Top 3 chiến thắng cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm Việt Nam

Sáng nay 29/9, Qualcomm Technologies (công ty con trực thuộc Tập đoàn Qualcomm) công bố top 3 đội chiến thắng vòng chung kết mùa giải đầu tiên của Cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC 2021), đồng thời khởi động cho mùa thi năm 2022.

Chương trình QVIC được tổ chức với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhằm mục đích ươm tạo các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ mới đầy hứa hẹn. Chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ đang lớn mạnh của Việt Nam thông qua việc lựa chọn và hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ, đồng thời khuyến khích các công ty này tạo ra những sản phẩm mới trong các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như 5G, IoT (Internet Vạn vật), trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, thiết bị đeo, truyền thông đa phương tiện sử dụng nền tảng di động và công nghệ của Qualcomm Technologies.

Cuộc thi QVIC 2021 đã mang tới cho 9 công ty khởi nghiệp đầy triển vọng tham gia các chương trình huấn luyện kinh doanh, đào tạo kỹ thuật và khuyến khích việc nộp hồ sơ cấp bằng sáng chế. Trong đó 3 đội chiến thắng xuất sắc nhất đã được Ban tổ chức chọn ra và nhận tổng giải thưởng tiền mặt có giá trị 225.000 USD (giải Nhất trị giá 100.000 USD, giải Nhì 75.000 USD và giải Ba 50.000 USD).

Top 3 chiến thắng cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm Việt Nam - image001 4
Lễ trao giải diễn ra trực tuyến ngày 29/9/2021.

Giải Nhất thuộc về đội Rostek (giải Nhất) với phương tiện tự hành dẫn đường tự động (AGV) và hệ thống quản lý phương tiện cung cấp giải pháp số hóa, công nghệ cao giúp vận chuyển hàng hóa trong nhà kho và trên sàn nhà máy, tạo tiền đề giúp Việt Nam tiến tới mục tiêu Công nghiệp 4.0.

Đội AIOZ giành giải Nhì với giải pháp Robot giao hàng trong nhà BeetleBot. Ứng dụng trí tuệ nhận tạo và giao diện giọng nói để vận chuyển đồ vật như thực phẩm hoặc các kiện hàng ở môi trường trong nhà, BeetleBot đặc biệt thích hợp để sử dụng tại các bệnh viện trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, hỗ trợ giao hàng tuân thủ các quy định của giãn cách xã hội.

Đội BusMap (Phenikaa Maas) đạt giải Ba. Hệ thống camera hỗ trợ bởi trí tuệ nhận tạo với tên gọi bHub của BusMap cho phép người dùng theo dõi các yếu tố an toàn khi điều khiển phương tiện, bổ sung khả năng giám sát và nhận dạng hình ảnh mạnh mẽ trên thiết bị, giúp đảm bảo an toàn cho cả người lái và hành khách.

Top 3 chiến thắng cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm Việt Nam - unnamed 1

Nhận xét về kết quả cuộc thi, ông Alex Rogers, Chủ tịch Tập đoàn Qualcomm mảng Bản quyền công nghệ (Qualcomm Technology Licensing) và Hợp tác đối ngoại cho rằng: “Chương trình này được tạo ra để khuyến khích các công ty khởi nghiệp đưa ra những ý tưởng đổi mới và cho thấy thế mạnh cũng như sự sáng tạo của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Ba công ty khởi nghiệp chiến thắng chung kết năm nay đã gây ấn tượng với Ban giám khảo và chúng tôi tin rằng họ có tiềm năng rất lớn trong việc giúp thế giới kết nối thông qua sự cải tiến và hợp tác. Đây là những điều cần thiết trong việc xây dựng và duy trì một tương lai thịnh vượng với nền kinh tế định hướng đổi mới”.

Phát biểu tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: “Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới của 5G, AI, điện toán đám mây và các ứng dụng ngày càng đa dạng của công nghệ IoT. Chương trình như Thử thách Đổi Mới Sáng Tạo Qualcomm Việt Nam mang tới cho các công ty khởi nghiệp sự hỗ trợ cần thiết để họ trở thành những thành viên của hệ sinh thái kinh doanh toàn cầu. Chúng tôi rất hoan nghênh ba đội đã chiến thắng và khuyến khích các cộng đồng khởi nghiệp của đất nước tiếp tục thể hiện khả năng sáng tạo, đổi mới“.

Top 3 chiến thắng cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm Việt Nam - 4. Ong Tran Van Tung Thu truong Bo Khoa hoc va Cong nghe
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Được biết trước khi bước vào vòng chung kết, thì ở giai đoạn ươm tạo, 9 công ty khởi nghiệp đã được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia của Qualcomm tại phòng thí nghiệm R&D ở Hà Nội. Qualcomm đã tổ chức các buổi hội thảo và các khóa đào tạo kinh doanh với các chủ đề như cách vận hành, phát triển khách hàng, phân tích cạnh tranh, quản lý sản phẩm và chiến lược thâm nhập thị trường toàn cầu, cũng như hoàn thiện kỹ năng kêu gọi vốn và sở hữu trí tuệ trong quá trình khởi nghiệp. Ngoài ra, mỗi công ty được hỗ trợ chi phí lên đến 10.000 USD cho các hoạt động ươm tạo và 5.000USD nếu nộp tối đa 2 bằng sáng chế.

