Các công ty công nghệ phương Tây đang gặp khó ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới-Trung Quốc.
Đã từng có thời điểm các CEO công nghệ Mỹ coi Trung Quốc là vùng đất đầy cơ hội, nhưng thời gian vàng kim đó có thể đã qua lâu rồi. Sau nhiều năm tăng trưởng thần tốc, một số tập đoàn công nghệ hùng mạnh nhất của Mỹ đã bắt đầu trượt dốc nhanh chóng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh có nhiều thách thức thực tế mới xuất hiện và chi phối.
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đã tăng cường trở thành những lựa chọn thay thế khả thi các sản phẩm cùng loại của phương Tây. Và tất cả đã tạo nên một cuộc chạy đua xuống đáy đầy nguy hiểm để giành lấy lòng người tiêu dùng.
Bạn chỉ cần nhìn xa hơn vào lĩnh vực công nghệ để biết các công ty Mỹ đang gặp khó khăn như thế nào ở quốc gia tỷ dân này. Apple thì đang phải vật lộn để đưa iPhone mới vào túi người tiêu dùng Trung Quốc, với dữ liệu từ Counterpoint Research cho thấy, doanh số bán hàng đã giảm mạnh 24% trong sáu tuần đầu năm 2024.
Trong khi đó, hãng xe điện Tesla đã phải chịu sự sụt giảm lớn về lượng xuất xưởng từ nhà máy gigafactory ở Thượng Hải vào tháng 2, với 60.365 xe được xuất xưởng, tờ Bloomberg đưa tin. Con số này thấp hơn 16% so với lượng xuất xưởng trong tháng 1, và thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe khách Trung Quốc cho thấy.
Trước mắt, điều này có thể không gây ra sự hoảng loạn ngay lập tức nào cả. Doanh thu ròng của Apple tại Trung Quốc đại lục có thể đã giảm 13% trong ba tháng cuối năm 2023 so với cùng kỳ năm trước đó, nhưng họ vẫn tạo ra doanh thu 20,8 tỷ USD. Và Tesla cũng không phải là công ty xe điện duy nhất gặp phải tình trạng doanh số bán hàng sụt giảm. Nhưng nó báo hiệu một sự trượt dốc thực sự đối với hai công ty lớn nhất của Mỹ ở Trung Quốc.
Trong trường hợp của Apple, có một vài điều cần lưu ý. Theo Gene Munster, một đối tác quản lý tại Deepwater Asset Management, nói với tờ Business Insider rằng, sự sụt giảm này có liên quan đến việc các sản phẩm của Mỹ không còn được ưa chuộng ở Trung Quốc. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã cấm các quan chức sử dụng iPhone, khiến việc sở hữu một chiếc iPhone trở nên kém thu hút hơn. Lệnh cấm đó trùng với thời điểm ra mắt Mate 60 Pro của Huawei, một điện thoại thông minh 5G sản xuất trong nước được nhiều người coi là một thiết bị đột phá sánh ngang với khả năng của iPhone – bất chấp lệnh cấm xuất khẩu ngăn cản việc sử dụng các linh kiện hàng đầu của Mỹ.
Nghiên cứu của Counterpoint cho thấy, doanh số bán điện thoại Huawei đã tăng 64% trong cùng thời gian doanh số bán iPhone giảm gần 1/4. Muster nói: “Cả Mỹ và Trung Quốc đang đều theo chủ nghĩa biệt lập hơn. Điều đó có lợi cho các thương hiệu nội địa. Với AI, động lực đó có thể sẽ tăng cường mạnh mẽ hơn nữa”.
