Nhiều người lo sợ rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là dấu chấm hết của loài người. Và các chuyên gia đã đưa ra ý kiến của mình.
Hiện tại, hầu hết mọi người trên khắp thế giới đều sử dụng một số loại thiết bị tận dụng AI được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của họ. Sử dụng Siri để kiểm tra thời tiết hoặc yêu cầu Alexa tắt đèn thông minh,… đều là những dạng AI mà nhiều người không nhận ra. Tuy nhiên, bất chấp việc sử dụng rộng rãi của công nghệ này trong hầu hết mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta, một số người dường như vẫn tin rằng một ngày nào đó máy móc có thể quét sạch nhân loại. Đó là điều đã được tồn tại qua nhiều văn bản và phim ảnh trong nhiều năm.
Ngay cả những nhân vật quan trọng trong lĩnh vực khoa học như Stephen Hawking và Elon Musk cũng đã lên tiếng về mối đe dọa của công nghệ đối với nhân loại. Vào năm 2020, Musk nói với New York Times rằng AI sẽ phát triển thông minh hơn con người rất nhiều và sẽ vượt qua loài người vào năm 2025, đồng thời nói thêm rằng mọi thứ sẽ trở nên “không ổn định hoặc kỳ lạ”.
Bất chấp dự đoán của Musk, hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng nhân loại không có gì phải lo lắng khi nói đến AI – ít nhất là chưa.
Hầu hết AI đều “hạn chế”
Nỗi sợ hãi về việc AI tiếp quản loài người đã phát triển từ ý tưởng rằng bằng cách nào đó máy móc sẽ nhận thức được và vượt qua người tạo ra chúng. Để AI đạt được điều này, nó không chỉ cần sở hữu trí thông minh như con người mà còn có khả năng dự đoán tương lai hoặc lập kế hoạch trước. Hiện tại, AI chưa có khả năng làm được những điều này.
Khi được đặt câu hỏi “Liệu AI có phải là mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại hay không?”, Matthew O’Brien, một kỹ sư người máy từ Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) đã viết trên Metafact rằng: “Mục tiêu tìm kiếm cho một AI tổng hợp đang là điều chưa rõ ràng. Đơn giản là chúng tôi không biết làm thế nào để tạo ra một trí thông minh có khả năng thích ứng chung, và không rõ là cần tiến bộ thêm bao nhiêu để đạt được điểm đó”.
Sự thật của vấn đề là máy móc thường vận hành theo cách chúng được lập trình và chúng ta còn một chặng đường dài nữa mới có thể phát triển ASI (siêu trí tuệ nhân tạo) cần thiết để việc “tiếp quản” con người trở nên khả thi. Hiện tại, hầu hết công nghệ AI được sử dụng bởi máy móc được coi là “hạn chế” hoặc “yếu kém”, có nghĩa là nó chỉ có thể áp dụng kiến thức của mình cho một hoặc một vài nhiệm vụ.
George Montanez, một nhà khoa học dữ liệu tại Microsoft, đã viết trong cùng một chủ đề Metafact, rằng: “Học máy và hệ thống AI còn lâu mới giải quyết được vấn đề hóc búa về ý thức và có thể tạo ra các mục tiêu trái ngược với lập trình của chúng”.
AI có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân
Một số chuyên gia thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng AI không chỉ không phải là mối đe dọa đối với nhân loại mà còn có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân. Antonio Chella, một giáo sư về Robotics tại Đại học Palermo (Ý), cho biết: “Nhờ có AI và robot, ngày nay chúng ta có thể thực hiện các mô phỏng trong robot. Các robot hiện nay về lý thuyết liên quan đến ý thức, cảm xúc, trí thông minh, đạo đức và so sánh các dữ liệu dựa trên cơ sở khoa học”.
“Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng AI và robot để hiểu bản thân mình hơn. Tóm lại, tôi nghĩ AI không phải là một mối đe dọa mà là một cơ hội để trở thành con người tốt hơn bằng cách hiểu rõ bản thân hơn”, vị giáo sư này nói thêm.
AI có rủi ro?
Tuy nhiên, một số chuyên gia lại đưa ra lo ngại rằng những gì AI (và bất kỳ công nghệ nào) làm được đều có thể gây ra rủi ro cho con người. Theo Ben Nye, Giám đốc Khoa học Tính toán tại Đại học Nam California, thuộc Viện Công nghệ Sáng tạo (USC-ICT), cho rằng có một số rủi ro có thể xảy ra như vũ khí hóa học và làm sụp đổ hệ sinh thái.
Ông nói trên Metafact rằng: “Mọi thứ có thể xảy ra nếu AI được thiết kế để giết người hoặc gây bất ổn cho các quốc gia. Chúng tôi đã chứng kiến các cuộc tấn công dựa trên vi-rút thông minh hơn bởi các tác nhân được chính phủ tài trợ, và đó chắc chắn là ví dụ rõ ràng nhất về mối nguy hiểm này”.
Theo NYPost
Người đồng sáng lập của Microsoft, tỷ phú Bill Gates nói với đài CNBC hôm 18/2 rằng, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng từ Covid-19 đã “giảm đáng kể”, nhưng một đại dịch khác đang đến là điều gần như chắc chắn.
Một phụ nữ ở Mỹ được cho là đã trở thành người thứ ba trên thế giới được chữa khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc.
Ý tưởng về các tấm pin mặt trời không cần ánh sáng mặt trời nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng điều đó đã được thực hiện nhờ một đột phá mới về công nghệ.
Dòng iPhone 14 có thể trở thành loạt iPhone đầu tiên có RAM 8GB, tương đương mức RAM cơ bản của Galaxy S22 và nhiều điện thoại Android cao cấp khác gần đây.
Ngày 16/2 vừa qua, Google đã đưa ra thông báo sẽ áp dụng hạn chế các quyền riêng tư mới, qua đó làm giảm khả năng theo dõi của các ứng dụng trên nền tảng Android.
Sau giai đoạn 1, các hệ thống bán lẻ tiếp tục chương trình đặt trước dòng Galaxy S22 với một chút thay đổi ưu đãi kèm theo.
Ngày 17/2 tại Singapore, Trung tâm đào tạo của Airbus tại châu Á (AATC) đã khai trương thiết bị mô phỏng buồng lái máy bay (FFS) A350 thứ tư.
Kaspersky công bố bổ nhiệm Sandra Lee làm Giám đốc Điều hành khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).
Hôm nay 17/2, Amazon Web Services (AWS) công bố kế hoạch ra mắt một AWS Local Zone mới giảm độ trễ tại vùng biên mạng xuống dưới 10 mili giây sẽ đặt tại Hà Nội.
Dòng realme 9 Pro với hai dòng sản phẩm realme 9 Pro và realme 9 Pro+ sẽ được realme Việt Nam bán ra thị trường vào ngày 2/3 tới đây