Trung Quốc nghiên cứu ô nhiễm Trái đất qua vệ tinh mới

Một vệ tinh giám sát môi trường khí quyển đã được gửi vào không gian từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc, vào sáng sớm ngày 16/4. Ảnh: @Tân Hoa xã.

Các nhà khoa học Trung Quốc sẽ sớm có một công cụ dựa trên không gian mới để thúc đẩy nghiên cứu của họ về môi trường khí quyển và ô nhiễm của Trái Đất.

Rất cần thiết để giải quyết những thay đổi mạnh mẽ về khí hậu của Trái đất, Trung Quốc đã gửi một vệ tinh để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về mục tiêu đó. Trong thời gian tới, các nhà khoa học Trung Quốc sẽ sớm có một công cụ dựa trên không gian để thúc đẩy nghiên cứu của họ về môi trường khí quyển và ô nhiễm.

Sau các cuộc thử nghiệm trên quỹ đạo, vệ tinh Khảo sát Môi trường Khí quyển (Atmospheric Environmental Surveyor  – viết tắt là AES) sẽ bắt đầu hoạt động giám sát, và gửi dữ liệu cho các nhà khoa học, theo các kỹ sư chế tạo vệ tinh tại Học viện Công nghệ Tàu bay Thượng Hải.

Về thông số kỹ thuật, vệ tinh AES nặng 2,6 tấn được phóng bằng tên lửa mang tên Long March 4C từ Trung tâm Phóng vệ tinh Thái nguyên (Taiyuan) ở tỉnh Sơn Tây vào lúc 2:16 sáng (Giờ Bắc Kinh) hôm 16/4, và đi vào quỹ đạo đồng bộ mặt trời cách Trái đất tầm khoảng 705 km. Vệ tinh được thiết kế để quan sát sức khỏe của hành tinh chúng ta từ trên cao, và vụ phóng vào ngày 16 /4 này là phi vụ phóng thứ 416 của loạt chuỗi tên lửa mang tên Long March.

Vệ tinh này sẽ được sử dụng để quan sát ô nhiễm không khí, khí nhà kính và các yếu tố môi trường khác của Trung Quốc. Nó cũng sẽ cung cấp dữ liệu để nghiên cứu về biến đổi khí hậu và thay đổi sinh thái toàn cầu, đồng thời sẽ giúp dự báo sản lượng nông nghiệp và các mối nguy, các kỹ sư thiết kế vệ tinh AES cho biết.

Thiết bị cũng mang theo 5 thiết bị giám sát môi trường, 3 thiết bị trong số đó là của Viện Khoa học Vật lý Hefei (Hefei Institutes of Physical Sciences- viết tắt là HFIPS) thuộc Viện Khoa học Trung Quốc trực tiếp chế tạo, bao gồm Dụng cụ giám sát môi trường (Environmental Monitoring Instrument – EMI), Máy ảnh phân cực định hướng (Directional Polarization Camera -DPC) và Máy đo phân cực quét quan sát cấp độ hạt (Particle Observation scanning Polarization Meter- POSP).

Trung Quốc nghiên cứu ô nhiễm Trái đất qua vệ tinh mới - Trung Quoc.jpg
Các chuyên gia của Viện Khoa học Vật lý Hefei nghiên cứu về tải trọng các thiết bị được mang theo vệ tinh. Ảnh: @HFIPS.

Tất cả hoạt động độc lập hoặc tập thể để theo dõi các chất ô nhiễm không khí ở quy mô toàn cầu. Đây cũng là vệ tinh đầu tiên trên thế giới sử dụng radar laser để phát hiện carbon dioxide. Thậm chí, vệ tinh AES cũng có thể giám sát các khí ô nhiễm khác như nitơ đioxit, đioxtt lưu huỳnh và fomanđehit. Ngoài ra, nó cũng có thể tiến hành quan sát định lượng các chất ô nhiễm ở dạng hạt trong khí quyển.

Những người sử dụng chính từ bộ dữ liệu mà vệ tinh này thu được sẽ là Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, cũng như Cục Khí tượng Trung Quốc.

Vệ tinh này sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng tầm cỡ thế giới để thực hiện các hoạt động viễn thám trong khí quyển nhằm hỗ trợ các nỗ lực của nước này trong việc đạt được mục tiêu phát triển carbon thấp và giảm thiểu ô nhiễm, Cục Không gian Quốc gia Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố. Cơ quan này cũng cho biết họ sẽ phóng một vệ tinh chuyên dùng để đo khí nhà kính trong tương lai gần.