Trong trường hợp của Tesla, sự suy thoái rộng hơn của thị trường xe điện có thể được cảm nhận đặc biệt vào tháng 2, khi doanh số bán hàng nhìn chung chậm hơn. Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, sự trượt dốc của cả hai công ty này là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến giữa Trung Quốc với Mỹ để giành quyền thống trị công nghệ đang ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trong nhiều năm, các công ty Trung Quốc đã áp dụng chiến lược theo sau, khi họ cố gắng xây dựng các thiết bị điện tử tiêu dùng, xe điện và các ngành công nghiệp khác tương tự. Điều đó có nghĩa là cố gắng sao chép những gì các đối tác phương Tây của họ đã làm, thường ở mức tiêu chuẩn thấp hơn. Như Mate 60 Pro của Huawei cho thấy, người tiêu dùng Trung Quốc hiện đã có một chiếc điện thoại nội địa mang lại trải nghiệm giống iPhone.
Trong khi đó, các nhà sản xuất xe điện địa phương như BYD lại đang tận hưởng sự tăng trưởng đột biến, khi họ cố gắng thu hút người tiêu dùng, bằng những phương tiện rẻ hơn nhiều so với Tesla.
Ngày 11/3, start-up Việt Nam, Ninety Eight thông báo đã hợp tác với Jambo, để ra mắt thế hệ smartphone mới, tích hợp sẵn ví Web3, giá từ 2,5 triệu đồng.
Insider, nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa đa kênh, vừa công bố mức tăng trưởng 311% tại Việt Nam trong vòng mười hai tháng qua và đã đạt được một cột mốc doanh thu mới trên toàn cầu – 200 triệu USD CARR (Committed Annual Recurring Revenue-Doanh thu cam kết định kỳ hàng năm).
Visa cho biết vận động viên Nguyễn Thùy Linh – nữ tay vợt cầu lông ưu tú của Việt Nam sẽ tham gia chương trình đồng hành cùng vận động viên trên toàn cầu của Visa (Team Visa) tại Thế vận hội mùa hè Olympic Paris 2024 sắp tới.
Báo cáo mới nhất từ TikTok cho thấy phần lớn người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), trong đó có Việt Nam, ngày càng ưu tiên yếu tố giá trị hơn giá cả của món hàng khi mua sắm. Trong đó, 79% người tham gia khảo sát cho biết họ được truyền cảm hứng mua sắm bởi nội dung xoay quanh giá trị và chất lượng sản phẩm hơn là các ưu đãi giảm giá.
Chương trình Nữ đối tác tài xế Grab nhằm hỗ trợ phụ nữ tại Việt Nam có thêm cơ hội thu nhập thông qua việc trở thành đối tác tài xế Grab.
AppMetrica, nền tảng phân tích ứng dụng di động trọn gói của Yandex Ads đã đưa ra cập nhật mới – Dự đoán Giá trị vòng đời người dùng (LTV Prediction) và Dự đoán Tỷ lệ rời bỏ (Churn Prediction) với Ai và máy học.
Năm nay tại MWC, HONOR đã nhận được tổng cộng 45 giải thưởng từ truyền thông quốc tế.
Samsung Electronics công bố Samsung Knox – giải pháp bảo mật đáng tin cậy được tích hợp vào các sản phẩm TV 2024, đã đạt được chứng nhận Tiêu Chuẩn Chung (CC – Common Criteria) trước khi chính thức giới thiệu dòng TV cao cấp mới 2024.
Chạy Vì Trái Tim lần thứ 10 là giải chạy từ thiện thường niên do Gamuda Land phối hợp cùng chương trình Nhịp tim Việt Nam của tổ chức VinaCapital Foundation triển khai từ năm 2013, với mục tiêu gây quỹ tài trợ phẫu thuật cho trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh tại Việt Nam.
Keysight Technologies đã hợp tác với NVIDIA để tạo quy trình thiết kế hoàn thiện dành cho việc huấn luyện và xác nhận các máy thu nơ-ron. Được trình diễn tại sự kiện Mobile World Congress Barcelona 2024, quy trình này bao gồm một môi trường đo kiểm Open RAN được trang bị máy thu nơ-ron MIMO nhiều người dùng.