Trung Quốc thông qua bộ luật PIPL, nhắm trực tiếp vào các công ty xử lý dữ liệu người dùng

Trung Quốc đã thông qua một trong những luật bảo vệ dữ liệu nhằm thắt chặt kiểm soát cách thức thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người dùng từ các công ty trong nước.

Luật nhắm đến công ty tư nhân xử lý dữ liệu người dùng nhưng không ảnh hưởng đến nỗ lực giám sát của Chính phủ

Internet tự do một thời của Trung Quốc đang dần phải đối mặt với các quy tắc mới bảo vệ dữ liệu cá nhân, khi cộng đồng dân số trực tuyến lớn nhất thế giới nhận thức được những lo ngại về quyền riêng tư.

Vì thế, Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã thông qua một bộ quy tắc toàn diện về thu thập, xử lý và bảo vệ dữ liệu có tên là Personal Information Protection Law (Bộ Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân- viết tắt PIPL), kênh Associated Press đưa tin hôm 20/8. Trước đây, các quy định về dữ liệu người dùng được lan truyền chủ yếu thông qua luật chắp vá theo các giai đoạn.

Bộ luật mới nhắm mục tiêu cụ thể đến cách các công ty tư nhân xử lý dữ liệu người dùng. Luật dường như không ảnh hưởng đến các nỗ lực giám sát của chính phủ Trung Quốc.

Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 11 tới đây. Nó đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về loại thông tin mà các công ty tư nhân ở Trung Quốc có thể thu thập, cũng như các tiêu chuẩn liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu đó. Tuy nhiên, toàn văn của luật vẫn chưa được công bố chính thức, hãng thông tấn AP đưa tin.

Ngoài ra, luật bắt buộc các công ty phải có sự đồng ý của người dùng trước khi họ thu thập dữ liệu, và cũng yêu cầu các công ty cung cấp cho khách hàng khả năng rút lại sự đồng ý bất cứ lúc nào. Luật cũng cấm các công ty từ chối dịch vụ đối với những khách hàng từ chối cung cấp thông tin của họ.

Cổ phiếu của các công ty Trung Quốc như Alibaba sụt giảm sau tin tức về việc luật được thông qua. Dự luật bảo vệ dữ liệu mới cũng theo sát các hành động chống độc quyền được thực hiện đối với các công ty như Tencent và Alibaba.

Các chuyên gia thị trường Trung Quốc nhận định, luật này phản ánh một chiến lược kinh tế mới của Bắc Kinh, bao gồm việc muốn những gã khổng lồ công nghệ kiếm tiền từ việc số hóa các dịch vụ thay vì nhắm vào dữ liệu truyền thông xã hội.

Mặc dù luật này tương tự như Quy định bảo vệ dữ liệu toàn cầu của châu Âu (GDPR), nhưng khác ở chỗ không đề cập bất cứ điều gì về việc hạn chế khả năng của đảng cầm quyền hoặc chính phủ trong việc truy cập thông tin người dùng ở Trung Quốc.

Vi phạm các quy định của luật này cũng có thể mang lại một cái giá rất đắt cho các công ty, bao gồm tiền phạt lên đến 7,7 triệu đô la hoặc lên đến 5% thu nhập kinh doanh hằng năm của công ty đó.

Mặc dù luật chủ yếu nhắm vào các công ty có trụ sở tại Trung Quốc, nhưng nó bao gồm các điều khoản quy định cách các công ty nước ngoài có thể xử lý dữ liệu của công dân Trung Quốc.

Luật mới cho biết dữ liệu cá nhân nhạy cảm bao gồm thông tin mà nếu bị rò rỉ có thể dẫn đến “phân biệt đối xử … hoặc đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của cá nhân” bao gồm phân biệt chủng tộc, xâm phạm quyền dân tộc, tôn giáo, dữ liệu sinh trắc học hoặc nơi ở của một người.

Có khả năng quy định mới sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các công ty kinh doanh nhiều về dữ liệu khách hàng. Về phần mình, Apple đã thực hiện các bước để giảm thiểu dữ liệu mà họ thu thập về người dùng. Gã khổng lồ công nghệ Cupertino cũng tuân thủ các quy định của Trung Quốc, bao gồm các quy tắc yêu cầu dữ liệu iCloud phải được lưu trữ trên các máy chủ trong nước.

Bắc Kinh tăng cường giám sát công nghệ

Luật PIPL được đưa ra khi sự giám sát theo quy định của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ của nước này ngày càng được tăng cường. Với PIPL, cùng với Luật An ninh mạng và Luật Bảo mật Dữ liệu của nước này, Trung Quốc đã dần tăng cường quy định về kiểm soát dữ liệu của mình.

