Trước thềm 14/9, Apple bị yêu cầu cấm bán iPhone do vi phạm bằng sáng chế trợ lý ảo Siri

Vụ kiện này diễn ra trước thềm Apple sắp sửa tổ chức sự kiện ra mắt mẫu iPhone 13 và các thiết bị khác vào ngày 14/9 tới. Ảnh: @AFP.

Ngay trước thềm sự kiện 14/9, mới đây Apple đã bị một công ty chuyên về công nghệ AI ở Trung Quốc lần nữa khởi kiện, yêu cầu cấm bán dòng sản phẩm iPhone do vi phạm bằng sáng chế liên quan đến trợ lý ảo Siri.

Trợ lý ảo của Apple tiếp tục rơi vào vòng kiện tụng

Là một trong những hãng công nghệ hàng đầu thế giới, Apple không ít lần bị vướng vào các vụ kiện bản quyền, bằng sáng chế, có những vụ kiện kéo dài cả thập kỷ. Và để có được chỗ đứng vững chắc trong giới công nghệ và có quy mô toàn thế giới như hiện tại, Apple đã liên tục tung ra sản phẩm mới, và điều đó vô tình khiến Táo khuyết trở thành mục tiêu tấn công của nhiều đối thủ.

Mới đây, công ty Shanghai Zhizhen Intelligent Network Technology (tên gọi khác là Xiao-i Robot) – một công ty công nghệ AI có trụ sở Thượng Hải đã chính thức nộp đơn kiện lần nữa lên Tòa án nhân dân Thượng Hải, với yêu cầu Apple phải chấm dứt ngay hoạt động sản xuất, bán và xuất khẩu iPhone có tích hợp trợ lý ảo Siri. Siri là trợ lý ảo của Apple sử dụng các dịch vụ Internet khác nhau để trả lời câu hỏi, đưa ra đề xuất và thực hiện các hành động theo yêu cầu của người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Theo trang South China Morning Post (SCMP) đưa tin, đây không phải là lần đầu tiên công ty Xiao-i Robot đâm đơn kiện Apple. Tranh chấp về sáng chế trên Siri giữa Xiao-i Robot và Apple đã kéo dài từ 2012. Xiao-i Robot cho biết đã đăng ký bằng sáng chế về “hệ thống robot có thể hoàn thành các cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ tự nhiên” vào năm 2004 và được cấp bằng sáng chế năm 2009. Trong khi đó, Apple lần đầu tích hợp Siri lên iPhone 4s năm 2011.

Theo Xiao-i Robot, Apple đã đưa các tính năng có trong sáng chế của họ lên iPhone mà không xin phép, cũng như không trả phí bản quyền. Công ty có trụ sở tại Thượng Hải cũng đòi bồi thường thiệt hại 10 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD). Vụ kiện đã nhiều lần được xử nhưng chưa có kết quả cuối cùng.

Tới tháng 6/2020, Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết rằng, bằng sáng chế của Robot Xiao-i là hợp lệ. Tuy nhiên, Apple sau đó đã kháng cáo thành công.

“Siri không chứa các tính năng liên quan đến trò chơi và nhắn tin tức thời có trong bằng sáng chế của Xiao-i Robot. Các chuyên gia thẩm định được tòa án Trung Quốc chấp thuận cũng đã kết luận Apple không vi phạm công nghệ của Xiao-i Robot”, Apple chia sẻ.

Thế nhưng, mới đây lại một lần nữa, trước thềm ra mắt iPhone 13 series, Xiao-i Robot lại bất ngờ yêu cầu một tòa án ở Thượng Hải (Trung Quốc) buộc Apple phải chấm dứt việc sản xuất và bán iPhone, vì vi phạm bằng sáng chế liên quan đến Siri.

Yuan Hui, CEO Xiao-i Robot nói: “Apple nên dừng hành vi vi phạm, gỡ bỏ và ngừng kinh doanh các sản phẩm liên quan. Rõ ràng Apple đang không tôn trọng tài sản trí tuệ của công ty chúng tôi”.

Trước thềm 14/9, Apple bị yêu cầu cấm bán iPhone do vi phạm bằng sáng chế trợ lý ảo Siri - Apple 2 2
Đây không phải là lần đầu tiên công ty Shanghai Zhizhen Intelligent Network Technology đâm đơn kiện Apple. Ảnh: @AFP.

Sự việc khôn lường này đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của người dùng, bởi khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là đến ngày dự kiến tổ chức giới thiệu iPhone mới của năm nay – sự kiện hứa hẹn sẽ ra mắt loạt sản phẩm iPhone 13 cũng như đồng hồ Watch Series 7.

