Thực hiện bản đồ số dùng chung sẽ giúp cả cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận thông tin phục vụ nhu cầu quản lý, kinh doanh và các nhu cầu đời sống, tránh tình trạng dữ liệu phân tán, cát cứ khắp nơi khó tiếp cận như hiện nay.
Ngày 12/9, Sở Thông tin Truyền thông TPHCM đã tổ chức hội nghị triển khai thí điểm Bản đồ số dùng chung của TPHCM. Nằm trong chương trình tổng thể chung xây dựng thành phố thông minh, từ năm 2018 UBND TPHCM đã có kế hoạch về việc “Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và Phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho TPHCM”. Kế hoạch hướng đến mục tiêu tích hợp các Cơ sở dữ liệu (CSDL) của các Sở, ngành để hình thành kho dữ liệu dùng chung của Thành phố làm cơ sở triển khai thống nhất các ứng dụng phục vụ công tác quản lý và khai thác thông tin.
Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM
Trong đó, kho dữ liệu dùng chung của thành phố sẽ triển khai dựa trên 3 trụ cột là dữ liệu người dân, dữ liệu doanh nghiệp, dữ liệu bản đồ số. Để hình thành Kho dữ liệu dùng chung, việc tích hợp các tập dữ liệu (datasets) trên cơ sở bắt đầu từ 3 nhóm dữ liệu gốc (Master Data) về Người dân , Doanh nghiệp, Bản đồ số và CSDL Mã và Danh mục (CSDL tham chiếu -Reference Data).
Trong đó, dịch vụ bản đồ số sẽ là một dịch vụ quan trọng cần thiết thuộc nền tảng HCM LGSP cho các phần mềm ứng dụng để phục vụ tham chiếu và lưu trữ thông tin địa chỉ với 1 mã vị trí địa lý thống nhất chung (Geocode) một cách chính xác, trực quan trên bản đồ số. Từ đó hình thành các lớp dữ liệu có thể liên kết, chồng các lớp dữ liệu, chia sẻ dữ liệu thống nhất trên nền hệ thống thông tin địa lý thống nhất.
Dịch vụ bản đồ số nền (Gis Platform) được triển khai thí điểm sẽ bao gồm 2 phần cơ bản là Bản đồ nền dùng chung và dịch vụ bản đồ. Trong đó, Bản đồ nền dùng chung là bản đồ được biên tập nhằm dùng chung cho tất cả hệ thống thông tin và người sử dụng, thể hiện các đối tượng cơ bản, nhằm làm cơ sở tham chiếu để chồng lớp các lớp chuyên ngành khác, xác định tọa độ, đối tượng thực thể dữ liệu theo chiều không gian; mang tính mở, công khai và dùng chung. Bản đồ nền được tích hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: dữ liệu địa chỉ, tuyến giao thông, địa giới hành chính, bản đồ không ảnh…
Thành phần thứ 2 của Gis Platform là dịch vụ bản đồ. Theo đó, trên nền tảng bản đồ nền số dùng chung, hệ thống cung cấp các chức năng và giao diện lập trình APIs bản đồ số, các JavaScript cơ bản để ứng dụng (như hiển thị bản đồ tương tác, tùy chỉnh cách hiển thị, chồng hiển thị lớp dữ liệu và tích hợp vào ứng dụng của mình), các dịch vụ liên quan đến vị trí (cung cấp các dịch vụ Mã hóa vị trí địa lý, dịch vụ xác định khoảng cách), liên quan đến tuyến đường (dịch vụ tìm đường đi), cung cấp dịch vụ chia sẽ dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế…
Bản đồ số dùng chung cũng sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn. Trong đó Giai đoạn 1 sẽ tiến hành thuê dịch vụ bản đồ nền của nhà cung cấp dịch vụ bản đồ, đánh giá đảm bảo yêu cầu; trên cơ sở đó thực hiện biên tập bổ sung các lớp, trường thông tin đã được các Sở chuyên ngành phê duyệt và cung cấp, chia sẻ cho dịch vụ bản đồ số dùng chung làm cơ sở dữ liệu đầu kỳ phục vụ triển khai dịch vụ. Giai đoạn tiếp theo, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố phương án xây dựng bản đồ số dùng chung cho Thành phố.
Nhiều dữ liệu, bản đồ chuyên ngành sẽ đượ tích hợp vào cơ sở dữ liệu bản đồ dùng chung
Theo bà Võ Thị Trung Trinh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, hiện nhiều cơ quan ban ngành đã xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong các lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế, quy hoạch xây dựng…. Tuy nhiên các cơ sở dữ liệu này chưa có một sự kết nối với nhau và do đó nằm phân tán khắp nơi. Việc tích hợp các cơ sở dữ liệu này, hình thành một kho dữ liệu dùng chung và thường xuyên được cập nhật phù hợp với các biến động trong thực tế sẽ đáp ứng nhu cầu không chỉ của các cơ quan, ban ngành mà còn phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.
“Các ngành đều đã có chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu riêng của mình. Ví dụ Sở Tài Nguyên – Môi trường xây dựng CSDL về bản đồ, CSDL dân cư thì Công an TP làm, CSDL Hộ tịch thì Sở Tư pháp thực hiện, mạng lưới các trường học thì Sở Giáo dục nắm… Sở Thông tin – Truyền thông không trực tiếp làm các cơ sở dữ liệu về bản đồ mà chỉ làm công việc tham mưu cho UBND TP tìm một phương án tích hợp các dữ liệu chuyên ngành này trên một nền tảng dùng chung của TP để đáp ứng khung Kiến trúc Chính quyền điện tử của TP” – bà Trinh cho biết.
