TP.HCM cởi trói chợ truyền thống, giảm tải cho hệ thống siêu thị

TP.Hồ Chí Minh đang nghiên cứu cho tiểu thương chợ truyền thống bán luân phiên. Ảnh: @Baotintuc.

Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh vào cuộc nhằm giúp lưu thông nông sản, thực phẩm để đảm bảo đủ nguồn cung cho người dân TP.HCM và các tỉnh phía Nam khi đang áp dụng Chỉ thị 16.

Tổ chức thí điểm bán hàng hóa thiết yếu trở lại, phổ biến người dân biết kịp thời

Những ngày qua, tình trạng người dân TP. HCM và một số tỉnh phía Nam đổ xô đi mua hàng thiết yếu tích trữ khiến các kệ hàng thực phẩm tươi sống tại một số siêu thị nhiều thời điểm đã bị hết sạch, hoặc nếu có thì bản thân người tiêu dùng cũng rất khó khăn để tiếp cận nguồn hàng.

Tính đến ngày 12/7, toàn TP. HCM có 63/234 chợ truyền thống đang hoạt động và kinh doanh thực phẩm (có 171/234 chợ tạm ngưng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19). Trước tình hình ngày càng căng thẳng, Sở Công thương TP.HCM đã đề nghị các địa phương đánh giá lại việc thực hiện các phương án phòng, chống dịch Covid-19 của các chợ truyền thống, nhanh chóng khôi phục đưa vào hoạt động trở lại.

Ngày 13/7, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương ký công văn hỏa tốc gửi đến UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức hướng dẫn tổ chức hoạt động chợ truyền thống, nhằm gia tăng điểm cung ứng hàng hóa ở thành phố khi áp dụng Chỉ thị 16.

Sở Công Thương đề nghị UBND TP Thủ Đức và quận, huyện chỉ đạo đơn vị quản lý các chợ hiện đang tạm dừng hoạt động khẩn trương lựa chọn vị trí, tổ chức các điểm bán phù hợp tại khu vực chợ, và đảm bảo quy định phòng chống dịch nhằm bổ sung các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu, giảm tải lượng khách đến hệ thống siêu thị.

Bên cạnh đó, tiến hành thí điểm lựa chọn một số tiểu thương kinh doanh mặt hàng rau, củ, quả, khoảng từ 2 đến 10 tiểu thương, trường hợp có nhiều tiểu thương có nhu cầu thì bố trí kinh doanh luân phiên, hướng dẫn chuẩn bị nguồn hàng, phân chia sẵn, đóng gói sẵn theo quy cách đồng giá để thuận tiện, nhanh chóng trong mua bán, hạn chế khách hàng phải chờ quá lâu, tụ tập quá đông.

TP.HCM cởi trói chợ truyền thống, giảm tải cho hệ thống siêu thị - Covid 19 2 6
Những ngày qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở TP. HCM đang diễn biến hết sức phức tạp với nhiều chuỗi lây nhiễm được phát hiện tại các khu chợ truyền thống, trung tâm thương mại. Ảnh: @Báo Tiền phong.

Sở còn yêu cầu thực hiện thẻ ra vào chợ để kiểm soát số lượng, phân bố số người đến theo khung giờ, theo dõi, đánh giá việc triển khai thí điểm tổ chức kinh doanh mặt hàng rau, củ, quả và triển khai mở rộng đối với các mặt hàng tươi sống khác.

Đồng thời, phổ biến thông tin này thông qua khu phố, tổ dân phố để thông tin chi tiết về việc tổ chức các điểm bán đến người dân sinh sống trên các địa bàn.

Lượng hàng về các chợ đầu mối giảm mạnh, siêu thị quá tải

Ông Phương thông tin, trước đây lượng hàng về các chợ đầu mối khoảng 7.000-7.500 tấn mỗi ngày, khi dịch bùng phát, lượng hàng chỉ còn 4.500-5.000 tấn. Khi dừng luôn 3 chợ đầu mối trọng yếu, lượng hàng chuyển về còn khoảng 2.000 tấn mỗi ngày. Tuy nhiên, kênh phân phối hàng qua siêu thị đã tăng gấp 1,5 lần so với ngày thường. “Sở sẽ có biện pháp hạn chế tình trạng thiếu hàng ở các siêu thị, hàng cung ứng qua hình thức online chậm”, ông Phương chia sẻ.