Hiện tại, trợ lý ảo Siri được tích hợp trong hầu hết các sản phẩm của Apple, như iPhone, iPad, MacBook, Apple Watch và HomePod. Thế nên, nếu yêu cầu được chấp nhận, ít nhất tại Trung Quốc, Apple có thể phải chịu thiệt hại lớn. Apple cũng sẽ phải đóng cửa nhà máy tại Trịnh Châu, và đó sẽ là một cơn ác mộng lớn với Apple và toàn thế giới công nghệ.

Apple kiên quyết không khoan nhượng các kiểu “tống tiền” như vậy

Hiện tại, lần kiện mới chưa biết kết quả sẽ đi tới đâu, tuy nhiên, nếu đút kết lại các lần đối phó với các vụ kiện bản quyền tương tự, Apple cũng thường là công ty chọn cách chiến đấu đến cùng trong các vụ kiện này, thay vì nhân nhượng đối thủ.

Điều này càng rõ ràng hơn nữa khi một cựu giám đốc Apple, người từng làm việc trực tiếp với CEO Tim Cook cho biết, vị CEO này rất ghét bị bắt nạt, hoặc đe dọa tống tiền và không bao giờ nhân nhượng cho những trường hợp như vậy.

Ngoài ra, có thể nói Apple cũng là doanh nghiệp có đóng góp rất lớn trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ không muốn mạo hiểm với Apple, vì điều đó sẽ càng khiến cho Apple chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước khác trong khu vực.

Apple liên tiếp bị tố vi phạm bản quyền đầu năm 2021

Trong 3 tháng đầu năm 2021, Apple liên tục bị tố vi phạm bản quyền và vướng vào các vụ kiện đình đám làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu và danh tiếng.

Apple bị kiện vi phạm bằng sáng chế Face ID

Phía nguyên đơn trong vụ kiện là Gesture Technology Partners, LLC, được thành lập bởi tiến sĩ Timothy Pryor vào năm 2013. Pryor là nhà phát minh duy nhất ra các bằng sáng chế mà Apple bị kiện.

Theo đơn kiện, một loạt chức năng trên thiết bị của Apple đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm Face ID, Smart HDR, nhận dạng khuôn mặt trong ảnh, cũng như ổn định hình ảnh quang học. Điều thú vị là vụ kiện cũng chỉ ra Apple và Pryor có quan hệ đối tác trước đó.

Trước thềm 14/9, Apple bị yêu cầu cấm bán iPhone do vi phạm bằng sáng chế trợ lý ảo Siri - Apple 1 3
Thời gian gần đây, trong lĩnh vực công nghệ số, các vụ kiện xâm phạm bằng sáng chế diễn ra thường xuyên bởi những tập đoàn lớn… Đáng quan ngại, các vụ kiện dẫn tới những cuộc chiến pháp lý kéo dài gây không ít tốn kém. Ảnh: @AFP.

Cụ thể, Apple đã mua bằng sáng chế và công nghệ từ Pryor trong quá khứ, bao gồm cả danh mục bằng sáng chế của ông ấy cho cảm ứng đa điểm vào năm 2010. Bằng sáng chế này sau đó đã hỗ trợ Apple trong việc xác nhận danh mục đầu tư cảm ứng đa điểm trong cuộc chiến với HTC.

Đơn khiếu nại mới cho rằng, Pryor đã liên hệ với Apple về các vấn đề cấp phép bằng sáng chế dựa trên máy ảnh. Apple đã phản hồi Pryor nhưng không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tránh vi phạm. Do đó, vụ kiện cáo buộc Apple đã trực tiếp và cố ý vi phạm các bằng sáng chế này.

Bản thân các bằng sáng chế này bao gồm nhiều loại công nghệ đã được cấp bằng sáng chế, bao gồm “hướng dẫn và tương tác dựa trên camera” và “cảm biến dựa trên camera trong thiết bị cầm tay, di động, chơi game hoặc các thiết bị khác”.

Maxell tiếp tục kiện Apple về FaceTime và các tính năng khác của iPhone

Nội dung đơn kiện cáo buộc Apple vi phạm 12 bằng sáng chế thông qua FaceTime và các tính năng chụp ảnh của iPhone, iPad và các phần cứng khác. Đây không phải là lần đầu tiên Maxell kiện Apple, công ty đã cố gắng làm điều tương tự vào năm 2019 và 2020 để chống lại nhà sản xuất iPhone.