Bà Trinh lấy một ví dụ thực tế là bản đồ nền địa hình của Sở Tài nguyên Môi trường đo đạc từ 2005 đến nay đã lạc hậu so với biến động của thực tế. Các đơn vị khi sử dụng bản đồ này lại hầu như phải chỉnh sửa, cập nhật và vẽ lại bản đồ với những thông tin thu thập mới cho đúng với hiện trạng đã thay đổi. “Điều này đồng nghĩa với việc nếu TP có 'n' ứng dụng liên quan đến bản đồ địa hình thì sẽ phải đi cập nhật vẽ lại 'n' lần bản đồ. Việc này dẫn đến sự trùng lắp và không có hiệu quả” – bà Trinh cho biết.
Đại diện Sở Giao thông Vận tải, ông Trương Tiến Dũng cũng cho rằng, hầu hết các phần mềm hiện nay đều chạy trên các bản đồ nền như bản đồ quy hoạch, dân cư, số nhà… Nếu dữ liệu các ngành không tích hợp lại với nhau, ai cũng giữ riêng dữ liệu của mình thì sẽ rất khó khăn. Các ngành các quận huyện đều rất cần, đề nghị sớm hoàn thành bản đồ số dùng chung.
Ông Bùi Hồng Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm thông tin và Chương trình giáo dục, Sở GDĐT TP HCM cho biết, ngành giáo dục của TPHCM cũng rất mong mỏi triển khai bản đồ số, qua đó cung cấp đầy đủ thông tin của các trường học trên TP. Hiện nay CSDL của ngành giáo dục khá đầy đủ và được cập nhật vào Trung tâm điều hành đô thị thông minh của TPHCM. Việc cụ thể hóa CSDL này trên bản đồ nền sẽ giúp cho việc cung cấp thông tin đến với người dân hiệu quả.
Ông Bùi Hồng Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin và Chương trình giáo dục TPHCM
Theo Sở Thông tin Truyền thông, dự kiến CSDL bản đồ số dùng chung sẽ được đưa vào khai thác vào tháng 6/2020 và sẽ thường xuyên được cập nhật dữ liệu, bổ sung, hoàn chỉnh căn cứ vào tình hình thực tiễn của thành phố, nhằm thực hiện triển khai kế hoạch xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở của thành phố.
“Quan điểm là tích hợp được đến đâu thì đưa ra khai thác ra đến đó cho cả hai đối tượng là cơ quan nhà nước và người dân doanh nghiệp. Sẽ có thêm quy chế cho việc sử dụng CSDL bản đồ số dùng chung này, đảm bảo việc khai thác, cập nhật cũng như tính riêng tư cho người dân, doanh nghiệp. Hiện nay, hệ sinh thái dữ liệu mở của TP đang công khai miễn phí. Chúng tôi đã tập trung khá tốt dữ liệu trong ngành giáo dục và y tế, việc triển khai nhanh sẽ giúp cung cấp thông tin thiết thực phục vụ đời sống người dân và nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp” – bà Trinh nói.
Hôm nay 12/9, Viettel công bố đã phát sóng 1.000 trạm sử dụng công nghệ NB-IoT (Narrow Band – Internet of Things), phủ kín 100% địa bàn TP.HCM, đưa thành phố trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước phủ sóng IoT diện rộng.
Báo cáo thị trường tuyển dụng trực tuyến nửa đầu năm 2019 và những dự báo sắp tới vừa được VietnamWorks công bố đã chỉ ra sự dư thừa và thiết hụt nhân sự của các ngành nghề, các khu vực kinh tế mới.
Công nghệ sạc không dây 30W được Xiaomi phát triển dựa trên 4 đột phá mới trong thiết kế sạc không dây và MI 9 Pro 5G là mẫu smartphone đầu tiên được trang bị công nghệ này.
Apple TV+ là dịch vụ truyền hình trực tuyến trả tiền được Táo khuyết lần đầu giới thiệu vào mùa hè năm nay. Đến sự kiện đặc biệt được tổ chức vào ngày 10/9 vừa qua, Apple một lần nữa biến dịch vụ này trở thành một trong những tâm điểm đáng chú ý nhất của công ty.
Hàng trăm ứng dụng có sẵn thông qua cửa hàng Google Play và Galaxy Store đã được cập nhật để mang lại trải nghiệm màn hình gập liền mạch, xu thế đang được khơi lại qua phiên bản Galaxy Fold Samsung vừa ra mắt ở IFA.
Ngày 11/9, Grab thông báo triển khai thử nghiệm mô hình GrabKitchen dành cho người dùng tại khu vực Quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh), đưa những nhà hàng, quán ăn yêu thích đến gần hơn với người dùng tại khu vực này.
Apple đã ra mắt thế hệ iPhone mới nhất mang tên iPhone 11 và bộ đôi iPhone 11 Pro/ 11 Pro Max. Thế hệ iPhone mới này có gì mới?
Kaspersky vừa chính thức đưa ra cảnh báo đối với ngành công nghiệp dược phẩm toàn cầu khi số lượng thiết bị do tội phạm mạng tấn công đang tăng trưởng mạnh.
Sáng nay 10/9, Sony Việt Nam tổ chức khai trương trung tâm trải nghiệm Sony Center Aeon Tân Phú, TP.HCM. Đây là nơi giới thiệu những dòng điện thoại, máy ảnh, tai nghe, tivi… mới và cao cấp nhất của hãng bán tại thị trường Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật nổi tiếng liên quan đến Đà Lạt là Phố Bên Đồi đã bắt đầu chương trình năm 2019 bằng một trong các hoạt động chính là cuộc thi thiết kế không gian với chủ đề “Vào Miền Nghệ Thuật” (Into Art Hills).