Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, phát biểu khai mạc diễn đàn. Nguồn: WHISE 2024.
Ngày 17/12/2024, trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM (WHISE 2024), Diễn đàn Quốc tế về Đại học Khởi nghiệp năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị 272, thể hiện quyết tâm của thành phố trong hành trình trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực.
Diễn đàn thu hút sự tham gia của đông đảo đại diện của các trường đại học trong và ngoài nước, các chuyên gia, doanh nhân và tổ chức quốc tế. Diễn đàn thảo luận về các xu hướng đại học khởi nghiệp, như cách xây dựng trường đại học trở thành cầu nối giữa nghiên cứu học thuật và thực tế đời sống, phát huy tối đa tiềm năng thương mại của các trường đại học. Tham gia chia sẻ có đại diện đến từ Đại học Adelaide (Úc), Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Tổ chức tăng tốc về đổi mới sáng tạo trong giáo dục HEX…
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, nhấn mạnh vai trò quan trọng của đại học khởi nghiệp trong việc nâng cao chất lượng startup, thúc đẩy làm chủ công nghệ Việt, phát triển deep-tech và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Theo ông Dũng, nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo và sự kết nối chặt chẽ giữa giáo dục, nghiên cứu và thực tiễn là yếu tố then chốt để hiện thực hóa mục tiêu này.
“Với mô hình đại học khởi nghiệp cùng các chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, TP.HCM kỳ vọng các cơ sở giáo dục đại học sẽ phát huy vai trò tiên phong, không chỉ tập trung vào đào tạo và nghiên cứu mà còn tăng cường hợp tác với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm trí tuệ, và đưa các giải pháp đổi mới sáng tạo vào thực tiễn” – ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ.
Theo bà Linh Lê, đại diện Đại học Adelaide (Úc), để phát triển mô hình đại học khởi nghiệp hiệu quả, một trường đại học cần bồi dưỡng tư duy khởi nghiệp cho sinh viên lẫn giảng viên thông qua các khóa đào tạo và hình thành văn hóa khởi nghiệp. Mặt khác, trường đại học cần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sẵn sàng biến ý tưởng thành hiện thực. Quan hệ đối tác chặt chẽ giữa trong và ngoài nước là yếu tố giúp các trường hướng đến mô hình đại học khởi nghiệp.
Trên thế giới hiện có hai mô hình xây dựng đại học khởi nghiệp phổ biến là Khởi nghiệp lũy tiến – quá trình liên tục thử, sai và làm lại, và Khởi nghiệp thiết kế – quá trình xây dựng từ con số không, thiết kế mô hình phù hợp nhất với trường đại học địa phương, ông Aw Beng Teck đến từ NTU (Singapore) cho hay. “Nếu Việt Nam muốn xây dựng đại học khởi nghiệp nên tập trung vào 3 lĩnh vực chính là chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ, nghiên cứu sâu rộng và chuẩn bị nguồn tài chính vững vàng. NTU có chuyên môn, kinh nghiệm và hệ sinh thái sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ quá trình xây dựng đại học khởi nghiệp ở Việt Nam”, ông khẳng định.
Bà Linh Lê, Quản lý về tuyển dụng và Quan hệ Đối tác, Đại học Adelaide, Úc chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng đại học khởi nghiệp với các trường đại học Việt Nam. Nguồn: WHISE 2024.
Là đơn vị đào tạo tư duy khởi nghiệp cho sinh viên với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và đổi mới trong môi trường giáo dục, bà Jaclyn Benstead, đồng sáng lập Tổ chức tăng tốc về đổi mới sáng tạo trong giáo dục HEX thì chia sẻ về khái niệm eXQ (Exponential Quotient) dùng để chỉ khả năng tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của con người trong bối cảnh công nghệ hiện đại. Theo bà, đây là khả năng cốt lõi giúp sinh viên, trường đại học Việt Nam xây dựng văn hóa khởi nghiệp. Chúng ta phải đặt trọng tâm vào thế hệ Z để đào tạo một tương lai mà người trẻ dám nghĩ, dám khởi nghiệp.
Các diễn giả cũng chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu và đề xuất các giải pháp cụ thể cho Việt Nam, như việc xây dựng khung tiêu chí định hướng đại học khởi nghiệp, tập trung vào đào tạo kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên, tăng cường hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, và tạo ra một môi trường hỗ trợ khởi nghiệp năng động.
Ngoài các chuyên gia, đại diện của trường đại học và tổ chức quốc tế, đại diện của Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng chia sẻ về thực trạng và định hướng xây dựng đại học khởi nghiệp ở đơn vị. Qua đó cho thấy xu hướng phát triển đại học khởi nghiệp là quá trình tất yếu ở Việt Nam.
Tại diễn đàn, PGS.TS Phạm Đình Anh Khôi, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ, giới thiệu kế hoạch phát triển trường trở thành đại học hàng đầu về giảng dạy, nghiên cứu, khởi nghiệp và đổi mới. “Chương trình đổi mới giai đoạn 2025-2030 của trường sẽ đẩy mạnh phát triển nhiều lĩnh vực, hướng đến mục tiêu trở thành trường đại học hàng đầu trong khu vực về giảng dạy học tập, nghiên cứu, khởi nghiệp và đổi mới”, TS Khôi cho biết.