Cũng như các vụ kiện trước đó, Maxell tin rằng một số bằng sáng chế mà hãng kiểm soát đang bị Apple lạm dụng và họ muốn được bồi thường. Phía Maxell đã liệt kê danh sách các bằng sáng chế cáo buộc Apple vi phạm như sau:

Năm bằng sáng chế đầu tiên trong danh sách tập trung vào các khiếu nại vi phạm của Apple đối với tính năng của FaceTime; Các bằng sáng chế về khả năng cân bằng trắng của phần mềm máy ảnh của Apple trong việc thiết lập cân bằng trắng của hình ảnh; Tiếp theo là bằng sáng chế Mobile Terminal bao gồm việc mở khóa thiết bị di động; Bằng sáng chế đề cập đến tính năng nhận dạng khuôn mặt sử dụng trong album People của ứng dụng Photos.

Hai bằng sáng chế Radio Handset and Position Location System dẫn chứng ra cho thấy dịch vụ Location Services của Apple đã vi phạm sáng chế. Cuối cùng, Apple vi phạm bằng sáng chế mã 372 bao gồm các hệ thống quản lý quyền kỹ thuật số.

Có thể bạn quan tâm
50.000 điểm cung cấp hàng thiết yếu, thuốc men gần nhà dễ dàng mua

Trên Zalo Connect, tính năng “Đi chợ gần nhà” đã hiển thị hơn 50.000 điểm cung cấp hàng thiết yếu bao gồm lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men dễ dàng mua.

iPhone 13 chưa ra, iPhone 14 đã xuất hiện

Gần một tuần trước khi iPhone 13 ra mắt (ngày 14/9), những hình ảnh đầu tiên được cho là bản kế nhiệm của nó vào năm sau đã bất ngờ xuất hiện trên Twitter.

Diễn đàn Chuyển đổi số tại Việt Nam – tầm nhìn, sự sẵn sàng công nghệ và nhân lực

Ngày 9/9, Bosch Việt Nam đã hợp tác với Constellar Exhibitions và Deutsche Messe AG tổ chức diễn đàn “Chuyển đồi số – Tiếng nói thị trường Việt Nam về cong nghiệp 4.0”.

Làm sao áp dụng hiệu quả công nghệ quản trị nhân sự trong doanh nghiệp?

Cách mạng 4.0 đã tạo nên sự thay đổi lớn đối với các Doanh nghiệp nói chung và vấn đề quản trị nhân sự – HR nói riêng. Trong báo cáo “Áp dụng công nghệ Quản trị Nhân sự cho Doanh nghiệp” do VietnamWorks vừa phát hành đã cung cấp cái nhìn toàn diện nhất về ý kiến và những quan tâm của các Doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ vào quản lý nhân sự.

Samsung sẽ tung cảm biến 576MP, bất chấp bị chê bai về chỉ số Megapixel cao

Bất chấp quan điểm từ các chuyên gia công nghệ quốc tế khi cho rằng, chỉ số megapixel cao hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn, Samsung tiếp tục tăng tốc trong cuộc đua nâng cấp chỉ số megapixel cho cảm biến máy ảnh, và năm 2025 sẽ là năm đón đầu cho công nghệ cảm biến mới này.

Trái ngang quy định tuyển sinh nhập học dựa trên diện tích nhà ở

Những trẻ em nào sống trong các ngôi nhà, căn hộ có diện tích nhỏ hơn 60m2 sẽ không được nhập học, một câu chuyện hớ hênh tưởng chừng khó có thể xảy ra, nhưng lại có thật tại một trường tiểu học thuộc tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc.

Điện thoại Xiaomi sẽ có chế độ ngăn chặn ứng dụng độc hại xâm nhập

Giao diện Android tùy chỉnh của Xiaomi, MIUI, sẽ sớm được bổ sung một chế độ mới nhằm chặn các ứng dụng chuyển cài đặt từ bên ngoài Google Play Store chính thức.

Giới chuyên gia nói gì về sự kiện 14/9 của Apple?

Hôm 7/9, Apple cho biết sẽ tổ chức một sự kiện vào ngày 14/9, nơi mà hầu hết những chuyên gia trong ngành công nghiệp tin rằng sẽ được sử dụng để trình làng một dòng iPhone hàng đầu mới của công ty.

Hợp nhất thương hiệu FPT Play và Truyền hình FPT

Ngày 8/9/2021, FPT Play và Truyền hình FPT công bố hợp nhất thương hiệu, trở thành Dịch vụ truyền hình FPT với tên thương hiệu là FPT Play.

Bản tin dịch Covid-19 sáng 8/9

Tính đến 6 giờ sáng ngày 8/9, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 550.996 ca mắc Covid-19, cùng 311.710 bệnh nhân trong số này đã khỏi bệnh.