Cách vài giờ trước khi phóng ở Thái Nguyên vào ngày 16/4, một tên lửa mang tên Long March 3B đã được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Xichang ở tỉnh Tứ Xuyên vào hôm 15/4 và đưa vệ tinh liên lạc ChinaSat 6D vào quỹ đạo. Vệ tinh này do Học viện Công nghệ Không gian Trung Quốc phát triển, có nhiệm vụ truyền tín hiệu vô tuyến và truyền hình cho các đảo ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á và các nước nhỏ ở Thái Bình Dương.

Tính đến nay, Trung Quốc đã thực hiện 11 vụ phóng vào không gian trong năm nay. Các nhà thầu vũ trụ lớn của quốc gia này đã thông báo hồi đầu năm 2022 rằng, họ có kế hoạch tiến hành hơn 50 vụ phóng.

Theo Chinadaily/Opengovasia

Có thể bạn quan tâm
Apple tăng gấp đôi nhân viên để sản xuất iPhone ở Ấn Độ

Một báo cáo mới chỉ ra rằng Apple đã được chính phủ Ấn Độ cho phép mở rộng cơ sở sản xuất lớn của Foxconn ở nước này để đáp ứng nhu cầu.

Microsoft sẽ ngừng cập nhật cho Office 2013 từ tháng 4 năm sau

Microsoft vừa xác nhận rằng kể từ sau ngày 11/4/2023, công ty sẽ không cung cấp các bản cập nhật bảo mật cho Office 2013 và Skype for Business 2015 nữa.

Google Maps công khai các cơ sở quân sự và chiến lược bí mật của Nga

Mặc dù vẫn chưa quyết định hoàn toàn rời khỏi Nga nhưng Google vẫn tiếp tục thực hiện các hành động trừng phạt nhỏ đối với quốc gia này.

Tinder ra mắt Trung tâm An toàn tại Việt Nam

Ngày 19/4, Tinder đã thông báo về việc ra mắt Trung tâm An toàn bằng tiếng Việt trên ứng dụng tại Việt Nam, giúp các thành viên dễ dàng truy cập vào các công cụ phù hợp với tình trạng của họ khi sử dụng nền tảng.

Viettel khai giảng Chương trình Thực tập sinh Tài năng, đón nhận 115 sinh viên xuất sắc

Lễ khai giảng Chương trình Thực tập sinh Tài năng (Viettel Digital Talents) 2022 đón nhận 115 sinh viên xuất sắc đã diễn ra ngày 16/4 tại Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).

Mỹ kêu gọi chấm dứt các vụ thử tên lửa chống vệ tinh trong không gian

Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết chấm dứt việc thực hành các vụ thử tên lửa chống vệ tinh. Động thái này diễn ra vài tháng sau khi Nga cho nổ một vệ tinh đã chết bằng cách này, rải vào quỹ đạo Trái đất các mảnh vỡ lớn, gây nguy hiểm cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Google xác nhận 3,2 tỷ tài khoản trình duyệt Chrome bị tin tặc tấn công

Nguồn tin uy tín cho biết, ứng dụng trình duyệt web của gã khổng lồ công nghệ lớn bậc nhất thế giới Google (thuộc Alphabet) – Chrome với hơn 3,2 tỷ người dùng đang bị lỗ hổng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến quyền riêng tư và thông tin cá nhân.

Kaspersky đã chuyển quá trình xử lý dữ liệu về đe dọa mạng sang Thụy Sĩ

Kaspersky thông báo đã chuyển quá trình xử lý dữ liệu liên quan đến đe doạ mạng của người dùng Mỹ Latinh và Trung Đông sang Thuỵ Sĩ và tái chứng nhận các dịch vụ dữ liệu của mình bởi TÜV AUSTRIA.

Ukraine quét khuôn mặt lính Nga tử trận rồi liên lạc với các bà mẹ

Các quan chức Ukraine cho rằng, việc sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt Clearview AI có thể giúp chấm dứt cuộc chiến tàn khốc. Nhưng một số chuyên gia gọi đó là “chiến tranh tâm lý cổ điển” tạo tiền lệ khủng khiếp.

Bất chấp khủng hoảng, lĩnh vực bán dẫn đã có một năm thành công

Bất chấp tình trạng khủng hoảng chip trên toàn cầu, các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đã có một năm khởi sắc về doanh thu trong năm 2021.