Trí tuệ nhân tạo trong an ninh mạng: Con dao hai lưỡi

AI có thể giám sát, phân tích, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa mạng trong thời gian thực. Ảnh: @technology-innovators.

Giống như bất kỳ công nghệ mới nổi nào, luôn có mối lo ngại xung quanh việc áp dụng công nghệ AI sẽ có ý nghĩa tốt xấu ra sao trong lĩnh vực an ninh mạng.

Với sự phát triển nhanh chóng của các mối đe dọa mạng, các chuyên gia dự đoán rằng, tội phạm mạng sẽ khiến các công ty Mỹ thiệt hại từ 320 tỷ USD năm 2023 lên 452 tỷ USD vào năm 2024, và con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm kế tiếp.

Việc đảm bảo các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ không chỉ là khuyến nghị, mà còn là điều cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh. Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đã trở thành một công cụ an ninh mạng không thể thiếu, với các ví dụ từ công cụ phát hiện lừa đảo, đến một số công cụ chatbot AI có thể đáp ứng các yêu cầu về bảo mật an ninh mạng.

Bằng cách xử lý và hợp lý hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, AI giải phóng nguồn nhân lực cho các sáng kiến ​​an ninh mạng chiến lược hơn. Tuy nhiên, AI trong lĩnh vực an ninh mạng không phải là điều dễ hiểu, vì vậy điều cần thiết là phải hiểu cả ưu và nhược điểm của nó.

Khi AI tiếp tục phát triển, vai trò của nó trong an ninh mạng cũng vậy. Hệ thống AI cung cấp các công cụ vô giá để bảo vệ khỏi các mối đe dọa trên mạng. Tuy nhiên, các tổ chức phải xử lý những vấn đề phức tạp và thách thức một cách cẩn thận.

Một trong những lợi thế quan trọng nhất của AI trong an ninh mạng là khả năng dự đoán các mối đe dọa mạng, và xác định các mối đe dọa tiềm ẩn, trước khi chúng biểu hiện trực tiếp. Bằng cách phân tích các mẫu dữ liệu và xác định các điểm bất thường, AI có thể cảnh báo về những rủi ro có thể không được chú ý trước khi mọi thứ quá muộn.

Tuy nhiên, độ nhạy phức tạp cho phép AI dự đoán các mối đe dọa mạng cũng có thể khiến nó trở thành công cụ hữu ích cho những kẻ tấn công mạng. Tin tặc có thể tận dụng AI để tạo ra những trò lừa đảo tinh vi hơn, qua mặt các biện pháp bảo mật truyền thống (chẳng hạn như bộ lọc chống thư rác cho email).

Hơn nữa, tin tặc có thể triển khai các chiến thuật tấn công kỹ thuật xã hội do AI điều khiển, để tạo ra các tin nhắn hoặc yêu cầu giả mạo trông có vẻ hợp pháp và đầy tính thuyết phục. Những tin nhắn này có thể lừa mọi người cung cấp thông tin nhạy cảm hoặc truy cập vào các hệ thống nguy hiểm bất thường.

Mặt khác, AI cũng vượt trội trong việc cung cấp phản hồi ngay lập tức cho các sự cố bảo mật. Nó có thể tự động hóa các quy trình, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu thiệt hại, bằng cách cô lập các hệ thống bị nhiễm và chặn các hoạt động xâm nhập vào hệ thống mạng.

Nhưng khả năng phản ứng nhanh tự động này đôi khi cũng có thể phản tác dụng, bởi thực tế việc AI xác định điều gì tạo nên mối đe dọa có thể không phải lúc nào cũng chính xác, dẫn đến những kết quả “dương tính giả” có thể làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, nếu tác nhân đe dọa “bắt bài” được kiểu phản ứng của AI, chúng có thể thao túng luồn lách hệ thống để vượt mặt AI trong phòng thủ mạng.

Ở một khía cạnh khác, hệ thống AI được thiết kế để học hỏi và phát triển, điều đó có nghĩa là chúng trở nên hiệu quả hơn khi được đào tạo nhiều dữ liệu đầu vào, hay từng xử lý nhiều dữ liệu hơn. Khả năng học hỏi liên tục từ các tương tác và các mối đe dọa mới khiến AI ngày càng thành thạo trong việc nhận biết, và ứng phó trong bối cảnh rủi ro an ninh mạng luôn thay đổi.

Tuy nhiên, nghịch lý thay, sức mạnh này có thể bị khai thác. Nếu các hacker đe dọa mạng quản lý, kiểm soát được việc cung cấp dữ liệu bị thao túng để đào tạo đầu vào cho hệ thống AI (được gọi là “ngộ độc dữ liệu” AI), hacker có thể làm sai lệch quá trình học tập của nền tảng AI, dẫn đến các mô hình phân tích đầu ra không chính xác, không phát hiện được các mối đe dọa thực tế, hoặc tệ hơn là coi các hoạt động tấn công mạng độc hại là an toàn.