Kendra Schaefer, đối tác có trụ sở tại Bắc Kinh tại công ty tư vấn Trivium China cho biết: “Việc phát hành PIPL hoàn thành bộ ba cơ chế quản lý dữ liệu nền tảng của Trung Quốc và nó sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về tuân thủ dữ liệu cho các công ty công nghệ. Bởi hiện tại Bắc Kinh ngày càng lo ngại về số lượng dữ liệu mà các công ty đang thu thập – đặc biệt là trong lĩnh vực internet, và những tác động tiềm tàng của điều đó”.

Trên toàn cầu đã có một sự thúc đẩy để tạo ra các quy tắc tốt hơn về bảo vệ dữ liệu. Vào năm 2018, Quy định chung về bảo vệ dữ liệu mang tính bước ngoặt của Liên minh Châu Âu có hiệu lực. Quy định đó nhằm cung cấp cho công dân trong khối quyền kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu của họ.

Có thể bạn quan tâm
Zuckerberg “đánh trống lãng” câu hỏi về thông tin sai lệch vaccine Covid-19 trên Facebook

Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã trả lời câu hỏi hôm 20/8, khi được hỏi về thông tin sai lệch vaccine Covid-19 trên mạng xã hội, thay vào đó ông chọn cụm từ đại diện cho vấn đề này chủ yếu là “sự do dự về vaccine” của công chúng Hoa Kỳ, mà không trả lời đúng trọng tâm của câu hỏi được đề ra.

Apple luôn dùng chiêu bảo vệ quyền riêng tư người dùng để vượt mặt đối thủ

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho rằng, các công ty công nghệ đã làm xói mòn lòng tin của người dùng trong ngành, với việc đưa quyền riêng tư người dùng trở thành cái gọi là thiệt hại thế chấp, do các tính năng trong sản phẩm không được suy xét kỹ lưỡng.

TP HCM: bổ sung các nhóm đối tượng được ra đường từ hôm nay 23/8

Tính đến 6 giờ sáng ngày 23/8, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 348.059 ca mắc Covid-19, trong đó gồm 147.667 ca đã được chữa khỏi.

CEO Elon hứa sẽ ra mắt robot Tesla Bot trông giống như người vào năm tới

CEO Elon Musk cho biết Tesla sẽ chế tạo một robot hình người được gọi là Tesla Bot, với kế hoạch giới thiệu nó lần đầu tiên vào năm sau.

TP.HCM: 312 pháo đài phòng chống dịch, quân đội sẽ hỗ trợ thực phẩm đến tận tay người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng với đại diện Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng lên phương án quan trọng, gấp rút với độ quyết tâm cao nhất, sớm đưa TP.HCM và các tỉnh phía Nam về giai đoạn “bình thường mới”, khi diễn biến dịch đang ngày càng phức tạp, khó lường.

OPPO Find X3 Pro giành giải “Advanced Smartphone” tại EISA Awards 2021 – 2022

Đây là năm thứ hai liên tiếp OPPO giành được giải thưởng “Advanced Smartphone – Điện thoại thông minh tiên phong” tại giải thưởng EISA Awards.

Các nhà bán lẻ điều chỉnh giá bán bộ đôi smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z thế hệ 3

Cả FPT Shop và Di Động Việt đều đã điều chỉnh giá bán lẻ chính thức cho bộ đối smartphone màn hình gập Galaxy Z thế hệ ba ngay sau khi Samsung Việt Nam công bố chương trình mở bán chính thức.

FPT eCovax: “vaccine” số, giúp doanh nghiệp vượt đại dịch

FPT vừa công bố Chương trình FPT eCovax nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành và các giải pháp số, giúp doanh nghiệp vận hành không gián đoạn, miễn nhiễm để vượt qua đại dịch.

Sẽ thiết lập trạm y tế lưu động tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An

Tính đến 6 giờ sáng ngày 20/8, Bộ Y tế công bố Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 312.611 ca mắc Covid-19, trong đó có 120.059 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Riêng tại TP Hồ Chí Minh có hơn 1.900 trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19.

Tính năng hỗ trợ người khó khăn do dịch bệnh Zalo Connect đã mở tại 20 tỉnh thành

Sau hơn 1 tuần thí điểm tại TPHCM, Zalo Connect – tính năng tìm kiếm, giúp đỡ những người khó khăn, tương trợ nhau vượt qua đại dịch Covid đã được triển khai rộng rãi tại hơn 20 tỉnh/thành đang giãn cách.