Trung Quốc quy định cứng rắn với 180 tổ chức thanh toán phi ngân hàng

Trung Quốc công bố quy định giám sát thanh toán phi ngân hàng. Ảnh: @Google.

Trung Quốc vừa công bố các quy định cứng rắn đối với các tổ chức thanh toán phi ngân hàng, trong bối cảnh nước này đang tiến hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong lĩnh vực tài chính trị giá 57 nghìn tỷ USD.

Trung Quốc đã phê duyệt các quy định liên quan đến các tổ chức thanh toán phi ngân hàng, tìm cách hạn chế rủi ro trong lĩnh vực đang bùng nổ này, bằng cách thắt chặt giám sát đối với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số bao gồm Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent.

Dữ liệu Ngân hàng Trung ương cho thấy, Trung Quốc có 186 tổ chức thanh toán phi ngân hàng tính đến ngày 18/12. Alipay và WeChat Pay là hai nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số khổng lồ không thể thiếu trong cuộc sống của hầu hết người dân Trung Quốc.

Vào hôm 21/12, thông báo từ Chính phủ cho thấy, các quy định về giám sát và quản lý các tổ chức thanh toán phi ngân hàng đã được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc phê duyệt vào tháng 11 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2024. Phiên bản dự thảo của các quy định này vốn đã được phát hành vào tháng 1/2021 để lấy ý kiến của ​​công chúng.

Các quy định mới nhằm giải quyết, kiểm soát các công ty lớn trong ngành thanh toán kỹ thuật số của Trung Quốc đang ngày càng tăng trưởng nhanh chóng, đồng thời giúp tăng cường giám sát toàn diện đối với toàn bộ lĩnh vực vốn đã bùng nổ trong thập kỷ qua.

Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (People’s Bank of China, viết tắt PBOC) cho biết, một phần lý do căn bản của việc tạo ra các quy định là để đưa toàn bộ lĩnh vực thanh toán phi ngân hàng tuân theo các quy tắc pháp lý và tiêu chuẩn hóa tốt hơn.

Cũng theo hai cơ quan trên, các quy định này nhằm mục đích thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh trong ngành thanh toán phi ngân hàng, đồng thời hướng dẫn các tổ chức thanh toán phi ngân hàng phục vụ tốt hơn trong nền kinh tế thực, cũng như ra sức bảo vệ quyền lợi của người dùng.

Các quy định mới cũng đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động của các tổ chức thanh toán phi ngân hàng, bao gồm tiếp cách cận thị trường, dịch vụ trong nước và xuyên biên giới, kiểm soát năng lực hoạt động của các cổ đông, bảo vệ người dùng.v.v.v…

So với các quy định cũ trong ngành trước đây, thì các quy định mới đưa ra các hình phạt khắc nghiệt hơn đối với những hành vi vi phạm quy tắc nghiêm trọng, cũng như tăng cường mức độ bảo vệ thông tin người dùng.

Nhóm luật sư tại Văn phòng Luật Han Kun nhận xét, các quy định mới thể hiện sự cải tổ quy định nghiêm ngặt, thậm chí mang tính cách mạng lớn nhất ở lĩnh vực này trong thập kỷ qua.

Theo Bộ Tư pháp Trung Quốc và PBOC, bắt đầu từ ngày 1/5/2024, các tổ chức thanh toán phi ngân hàng sẽ được phân loại thành những tổ chức cung cấp tài khoản giá trị được lưu trữ, và những tổ chức chỉ xử lý giao dịch thanh toán.

Việc phân loại này giúp các tổ chức có sự định hướng để đổi mới công nghệ, phát triển kinh doanh trong tương lai tuân theo các tiêu chuẩn rõ ràng, đồng thời giúp ngăn chặn các doanh nghiệp lợi dụng các lỗ hổng pháp lý, biển thủ tiền, rửa tiền, gây quỹ bất hợp pháp, gian lận viễn thông, hay thực hiện các hoạt động tội phạm khác.

Truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin, các quy định này nhằm mục đích tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của ngành. Các quy định cũng yêu cầu các tổ chức tăng cường bảo vệ thông tin người dùng và tài khoản thanh toán. Bên cạnh đó, các công ty phải niêm yết giá rõ ràng cho dịch vụ của mình, tính phí hợp lý theo quy định.

Trung Quốc quy định cứng rắn với 180 tổ chức thanh toán phi ngân hàng - Trung Quoc
Trung Quốc thông qua quy định về tổ chức thanh toán phi ngân hàng. Ảnh: @Google.

Trong trường hợp vi phạm các quy định, ngân hàng trung ương sẽ áp dụng các khoản phạt, hạn chế đối với một số hoạt động thanh toán, hoặc ra lệnh cho các công ty phải đình chỉ hoạt động kinh doanh để khắc phục, cho đến cả việc thu hồi giấy phép kinh doanh thanh toán.

