Trong khi Việt Nam vẫn chưa có án phạt cụ thể đối với những hành vi vi phạm cách ly của người dân thì ở nhiều nơi trên thế giới, các biện pháp trừng phạt mạnh đã được đưa ra nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19. Mới đây, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố cho phép cảnh sát và quân đội bắn bất kỳ người nào vi phạm lệnh cấm di chuyển.
Philippines tuyên bố bắn chết ai vi phạm lệnh cấm di chuyển
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố cho phép cảnh sát và quân đội bắn bất kỳ người nào vi phạm lệnh các quy định về đi lại của chính phủ và có hành vi đe dọa đến mạng sống của những người thi hành công vụ trong dịch Covid-19.
Quyết định này được triển khai sau khi Philippines ghi nhận 2.311 ca dương tính và 96 ca tử vong do virus SARS-CoV-2 gây ra vào ngày 1/4, với những con số tăng lên từng ngày. Điều đó buộc chính quyền quyết định phong tỏa Luzon, miền bắc Philippines trong một tháng nhằm ngăn chặn dịch Covid-19.
Trong phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia Philippines, ông Duterte cho phép cảnh sát và quân đội bắn những kẻ gây rối đe dọa tính mạng người khác cũng như tình hình bất ổn. Vị tổng thống này cũng cho biết, Philippines đang đối đầu với cuộc chiến đòi hỏi phải có kỷ luật quân đội.
Vi phạm quy định cách ly tại Nga có thể phạt tù 7 năm, nộp phạt đến 2 triệu Rub (gần 600 triệu đồng)
Trước diễn biến phức tạp khi số ca mắc Covid-19 tại Nga vẫn tiếp tục tăng, hàng nghìn người nhiễm bệnh và hàng chục người tử vong, Duma quốc gia Nga (tức Hạ viện) vừa thông qua dự luật mới cho biết những người không tuân theo các quy định về cách ly ở Nga sẽ bị phạt tù lên đến 7 năm. Ngoài ra, người vi phạm còn bị phạt tới 2 triệu Rub, tương đương gần 600 triệu đồng.
Dự luật mới sẽ phải được Thượng viện thông qua và sau đó Tổng thống Putin ký thành luật. Duma Nga cũng đã thông qua việc trao quyền cho chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong trường hợp cần thiết.
Trung Quốc phạt tù đến 10 năm nếu vi phạm
Tại Trung Quốc, người nào đã nhiễm hoặc bị nghi nhiễm Covid-19 mà từ chối cách ly, hoặc ra khỏi nơi cách ly và đi đến nơi công cộng, sẽ bị xử phạt về tội “Gây nguy hiểm tới an toàn công cộng”. Theo điều 114, 115 Luật Hình sự của Trung Quốc, mức phạt về tội danh này có thể lên đến 10 năm tù.
Không dừng lại ở đó, đối với các hành vi không tuân thủ (ví dụ nói dối về lịch sử đi lại…) các biện pháp phòng chống dịch khiến bệnh phát tán hoặc có nguy cơ phát tán cao sẽ bị xử lý về tội Ngăn cản công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm. Theo điều 330 Luật Hình sự của Trung Quốc, mức phạt cao nhất của tội này tới 7 năm tù. Nếu chủ thể là tổ chức, hình phạt là phạt tiền. Đối với người trực tiếp quản lý cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân tương ứng.
Hàn Quốc phạt đến 1 năm tù và 10 triệu Won (tương đương 200 triệu đồng)
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã có những quy định pháp lý về vấn đề cách ly trong Luật Cách ly. Từ ngày 29/3, người từng lưu trú tại các vùng dịch khi nhập cảnh sẽ phải khai báo lịch sử đi lại. Nếu từ chối sẽ bị phạt tối đa 5 triệu won (khoảng 100 triệu đồng), khai báo gian dối sẽ bị phạt lên tới 10 triệu won (khoảng 200 triệu đồng).
Điều 39 của luật trên quy định người nào đã hoặc nghi bị nhiễm Covid-19 nhưng không tuân theo lệnh cách ly của trưởng trạm cách ly thì có thể bị phạt tối đa 1 năm tù và 10 triệu won. Đối với những người đang trong thời gian cách ly nhưng tiếp xúc trái phép với người khác sẽ bị phạt 5 triệu won.
Các quan chức y tế khuyến cáo những người đã tiếp xúc ở khoảng cách dưới 2 m với bệnh nhân Covid-19 đã có triệu chứng nên ở nhà trong 2 tuần. Chính quyền sẽ có hỗ trợ tài chính với những người tuân thủ quy định, ví dụ như một gia đình 4 người sẽ nhận được 1.000 USD (23,76 triệu đồng).