Có thể thấy, mặc dù AI mang lại vô số lợi ích cho an ninh mạng, nhưng mỗi lợi thế lại đi kèm với những thách thức riêng. Những vấn đề này nhấn mạnh sự cần thiết phải có cách tiếp cận thận trọng, và mang tính chiến lược đối với việc tích hợp AI trong lĩnh vực an ninh mạng.

Khi công nghệ AI tiến bộ, các mối đe dọa trực tuyến cũng phát triển theo và trở nên khó phát hiện hơn. Điều cần suy nghĩ là liệu chúng ta sẽ lựa chọn duy trì AI để chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua đối phó với bối cảnh an ninh mạng đầy rủi ro, hay chúng ta sẽ lạm dụng AI đến mức không thể nhận ra đâu là bình thường, và đâu là mối đe dọa từ chính AI trong an ninh mạng?

Có thể bạn quan tâm
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Bộ Công an, công ty Luật, Văn phòng Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa, bị treo

Gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp. Đã có nhiều nạn nhân bị mất tiền do tham gia làm nhiệm vụ hưởng hoa hồng, đầu tư tài chính, bị lừa đảo tình cảm… Đáng chú ý, lợi dụng tình hình này, các đối tượng tiếp cận người dân đang là nạn nhân bị lừa đảo, để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lần hai đối với họ.

TikTok thử nghiệm dùng người nổi tiếng ảo để bán hàng, liệu có ảnh hưởng đến “nồi cơm” của nhiều người?

Có thông tin cho rằng, TikTok đang phát triển công nghệ nhân vật có sức ảnh hưởng lớn dạng ảo dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp người bán tạo quảng cáo và bán hàng, thông qua video phát trực tiếp trong ứng dụng TikTok.

Chính phủ Anh đề xuất cấm bán smartphone cho trẻ dưới 16 tuổi

Trẻ em dưới 16 tuổi có thể bị cấm mua điện thoại thông minh (smartphone), theo kế hoạch mới đang được các bộ trưởng ở Anh xem xét.

Trung Quốc yêu cầu các nhà mạng rà soát và từ bỏ chip nước ngoài khỏi hệ thống

Trung Quốc đang giáng một đòn mới vào trong cuộc chiến chip khốc liệt với Mỹ, khi đã yêu cầu các công ty viễn thông lớn phải loại bỏ dần chip sản xuất ở nước ngoài khỏi hệ thống mạng của mình. Và các công ty Mỹ như Intel và Advanced Micro Devices Inc (AMD) dự kiến ​​sẽ phải gánh chịu hậu quả từ bước đi mới nhất này của Trung Quốc.

Google rót 1 tỷ USD tăng cường kết nối kỹ thuật số giữa Mỹ với Nhật Bản, Thái Bình Dương

Trong nỗ lực tăng cường kết nối kỹ thuật số giữa Mỹ và Nhật Bản, Google đã tiết lộ kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào việc phát triển hai tuyến cáp ngầm mới. Khoản đầu tư khổng lồ này cũng là một phần trong sáng kiến ​​Pacific Connect.

Meta làm mờ ảnh khỏa thân trong tin nhắn Instagram để bảo vệ trẻ vị thành niên

Meta sẽ làm mờ các tin nhắn Instagram có chứa ảnh khiêu dâm, vì sự an toàn của trẻ vị thành niên. Tính năng này sẽ được bật theo mặc định trên toàn cầu cho người dùng dưới 18 tuổi, và người lớn cũng được khuyến khích kích hoạt.

Di Động Việt đã có phiên livestream mở bán MacBook Air M3 sớm với nhiều ưu đãi

Là một trong những đơn vị mở bán MacBook Air M3 sớm nhất, lúc 10h ngày 12/4, Di Động Việt đã có phiên livestream mở bán với voucher lên đến 1,3 triệu đồng cùng nhiều chính sách hậu mãi độc quyền khác.

Apple cảnh báo mối đe dọa phần mềm gián điệp đánh thuê nhắm vào iPhone

Apple đã gửi thông báo về mối đe dọa tới người dùng trên toàn thế giới trong bối cảnh lo ngại rằng các cuộc tấn công phần mềm gián điệp đánh thuê rất tinh vi có thể nhắm vào các khách hàng cao cấp của họ.

Meta và Google công bố chip AI tự sản xuất, giảm lệ thuộc Nvidia và Intel

Tại sao một số công ty công nghệ lớn như Google, Meta bắt đầu tự sản xuất chip AI nội bộ cho riêng mình, và họ thực sự nhận được lợi lạc gì khi làm như vậy?

Thời gian ByteDance thoái vốn khỏi TikTok có thể được Mỹ gia hạn thêm

Một đại diện của Thượng viện Mỹ cho biết, thời hạn để công ty mẹ ByteDance thoái vốn khỏi TikTok có thể được gia hạn tăng thêm từ mức sáu tháng lên một năm.