Các chuyên gia nhận định, các quy định này được đưa ra vào thời điểm lĩnh vực tài chính đang lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy loại bỏ rủi ro an ninh quốc gia khỏi các ngành công nghiệp chính của đất nước.

Alipay và WeChat Pay là những nền tảng thanh toán phi ngân hàng phổ biến nhất trong nước, cùng với các công ty công nghệ khác bao gồm JD và Huawei cũng tung ra các tùy chọn thanh toán kỹ thuật số của riêng họ. China Telecom thuộc sở hữu nhà nước cũng có nền tảng thanh toán kỹ thuật số của riêng mình được gọi là Bestpay.

Bắc Kinh đã tăng cường giám sát các nền tảng thanh toán phi ngân hàng kể từ năm 2021, khi bắt đầu đàn áp rộng rãi hơn đối với hoạt động tài chính của những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Cuộc đàn áp này một phần xuất phát từ mối lo ngại ngày càng tăng ở Bắc Kinh, trước nguy cơ mất kiểm soát tài chính từ các đế chế công ty công nghệ.

So sánh trí tuệ nhân tạo với vũ khí hạt nhân là điên rồ

Đồng sáng lập Google Brain, Andrew Ng cho rằng không bao giờ nên so sánh trí tuệ nhân tạo (AI) với vũ khí hạt nhân.

Ngành bán lẻ khu vực Châu Á đang đối mặt với nhiều sự cố an ninh mạng

Theo một nghiên cứu gần đây của Kaspersky, 25% nhân sự công nghệ thông tin (CNTT) cho rằng nguyên nhân các cơ sở hạ tầng thiết yếu, dầu khí và năng lượng đối mặt với nhiều sự cố mạng đến từ việc phân bổ ngân sách không hiệu quả. Ngành bán lẻ tại Châu Á Thái Bình Dương (APAC) đã trải qua nhiều cuộc tấn công mạng lớn nhất trong 24 tháng qua.

Hơn 15.000 cơ quan Nhà nước sử dụng Zalo kết nối với người dân

Theo thống kê của Zalo, tính đến tháng 12/2023, có 15.349 tài khoản Zalo OA được tạo bởi các cơ quan Nhà nước (CQNN), dịch vụ công, tăng 54% so với năm 2022.

Mỹ đề xuất siết chặt hơn việc kiếm tiền từ dữ liệu trẻ em

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (Federal Trade Commission- viết tắt FTC) đã đề xuất những thay đổi sâu rộng, nhằm củng cố các quy định quan trọng của liên bang trong việc bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em.

Tác giả đoạt giải thưởng Pulitzer tham gia vụ kiện bản quyền với OpenAI, Microsoft

Một nhóm gồm 11 tác giả sách phi hư cấu ((Non-fiction) đã tham gia một vụ kiện tại tòa án liên bang Manhattan, cáo buộc OpenAI và Microsoft lạm dụng sách mà các tác giả đã viết để đào tạo cho các mô hình đằng sau chatbot ChatGPT phổ biến của OpenAI, cũng như các phần mềm dựa trên trí tuệ nhân tạo khác.

Cổ phiếu Meta hồi sinh kỷ lục sau năm 2022 đầy thảm họa

Cổ phiếu của Meta đã và đang có một năm tốt nhất từ ​​trước đến nay, tăng 178% vào năm 2023 tính đến cuối ngày 15/12. Điều này minh chứng cho thấy cam kết của CEO Mark Zuckerberg thành hiện thực, khi cho rằng 2023 sẽ là “năm hiệu quả” của Meta.

Loạt iPhone đời cũ giảm giá mạnh hơn 8 triệu đồng

Vào dịp cuối năm, thị trường mua sắm các sản phẩm công nghệ bắt đầu sôi động trở lại, giá bán nhiều mẫu iPhone chính hãng tại Việt Nam đã được điều chỉnh và ghi nhận xu hướng giảm sâu, đặc biệt là các dòng iPhone cũ.

Viettel IoT Day 2023: Cơ hội mở rộng hệ sinh thái IoT cho cộng đồng doanh nghiệp

Ngày 19/12 tại TP.HCM, Tổng Công ty Viễn thông Viettel tổ chức sự kiện Viettel IoT Day, quy tụ nhiều diễn giả từ các doanh nghiệp công nghệ có trị giá hàng tỉ đô như Intel, Nokia, Qualcomm, Mediatek, Advantech… cùng lãnh đạo các Bộ ngành liên quan.

Apple sẽ bổ sung hai tính năng hấp dẫn cho Apple Watch X

Apple sẽ không chỉ nghiên cứu thiết kế mới mà còn mang đến cho Apple Watch X ra mắt năm sau khả năng đo huyết áp và phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ.

Trung Quốc tăng cường mở rộng cấm quan chức và công ty sử dụng iPhone

Theo tờ Bloomberg, nhiều quan chức chính phủ Trung Quốc đã được yêu cầu ngừng sử dụng iPhone. Cuộc đàn áp iPhone của nước này hiện đã mở rộng tới ít nhất 8 tỉnh của Trung Quốc.