việc cấy ghép rất tốn kém và nguy hiểm, và rất khó tìm được người hiến tặng. Không chỉ vậy, đây cũng là một quy trình mạo hiểm mà các nhà khoa học cố gắng nhân rộng ở những bệnh nhân khác nhưng đều thất bại.
Nhưng người phụ nữ 30 tuổi Argentina trong nghiên cứu mới là bệnh nhân thứ hai được mô tả tự khỏi HIV mà không cần sự trợ giúp của cấy ghép tế bào gốc hoặc các phương pháp điều trị nào khác. Một bệnh nhân khác trước đó đã đạt được điều này là một phụ nữ 67 tuổi tên là Loreen Willenberg ở California. Như vậy, có thể thấy Willenburg và bệnh nhân giấu tên ở Argentina ở trên được xếp vào nhóm bệnh nhân HIV có hệ thống miễn dịch ngăn chặn virus HIV một cách tự nhiên.
“Hiện tại, các nhà nghiên cứu không chắc bằng cách nào cơ thể bệnh nhân có thể tự loại bỏ virus HIV nguyên vẹn, nhưng chúng tôi nghĩ rằng đó là sự kết hợp của các cơ chế miễn dịch khác nhau liên quan đến tế bào T hoạt động theo cơ chế miễn dịch bẩm sinh dị thường; Phát hiện này là bằng chứng bổ sung cho một số người được sinh ra với khả năng chống chọi với HIV một cách tự nhiên. Thời gian sẽ trả lời cho tất cả”, Yu viết trong email của mình.
Yu cũng tiết lộ rằng, những người có phản ứng miễn dịch mạnh bất thường chiếm khoảng 0,5% trong số 38 triệu người nhiễm HIV trên hành tinh. Các nhà khoa học gọi những người này là “những người kiểm soát ưu tú virus HIV”, và trong những năm gần đây, các đối tượng này đã trở thành đối tượng ưu tiên cho các cuộc nghiên cứu y học mang tầm quốc tế.
Bởi vì cơ thể của họ đại diện cho một mô hình về phương pháp chữa khỏi HIV tự nhiên, nếu các nhà nghiên cứu có thể tìm ra điều gì khiến cơ thể của những người này trở nên đặc biệt, giới khoa học có thể tìm cách lai tạo, chế tạo để đưa vào các liệu pháp gen mới, giúp hàng chục triệu người có thể khỏi HIV mà không phải dùng đến thuốc kháng virus kéo dài.
Paula Cannon, một nhà vi sinh vật học phân tử nghiên cứu về HIV và chỉnh sửa gen tại Trường Y khoa Keck của Đại học Nam California nhận định: “Báo cáo này là phát hiện tuyệt vời, góp phần làm giảm hóa về mức độ phức tạp của căn bệnh thế kỷ; Góp phần dần hé lộ tiềm năng bí ẩn chưa kịp khai phá của những đối tượng được mệnh danh là “Người kiểm soát ưu tú virus HIV”.
Hiện đang có khoảng 38 triệu người đang sống chung với HIV trên khắp thế giới. Khi không được điều trị, nhiễm trùng có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch. Năm ngoái, trên toàn thế giới có khoảng 690.000 người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS.
Theo Statnews/ CNN
Giống như bất kỳ hệ điều hành nào khác, Windows luôn đi kèm với tập hợp các tiện ích từ Microsoft nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất, từ máy tính, trình phát đa phương tiện đến công cụ vẽ.
Đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới, Bitcoin, đã nhanh chóng giảm xuống dưới 60.000 USD trong phiên giao dịch sáng 16/11 theo giờ London, và có thời điểm trượt xuống mức 58.702 USD.
Dòng smartphone v23e được vivo nâng cấp nhiều ở hệ thống camera, mang đến trải nghiệm chụp ảnh chân dung và quay phim tốt nhất trên cả camera selfie lẫn hệ thống camera sau.
Thế giới năm 2020 giàu có hơn rất nhiều so với những năm 2000. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người sống trên hành tinh này giàu hơn, và danh hiệu quốc gia giàu nhất thế giới cũng đã đổi chủ.
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bình Định chính thức khai trương Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC). Dự án do do Tập đoàn FPT phối hợp đầu tư và triển khai.
Các nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) từ Trung Quốc và Mỹ đã phát triển công nghệ CihaNet với hứa hẹn giúp tạo ra deepfake vượt trội hơn tất cả các công nghệ deepfake hàng đầu hiện nay.
Lệnh cấm của Mỹ chắc chắn đã làm tê liệt hoạt động kinh doanh smartphone của Huawei ở hầu hết các nơi trên thế giới. Tuy nhiên đối với Huawei, họ vẫn có những cách để vượt mặt các hạn chế này.
Facebook có thể phải hứng chịu một đợt di tản nhân viên do hậu quả của cuộc khủng hoảng mà công ty có trụ sở chính tại Palo Alto, California đang phải trải qua.
Người dùng nên cẩn trọng với các tin nhắn, cuộc gọi từ đầu số lạ và những đường link đăng nhập liên quan tới hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để tránh sập bẫy lừa đảo dẫn đến việc mất tài khoản cá nhân và chiếm đoạt tiền.
“5K Compliance” là một trong 3 thử thách lớn của cuộc thi Zalo AI Challenge năm nay, đây là chủ đề nóng trong đời sống bình thường mới.