TP.HCM cần có cơ chế thử nghiệm và triển khai ứng dụng Wi-Fi HaLow trong IoT

Ngày 26/10 tại Công viên Phần mềm Quang Trung, Tập đoàn Công nghệ TMA phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter), cùng các đối tác tổ chức hội thảo “Ứng dụng Wi-Fi HaLow trong IoT”.

Đây là một lĩnh vực ứng dụng công nghệ viễn thông khá mới mẻ, bên cạnh được các diễn giả, chuyên gia hàng đầu về công nghệ Wi-Fi đến từ Úc và Đài Loan chia sẻ về công nghệ chuyên sâu cũng như những lợi ích mang lại, gần 200 khách tham dự sự kiện, bao gồm lãnh đạo các Sở, ngành, lãnh đạo các doanh nghiệp, kỹ sư, sinh viên CNTT… đã có dịp tìm hiểu cơ chế hoạt động của ứng dụng Wi-Fi HaLow thông qua thử nghiệm demo của công ty TMA.

Wi-Fi HaLow là một giao thức Wi-Fi mới dựa trên chuẩn IEEE 802.11ah. Wi-Fi HaLow hoạt động ở tần số dưới 1GHz, mang lại khả năng kết nối xa hơn 10 lần so với chuẩn Wi-Fi thông thường. Tín hiệu dưới 1GHz cũng tiêu thụ ít năng lượng hơn và xuyên qua tường cũng như các vật cản tốt hơn nhiều so với tín hiệu 2.4GHz. Điều này cho phép các sản phẩm IoT sử dụng Wi-Fi HaLow kết nối trực tiếp với internet ở khoảng cách xa hơn 1km từ điểm truy cập, phù hợp với rất nhiều ứng dụng IoT như tòa nhà thông minh, máy móc sản xuất, hệ thống giám sát, bán lẻ, xe hơi thông minh, cảm biến chống trộm, cảm biến thời tiết, dụng cụ y tế, đồng hồ thông minh, thiết bị đeo tay theo dõi sức khỏe…

TP.HCM cần có cơ chế thử nghiệm và triển khai ứng dụng Wi-Fi HaLow trong IoT - z4823654875750 d93820a24436d374081493bfc523f8dd
Ông Michael De Nil – CEO và ông Eddie Chang, Phó Giám đốc Công ty công nghệ Morse Micro

Cùng tham gia chia sẻ, ông Michael De Nil – CEO và ông Eddie Chang, Phó Giám đốc công ty công nghệ Morse Micro (Úc), chuyên về thiết kế vi mạch cho Wi-Fi HaLow chips theo chuẩn IEEE 802.11ah cho các thiết bị IoT thế hệ mới cho biết, Wi-Fi Halow là một chuẩn truyền thông vô tuyến mới được thiết kế đặc biệt để giải quyết các vấn đề về phạm vi phát sóng và tiêu thụ năng lượng của IoT. Phạm vi phát sóng của Wi-Fi Halow xa hơn nhiều so với công nghệ Wi-Fi truyền thống và cung cấp kết nối mạnh mẽ hơn trong những môi trường đầy thách thức với khả năng xuyên qua tường hoặc các vật cản…

TMA là một tập đoàn công nghệ với thế mạnh về viễn thông, 26 năm qua đã đầu tư mạnh mẽ về các công nghệ kết nối như 4G, 5G, LoRaWAN, NB-IoT, WiFi-6, HaLow để phục vụ các giải pháp kết nối đa dạng, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số và hiện đại hóa của các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Ông Trần Phúc Hồng, Phó Tổng Giám đốc TMA cho biết, IEEE 802.11ah là một tiêu chuẩn mới của WiFi HaLow mang lại hiệu suất cao cho các ứng dụng IoT.

Tại sự kiện, các chuyên gia công nghệ Wi-Fi của TMA đã giới thiệu, trình diễn các giải pháp ứng dụng công nghệ WIFi HaLow gồm: Giải pháp camera video không dây bên ngoài các tòa nhà; Giải pháp truyền video có hỗ trợ bởi AI trong môi trường bị che chắn đáng kể; Giải pháp Wi-Fi khoảng cách xa với mô hình EasyMesh… Kết quả cho thấy, các sản phẩm IoT sử dụng Wi-Fi HaLow có thể  kết nối trực tiếp với Internet ở khoảng cách xa hơn 1 km từ điểm truy cập, phù hợp với rất nhiều ứng dụng IoT phổ biến hiện nay.

TP.HCM cần có cơ chế thử nghiệm và triển khai ứng dụng Wi-Fi HaLow trong IoT - z4823656830821 b084a8a3071db15d334dbb88a4a0172e
Kết quả thực hiện và đo đạc của TMA.