Sau chương trình QVIC, tất cả các đội tham dự sẽ trở thành những thành viên trực thuộc mạng lưới toàn cầu của Qualcomm và được khuyến khích tham dự các triển lãm kinh doanh, các buổi gặp gỡ khách hàng…

Tại lễ công bố chiến thắng Chung kết QVIC 2021, Ban tổ chức cũng đồng thời cho biết cuộc thi QVIC 2022 vào năm sau đã chính thức mở đăng ký. Để biết thêm thông tin hoặc để đăng ký tại đây.

Có thể bạn quan tâm
Bị phạt 4,34 tỷ EUR dành cho Android, Google chỉ trích Ủy ban Châu Âu ngó lơ Apple

Trong nỗ lực yêu cầu tòa án tối cao thứ hai của Châu Âu hủy bỏ khoản tiền phạt 4,34 tỷ EUR liên quan hệ điều hành Android, Google đã chỉ trích các cơ quan quản lý chống độc quyền Liên minh Châu Âu đã phớt lờ Apple.

Hãng xe Trung Quốc tấn công thị trường smartphone cao cấp

Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Geely Holding đã nhảy vào lĩnh vực kinh doanh smartphone cao cấp sau khi người sáng lập của họ thành lập một công ty mới.

Cựu kỹ sư trưởng Apple tham gia thiết kế xe cho Ferrari

LoveFrom, công ty thiết kế do Jony Ive và Marc Newson đứng đầu, đã hợp tác sáng tạo với Ferrari và công ty mẹ họ là Exor để thiết kế các dự án có lẽ liên quan đến ô tô và khám phá “ngành kinh doanh xa xỉ”.

Kaspersky lần đầu tiên công bố báo cáo minh bạch theo yêu cầu của chính phủ và người dùng

Với cam kết về tính minh bạch, công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky đã công bố thông tin theo các yêu cầu từ phía chính phủ, các cơ quan hành pháp, cũng như từ người dùng về các chuyên môn kỹ thuật và dữ liệu trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021.

Lazada triển khai chương trình cho người bắt đầu kinh doanh online với 3 bước đơn giản

Lazada vừa triển khai chương trình “Bán hàng dễ quá – Lên La-za-da” dành cho tất cả các thương hiệu, nhà bán hàng trên mạng xã hội và các chủ doanh nghiệp truyền thống đang tìm kiếm cơ hội bắt đầu kinh doanh online.

Sau giãn cách, đội ngũ giao nhận vẫn thực hiện nghiêm quy trình không tiếp xúc

Kể từ ngày 1/10, TP.HCM chính thức mở lại một vài dịch vụ thiết yếu, Thủ đô Hà Nội cũng cho phép các trung tâm thương mại được hoạt động, nhiều tỉnh thành đã nới lỏng quy định giãn cách xã hội… Tuy nhiên, Viettel Post cho biết vẫn không chủ quan mà sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các quy trình giao – nhận hàng hóa “không tiếp xúc”.

Cống ngăn mặn – giải pháp ứng phó xâm nhập mặn hiệu quả tại Đồng bằng sông Cửu Long

Sau một năm đưa vào vận hành sử dụng (từ 22/9/2020 đến nay), cống ngăn mặn Bông Bót – một công trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sử dụng xi lanh thủy lực của Bosch Rexroth đã thu được nhiều kết quả khả quan.

iPhone 13 có nguy cơ khan hàng do các vấn đề ở Trung Quốc

Đối diện bối cảnh thiếu điện năng, nhiều thành phố ở Trung Quốc đã ra thông báo hạn chế năng lượng cho mục đích công nghiệp khiến một số doanh nghiệp đã tạm ngừng hoặc ngừng sản xuất.

Tính năng chống theo dõi trên iOS là ‘trò ngu ngốc’, đánh lừa tâm lý người dùng

Cựu kỹ sư của Apple cho biết, lệnh bấm trên iPhone yêu cầu các ứng dụng không theo dõi bạn chỉ là một ‘trò ngu ngốc’, khiến người dùng đã hiểu sai về quyền riêng tư qua một cuộc nghiên cứu, thử nghiệm rõ ràng.

Công bố 3 trường đạt chứng nhận “Trường học Điển hình Microsoft” năm học 2021-2022

Microsoft chính thức công bố 3 trường đạt chứng nhận “Trường học Điển hình Microsoft” (Microsoft Showcase School) và 265 Chuyên gia Giáo dục Sáng tạo (Microsoft Innovative Educators – MIE) năm học 2021-2022 tại Việt Nam.