Trong thời gian qua, một số mặt hàng thực phẩm, chủ yếu là rau, củ, quả có xu hướng tăng giá mạnh, đặc biệt tại các chợ truyền thống còn hoạt động, cửa hàng. Ngoài hạn chế về số điểm bán, nhiều thương nhân cho rằng giá củ, quả tăng do việc vận chuyển gặp khó, giá thành vận chuyển tăng, tỷ lệ hao hụt nhiều.

Các địa phương lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh

Để đảm bảo nguồn cung hàng thiết yếu, nhất là nông sản cho các tỉnh, thành phía Nam đang bị phong toả vì dịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề nghị các địa phương này rà soát, lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh.

Riêng TP.HCM được yêu cầu cung cấp thông tin về nhu cầu lương thực, thực phẩm cần được cung ứng, đảm bảo không “đứt” hàng để phục vụ đầy đủ cho người dân.

“Các địa phương cần dự báo những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, lưu thông tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trường hợp khó khăn thì kiến nghị ngay với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị.

Trong khâu phân phối, kết nối cung – cầu hàng hóa, ông Trần Duy Đông, Phó ban chỉ đạo cung ứng hàng hoá cho TP. HCM và các tỉnh phía Nam (Bộ Công Thương) cho hay đã đưa ra loạt giải pháp, hướng dẫn các địa phương phía Nam lên kịch bản vận chuyển, lưu thông ứng phó với các cấp độ khác nhau của dịch Covid-19.

Kích bản đẩy mạnh bán hàng lưu động, cố định tại các khu dân cư

TP.HCM – tâm điểm đợt dịch Covid-19 lần này tại phía Nam nên lên phương án đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, đi chợ hộ hay mở thêm các điểm bán hàng lưu động, cố định tại các khu dân cư… là những kịch bản được đưa ra.

Ngày 13/7, các điểm bán hàng lưu động đầu tiên với giá bình ổn đã được các siêu thị, sàn thương mại điện tử triển khai tại nhiều quận, huyện nhất là ở khu vực phong toả. 34 điểm bán hàng lưu động bán hàng giá bình ổn đã được sàn thương mại điện tử Voso (thuộc Viettel Post) triển khai tại 18 quận, huyện của TP HCM. Các điểm bán này sẽ cung cấp 13 tấn hàng nông sản, rau, củ, quả… với giá thấp hơn hoặc bằng giá bán theo chương trình bình ổn của Sở Công Thương TP. HCM.

TP.HCM cởi trói chợ truyền thống, giảm tải cho hệ thống siêu thị - 2 16 1

Cùng ngày, 4 điểm bán lưu động của hệ thống siêu thị Aeon cũng được đồng loạt mở tại một số quận, huyện. Rau củ quả tươi là những mặt hàng bán chạy nhất của những “siêu thị mini” này.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng mở các điểm bán lưu động vào tận khu dân cư, Bộ Công Thương cũng lên kịch bản, hướng dẫn TP. HCM lập các điểm trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối Thủ Đức, sau đó sẽ tính tới các phương án mở thêm điểm trung chuyển tại các chợ đầu mối khác trên cơ sở đảm bảo an toàn phòng dịch.

Gỡ trói cho khâu vận chuyển hàng hoá

Liên quan đến khâu vận chuyển hàng hoá, Bộ Công Thương cho biết đang phối hợp với các địa phương kịp thời xử lý khó khăn trong lưu chuyển hàng hoá, nhằm không làm đứt gãy chuỗi cung ứng khi Covid-19 diễn biến phức tạp.

Ban phòng chống dịch các địa phương cũng được đề nghị ưu tiên, tạo điều kiện tối đa trong lưu thông, tiêu thụ nông sản và ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng.

TP.HCM cởi trói chợ truyền thống, giảm tải cho hệ thống siêu thị - 4 11

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, đã có các văn bản gửi ngành y tế đề nghị thay đổi phương thức, rút thời gian xét nghiệm Covid-19 cho lái xe xuống còn 3 ngày, tạo luồng ưu tiên cho phương tiện chở hàng hoá thiết yếu…

Ngoài phối hợp liên ngành, Phó ban chỉ đạo cung ứng hàng hoá cho TP. HCM và các tỉnh phía Nam nhấn mạnh, vai trò của các địa phương “rất quan trọng, có tính quyết định” để gỡ khó khâu lưu thông hàng hoá.

Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm
Cả nước đẩy mạnh ứng dụng AI kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và người cách ly tại nhà

Nhiều cá nhân, tổ chức đã phát triển các phần mềm, ứng dụng có sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo AI để giảm tối đa nguồn nhân lực vốn đang thiếu trầm trọng cho công tác chống dịch đang diễn biến phức tạp.

Chính sách mới của WhatsApp khiến nhà vận động quyền người tiêu dùng EU phẫn nộ

Ứng dụng nhắn tin WhatsApp của Facebook đang phải đối mặt với khiếu nại của châu Âu, sau khi ứng dụng này bị cáo buộc là “liên tục” tung ra các điều khoản và dịch vụ mới gây ra sự phẫn nộ với các nhà vận động quyền người tiêu dùng.

Sáng 14/7: TP.HCM hiện có 70 ổ dịch Covid-19

Sáng 14/7, Bộ Y tế vừa công bố thêm 909 ca mắc Covid-19 mới tại 16 tỉnh, thành phố; trong đó TP.HCM vẫn chiếm nhiều nhất với 666 ca.

Voso bán “Thực phẩm bình ổn lưu động” tại 34 điểm bưu cục Viettel

Từ ngày 13/07/2021, sàn Voso.vn (sàn TMĐT của Viettel Post) phối hợp cùng Bộ Công Thương sẽ bán “Thực phẩm bình ổn lưu động” tại 34 điểm bưu cục trên toàn TPHCM, nhằm cung cấp đầy đủ thực phẩm thiết yếu cho người dân.

Kết nối học sinh, thu hẹp khoảng trống giáo dục, có thể giúp GDP quốc gia tăng đến 20%

Các quốc gia với mức độ kết nối băng rộng thấp sẽ có tiềm năng tăng tới 20% GDP nhờ đưa Internet tới trường học – theo báo cáo “Kết nối học sinh: Thu hẹp khoảng trống giáo dục” do Economist Intelligence Unit (EIU) thực hiện và được Ericsson tài trợ.

Các bước đăng ký online tiêm chủng vaccine Covid-19

Chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 năm 2021-2022 đặt mục tiêu sẽ tiêm 150 triệu mũi cho hơn 70% dân số Việt Nam từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022. Để đáp ứng hiệu quả từ chiến dịch, người dân từ 18 tuổi trở lên có thể tải ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” trên di động hoặc truy cập vào trang https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person để đăng ký tiêm, khai báo y tế, cập nhật phản ứng sau tiêm.

Mở hộp OnePlus Nord CE 5G: phiên bản toàn diện của dòng Nord

OnePlus Nord CE 5G sở hữu đầy đủ các tính năng tốt nhất của dòng Nord với thiết kế mỏng và nhẹ hơn, hiệu năng mạnh hơn, hỗ trợ 5G và được mở bán với hai cấu hình lựa chọn cùng mức giá dễ tiếp cận.

Người phụ nữ tử vong vì đồng nhiễm 2 biến thể Covid-19 cùng lúc

Một báo cáo mới phát hiện phụ nữ lớn tuổi ở Bỉ đã bị nhiễm hai biến thể SARS-CoV-2 cùng một lúc. Bệnh nhân này đã tử vong. Kết quả cho thấy người này dương tính với cả biến thể Covid-19 ở Anh và Nam Phi. Đây là trường hợp đồng nhiễm cực kỳ hiếm nhưng không phải là duy nhất.

Foxconn và TSMC mua hàng triệu liều vaccine Covid-19 cho Đài Loan

Báo cáo từ tờ The Wall Street Journal cho thấy, cả Foxconn và TSMC đã đồng ý mua 10 triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech Covid-19 thay mặt cho chính phủ Đài Loan.

Công suất các khu cách ly tập trung đã đến 70%, TP.HCM cần tính phương án cách ly F1 tại nhà

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 12/7 khi TP.HCM vẫn là địa phương có số ca F0 cao nhất cả nước và tăng mỗi ngày.