Đại diện Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, bà Huỳnh Hồng Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Khởi nghiệp, cũng chia sẻ về hành trình xây dựng đại học khởi nghiệp của trường. Bà khẳng định trường đã xây dựng hệ sinh thái, văn hóa khởi nghiệp từ sinh viên lẫn cán bộ, giảng viên nhà trường suốt nhiều năm, từ đó có cơ sở vững chắc hướng đến đại học khởi nghiệp. “ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có thể trở thành đại học khởi nghiệp trong năm 2035 và mang đến ngày càng nhiều tác động tích cực cho kinh tế – xã hội”, bà nói.
Tại Diễn đàn, nhiều trường đại học trên địa bàn TP.HCM cũng có mặt để cùng đăng ký hưởng ứng xây dựng mô hình đại học khởi nghiệp TP.HCM. Nguồn: WHISE 2024.
Diễn đàn Quốc tế về Đại học Khởi nghiệp còn có phiên thảo luận giữa các chuyên gia với sự chủ trì TS Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Theo ông Thành, đại học khởi nghiệp không chỉ đơn thuần là câu chuyện đại học hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp mà còn là vấn đề của cả hệ thống. “Trường đại học khởi nghiệp nghĩa là thầy cô, nhà nghiên cứu, học sinh, cựu học sinh, mọi người cùng kết hợp với nhau tạo ra năng lực kinh doanh cho trường đại học”, ông chia sẻ.
Trao đổi với TS Thành, ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Green+, nhận xét mô hình đại học khởi nghiệp ở Việt Nam không nên rập khuôn theo mô hình thế giới vì sẽ tốn thêm nhiều thời gian. “Đại học khởi nghiệp của Việt Nam phải đi con đường khác là cùng xây dựng hệ sinh thái, văn hóa khởi nghiệp cho sinh viên lẫn giảng viên, nhà trường đóng vai trò hỗ trợ, khuyến khích đổi mới sáng tạo”, Chủ tịch Green+ nói.
Diễn đàn Quốc tế về Đại học Khởi nghiệp năm 2024 tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của mô hình đại học khởi nghiệp tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Sự kiện khẳng định vai trò quan trọng của đại học khởi nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội.
Hơn 1.000 đối tác, doanh nghiệp, khách mời đã tham dự sự kiện 5G Day do Viettel tổ chức ngày 17/12/2024 tại TP.HCM. Ngoài chương trình hội thảo nhằm giới thiệu xu hướng công nghệ trên thế giới, những ứng dụng 5G trong nhiều ngành nghề, sự kiện còn có hoạt động triển lãm trưng bày loạt các sản phẩm và giải pháp tiên tiến của nhiều thương hiệu lớn cùng đồng hành thúc đẩy thương mại hóa 5G, đưa công nghệ này đến gần hơn với người dùng.
Nối tiếp thành công từ hoạt động liên kết xác thực sinh trắc học thông qua ứng dụng VNeID, hôm nay, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và Căn cước công dân – Bộ Công an (RAR) và MoMo chính thức ký kết hợp tác nhằm triển khai bộ giải pháp số trên ứng dụng VNeID.
Elon Musk, người nổi tiếng với nhiều ý tưởng táo bạo, đang hướng tới việc phát triển một dịch vụ email có thể cạnh tranh với Gmail.
Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng chứng tỏ khả năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là mã hóa máy tính khiến ngay cả ông lớn như Google cũng phụ thuộc vào nó.
Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank) vừa chính thức công bố đổi tên thành Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại (Modern Bank of Vietnam – MBV), đồng thời kiện toàn bộ máy lãnh đạo ngân hàng, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong hành trình phát triển và sẵn sàng bước vào giai đoạn mới.
Carbon-14, một đồng vị được sử dụng để xác định niên đại của các vật thể khảo cổ, có thể sớm cung cấp năng lượng cho các thiết bị trong hàng nghìn năm.
Ngày 14/12/2024, Nhà thuốc An Khang chính thức triển khai chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe cộng đồng “Tết An Khang – Gửi Ngàn Bình An” trao tặng 4.500 suất chăm sóc sức khỏe miễn phí.
Ngày 13/12/2024, trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội PC Day 2024, Mạng xã hội Khoa học Công nghệ Tinh tế đồng thời tổ chức lễ trao giải Tinh tế Bình chọn 2024 cho các sản phẩm, thương hiệu PC xuất sắc.
Ngày 11/12/2024 vừa qua, tại Hội nghị Khách hàng thường niên của tổ chức thẻ Mastercard diễn ra ở Hà Nội, Payoo vinh dự được trao giải thưởng “Best Affiliate Marketing Partner in Cashless Payment – Đối tác tiếp thị liên kết tốt nhất”. Đây là lần thứ hai liên tiếp, Payoo nhận được giải thưởng này từ Công ty Công nghệ Thanh toán Toàn cầu Mastercard.
Ngày 13/12/2024, FPT Long Châu và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) thuộc Cục C06 – Bộ Công an đã tổ chức Lễ công bố triển khai dịch vụ xác thực điện tử của nhà thuốc FPT Long Châu qua VNeID.