Tuy nhiên việc ứng dụng thử nghiệm Wi-Fi HaLow này của TMA chỉ được thực hiện trong phạm vi hẹp của tòa nhà TMA. Vì muốn thử nghiệm trên phạm vi rộng hơn đương nhiên phải được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, ông Hồng cho biết thêm, thông qua hội thảo, TMA mong muốn TP.HCM có cơ chế để thử nghiệm và triển khai các công nghệ viễn thông mới này. Bởi theo TMA, kết nối chính là nền tảng để xây dựng các giải pháp thành phố thông minh, nhà máy và khu công nghiệp thông minh, giao thông thông minh, nông nghiệp công nghệ cao… của dự án xây dựng Thành phố thông minh.

Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) là trung tâm khoa học – công nghệ trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC). DXCenter là đơn vị chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái chuyển đổi số tại Việt Nam, đặc biệt là tại TP.HCM và khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ. Được thành lập vào năm 1997, Tập đoàn TMA là công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam với 4.000 kỹ sư công nghệ, khách hàng từ 30 nước và nằm trong Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm; Top 10 doanh nghiệp Fintech, Healthtech, Smart City và AI-IoT.

Có thể bạn quan tâm
Nhiều tỉnh/thành triển khai Zalo mini app, đẩy mạnh chuyển đổi số

Việc áp dụng những cách làm mới như triển khai Zalo mini app giúp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mang lại nhiều lợi ích cho cả cấp chính quyền, người dân, doanh nghiệp (DN)

Kaspersky phát hiện chiến dịch tấn công khai thác USB mã hóa của các tổ chức chính phủ

tục xâm phạm vào một loại USB mã hóa (secure USB) được sử dụng để cung cấp mã hóa đảm bảo an toàn cho việc lưu trữ dữ liệu. Hoạt động gián điệp này đang nhắm vào các tổ chức chính phủ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Apple thừa nhận vấn đề sạc iPhone 15 với BMW, Toyota Supra

Apple đã thừa nhận một vấn đề có thể tạm thời vô hiệu hóa khả năng NFC của các thiết bị dòng iPhone 15 khi được sử dụng với hệ thống sạc không dây trên một số mẫu xe BMW và Toyota Supra.

Có nên lo lắng về mối đe dọa của AI đối với nhân loại?

Yann LeCun, nhà khoa học trưởng Bộ phận AI của Meta cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn còn ngu ngốc. Vì vậy, những lo lắng về rủi ro hiện hữu là quá sớm.

Những tính năng người dùng nhận được sau khi cập nhật iOS 17.1

Apple đã phát hành iOS 17.1, bản cập nhật lớn đầu tiên được công ty phát hành kể từ iOS 17 ra mắt vào tháng 9, dành cho người dùng iPhone Xr/Xs trở lên.

Microsoft lẽ ra có thể giúp Windows Phone thành công

CEO Microsoft, Satya Nadella, cho biết với Business Insider trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng ông cảm thấy hối tiếc vì đã không cố gắng giúp cho Windows Phone thành công.

Find N3 series ra mắt Việt Nam, OPPO định vị lại sự sang trọng và hữu dụng của điện thoại gập

nay, OPPO chính thức ra mắt bộ đôi OPPO Find N3 và Find N3 Flip tại Việt Nam. Trong đó, OPPO Find N3 là chiếc smartphone dạng gập ngang đầu tiên tại thị trường Việt Nam.

Apple bất ngờ trước sự bùng nổ của AI, chi 1 tỷ USD mỗi năm để bắt kịp

Apple đã mất cảnh giác trước sự gia tăng của các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tổng hợp như ChatGPT của OpenAI vào năm ngoái. Hiện họ đang chi 1 tỷ USD mỗi năm để bắt kịp.

Thực trạng và nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT 2023 – những con số biết nói

“Báo cáo Thực trạng & Xu hướng tuyển dụng ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT) năm 2023” mang đến cho doanh nghiệp và người lao động ngành CNTT góc nhìn đa chiều để tham khảo về thực trạng nhân lực hiện nay trước tác động mạnh mẽ của suy thoái kinh tế, nhu cầu tuyển dụng – tìm việc, những mục tiêu và sự chuẩn bị cần thiết đối với nhân sự ngành CNTT trong tương lai.

Galaxy Z Flip5 và Fold5 tiếp tục giảm đến 12 triệu đồng so với giá niêm yết

Tại hệ thống Di Động Việt, Samsung Galaxy Z Flip5/Fold5 có mức giá giảm mạnh đến 3,1 triệu đồng tùy phiên bản so với tháng 9, và giảm tới 12,6 triệu đồng so với giá niêm yết lúc sản phẩm mới ra.