Trung Quốc đang giáng một đòn mới vào trong cuộc chiến chip khốc liệt với Mỹ, khi đã yêu cầu các công ty viễn thông lớn phải loại bỏ dần chip sản xuất ở nước ngoài khỏi hệ thống mạng của mình. Và các công ty Mỹ như Intel và Advanced Micro Devices Inc (AMD) dự kiến sẽ phải gánh chịu hậu quả từ bước đi mới nhất này của Trung Quốc.
Trở lại năm 2019, Cơ quan Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đã cấm các nhà mạng Mỹ (lúc đó đang bắt đầu triển khai mạng 5G), sử dụng trợ cấp để mua thiết bị từ các công ty được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia, cũng như cấm các thực thể bên ngoài tiếp cận các công nghệ chip tiên tiến của Mỹ. Các nhà sản xuất Trung Quốc gồm Huawei và ZTE đứng đầu danh sách thực thể bị cấm đó.
Huawei buộc phải tự thiết kế chip bán dẫn của riêng mình, sau khi bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt thương mại, để tự cung tự cấp và trong trường hợp họ không thể nhập khẩu hay tiến cận công nghệ chip từ Mỹ và các đồng minh nữa. Phía Chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ những nỗ lực này của họ và đang huy động 40 tỷ USD để hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Giờ đây, Trung Quốc cũng đang thực hiện một biện pháp được coi là đáp trả tương tự.
Cụ thể, mới đây tạp chí Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã ra lệnh cho các nhà mạng viễn thông lớn như China Unicom, China Telecom Corp, và China Mobile Ltd, phải thay thế chip nước ngoài trong các hệ thống mạng vận hành của họ trước năm 2027. Các công ty này có thể chuyển sang sử dụng chip nội địa, nhờ những cải tiến về chất lượng và hiệu suất của chúng có được trong vài năm qua.
Theo một số chuyên gia, việc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc ban hành chỉ thị này, là nhằm giáng một đòn tiềm tàng vào các nhà sản xuất chip chủ chốt của Mỹ như Intel Corp và Advanced Micro Devices Inc (AMD). Vốn dĩ, Intel và AMD đã cung cấp hầu hết các chip lõi được sử dụng trong cơ sở hạ tầng mạng viễn thông Trung Quốc trong những năm gần đây.
Trung Quốc chiếm 27% doanh thu của Intel vào năm 2023, trở thành thị trường lớn nhất của công ty. AMD tạo ra 15% doanh thu từ Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông, vào năm ngoái. Thế nên, việc mất đi mảng kinh doanh tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến hai công ty này nhiều hơn bất kỳ nhà sản xuất chip nước ngoài nào khác.
Ngoài việc mất đi một số khách hàng lớn nhất, hai công ty giờ đây còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Giá cổ phiếu của Intel và AMD lần lượt giảm 3% và gần 4% tại phiên giao dịch ở New York vào sáng 12/4, sau khi thông tin này được công bố.
Còn đại diện ba nhà khai thác viễn thông lớn của Trung Quốc gồm China Unicom, China Telecom Corp, và China Mobile Ltd đã không đưa ra phản hồi nào, sau khi thông tin này xuất hiện.
Có thể thấy, Bắc Kinh đang đẩy nhanh chiến dịch xóa bỏ công nghệ Mỹ, một phần là để đáp trả các lệnh trừng phạt công nghệ ngày càng dày đặc của phía Mỹ. Gần đây, Chính phủ Bắc Kinh cũng đã chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và tập đoàn được nhà nước hậu thuẫn tiến tới loại bỏ iPhone, loại bỏ dần chip Intel và AMD của Mỹ khỏi các máy tính cá nhân và máy chủ của Chính phủ, cũng như yêu cầu các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc tiếp tục sử dụng chip silicon được thiết kế, sản xuất ngay tại trong nước.
Trước đó, Mỹ đã ban hành các quy định nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận các con chip tiên tiến của Mỹ, đặc biệt là những con chip quan trọng đối với lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Cuối năm 2023, Mỹ đã công bố thêm những hạn chế mới, nhằm ngăn chặn việc bán thêm chip AI cho Trung Quốc.
Trong khi đó, Mỹ cũng đang tăng cường nỗ lực hạn chế hoạt động sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc, khi được cho là đã yêu cầu Hàn Quốc (một trong những đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc) áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các công cụ bán dẫn. Các quan chức Mỹ đã yêu cầu Hàn Quốc hạn chế xuất khẩu thiết bị, và công nghệ dùng để sản xuất chip nhớ và chip logic tiên tiến sang cho Trung Quốc.
Ngoài ra, Mỹ cũng được cho là sẽ tiếp tục tiết lộ tên của các công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen không nhận được thiết bị sản xuất chip do Mỹ sản xuất. Các công ty Mỹ cũng sẽ tiếp tục bị hạn chế gửi thiết bị đến các nhà máy bán dẫn Trung Quốc.
Trong nỗ lực tăng cường kết nối kỹ thuật số giữa Mỹ và Nhật Bản, Google đã tiết lộ kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào việc phát triển hai tuyến cáp ngầm mới. Khoản đầu tư khổng lồ này cũng là một phần trong sáng kiến Pacific Connect.
Meta sẽ làm mờ các tin nhắn Instagram có chứa ảnh khiêu dâm, vì sự an toàn của trẻ vị thành niên. Tính năng này sẽ được bật theo mặc định trên toàn cầu cho người dùng dưới 18 tuổi, và người lớn cũng được khuyến khích kích hoạt.
Là một trong những đơn vị mở bán MacBook Air M3 sớm nhất, lúc 10h ngày 12/4, Di Động Việt đã có phiên livestream mở bán với voucher lên đến 1,3 triệu đồng cùng nhiều chính sách hậu mãi độc quyền khác.
Apple đã gửi thông báo về mối đe dọa tới người dùng trên toàn thế giới trong bối cảnh lo ngại rằng các cuộc tấn công phần mềm gián điệp đánh thuê rất tinh vi có thể nhắm vào các khách hàng cao cấp của họ.
Tại sao một số công ty công nghệ lớn như Google, Meta bắt đầu tự sản xuất chip AI nội bộ cho riêng mình, và họ thực sự nhận được lợi lạc gì khi làm như vậy?
Một đại diện của Thượng viện Mỹ cho biết, thời hạn để công ty mẹ ByteDance thoái vốn khỏi TikTok có thể được gia hạn tăng thêm từ mức sáu tháng lên một năm.
Cơ hội trúng xe ô tô VinFast VF5O, chuyến du lịch Nhật Bản cùng nhiều phần quà hấp dẫn khi tham gia chương trình “Vạn ước mơ trên một kết nối” của FPT Telecom.
Từ ngày 12 – 14/4, hệ thống Di Động Việt mở đợt sale sốc (Mega Sale) trên toàn quốc. Đặc biệt, trong các khung giờ cố định, khách hàng đến sớm sẽ được mua với giá giảm chồng giảm, mua 1 tặng 1…
Các cơ quan quản lý thừa nhận, tiền phạt không phải là “liều thuốc chữa bách bệnh” để kiềm chế sức mạnh ngày càng tăng của Big Tech. Còn các nhà phê bình cho rằng, hình thức phạt tiền chỉ được coi là một phần chi phí kinh doanh mà các Big Tech phải bỏ ra.
Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman được cho là đang gặp gỡ các quan chức chính phủ và ngành ở một số quốc gia, trong nỗ lực hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).