Mỹ: Vi phạm cách ly là phạm tội hình sự
Luật pháp Mỹ cũng có quy định về việc bỏ tù những người vi phạm quy định về tự cách ly trong thời điểm bệnh dịch bùng phát. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, luật pháp về việc vi phạm cách ly sẽ khác biệt ở từng bang. Tại hầu hết các bang, vi phạm lệnh cách ly của chính quyền được xem là phạm tội hình sự. Ví dụ tại bang Michigan, việc vi phạm có thể khiến một cá nhân bị phạt 200 USD (4,75 triệu đồng) hoặc tối đa 6 tháng tù giam, thậm chí chịu cả 2 hình phạt đồng thời.
Úc phạt đến 50.000 USD (tương đương 1,19 tỷ đồng) nếu vi phạm
Hầu hết các trường hợp bị cách ly hiện tại là theo tinh thần tự nguyện và đồng thuận do người dân nước này hiểu được rằng việc tuân thủ theo các khuyến nghị y tế là điều quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Trong trường hợp cách ly trở thành yêu cầu chính thức từ chính quyền, người vi phạm có thể bị phạt khá nặng tùy theo luật pháp từng bang. Ví dụ, tại Tasmania, mức phạt tối đa là 8.400 USD (199,6 triệu đồng) cho mỗi trường hợp vi phạm. Còn tại South Australia, hình phạt tối đa cho hành vi trốn cách ly là 25.000 (594 triệu đồng) USD, trong khi Western Australia quy định khoản tiền phạt là 50.000 USD (1,19 tỷ đồng) hoặc ngồi tù tối đa 12 tháng.
An Nhiên
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp phòng, chống dịch COVID-19, từ ngày 1/4/2020 Viettel đã hoàn thành việc nâng băng thông lên gấp 2 lần mà không tăng giá cho toàn bộ khách hàng đang sử dụng dịch vụ FTTH của Viettel trên toàn quốc.
Nhiều người chia sẻ những địa chỉ phát cơm, quà hỗ trợ người nghèo trên các trang mạng xã hội với ý tốt để người dân cần biết và tìm tới. Đáng tiếc là một số thông tin không được kiểm chứng, địa chỉ đã cũ hoặc không tồn tại đã khiến cho người cần được hỗ trợ càng thêm khó khăn, đi một đoạn đường xa để nhận quà nhưng phải về trắng tay.
Đài Loan là một trong những vùng lãnh thổ đang làm rất tốt việc hạn chế lây lan của dịch COVID-19.
Ngành hàng di động có dấu hiệu chững lại dù người tiêu dùng vẫn quan tâm đến những sản phẩm mới, thị trường laptop đang có mức tăng trưởng mạnh vượt ngoài dự đoán, và đã có sự chuyển mình đầu tư kích cầu người dân mua sắm từ hình thức truyền thống sang online của ngành điện máy trong mùa đại dịch Covid-19.
Hơn 10 trang web liên quan đến tôn giáo, chương trình từ thiện, quỹ thiện nguyện và một số lĩnh vực khác đã bị xâm nhập để kích hoạt tấn công vào trình tải xuống từ ổ đĩa trong thiết bị nạn nhân. Tin tặc sử dụng một bộ công cụ sáng tạo, bao gồm phát tán qua GitHub và sử dụng mã nguồn mở.
Từ ngày 1/4, UBND TP.HCM chính thức đưa vào hoạt động đường dây nóng tiếp nhận thông tin, phản ánh, góp ý của người dân người dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đặt tại Trung tâm điều hành chỉ huy tích hợp thành phố.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) bảo trợ, Cục Tin học hoá đồng hành cùng Vietnam Remote Workforce xây dựng danh sách các phần mềm và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt giai đoạn dịch COVID-19.
Những ngày trước khi Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly toàn xã hội ban hành, Chính phủ đã yêu cầu người dân hạn chế ra đường, hạn chế tụ tập đông người, yêu cầu các dịch vụ như rạp phim, cafe, spa, quán ăn… ngừng hoạt động khiến đường phố trầm lắng hẳn. TP.HCM – khu đô thị sầm uất nhất cả nước cũng đã trở nên vắng vẻ đi rất nhiều, thành phố đang trải qua những ngày thật khó quên trong mùa dịch Covid-19 lịch sử.
Bên cạnh bộ đôi flagship P40 và P40 Pro được ra mắt tại Trung Quốc vào ngày 8/4 tới, Huawei còn được cho là sẽ ra mắt thêm một chiếc smart TV mang tên Vision Smart TV, với hai kích thước 65 và 75 inch. Đây sẽ là chiếc TV thứ hai của Huawei sử dụng hệ điều hành Harmony OS do công ty tự phát triển, sau chiếc Honor Vision Pro đã được ra mắt vào cuối năm ngoái.
Thương hiệu Office 365 nổi tiếng sẽ bị thay thế bằng Microsoft 365 trong một thông báo đến từ tập đoàn công nghệ Mỹ ngày hôm nay 31/3. Tất cả các gói dịch vụ như Office 365 hay Office 365 ProPlus đều sẽ chuyển thành “Microsoft”.