Tọa đàm Báo chí Chuyển đổi số để phát triển bền vững

Ngày 23/12, Tọa đàm “Báo chí Chuyển đổi số để phát triển bền vững” do Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM và Hội Tin học TP.HCM (HCA) phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm Báo chí TP.HCM. Tọa đàm nhằm hướng đến mục tiêu tìm kiếm những giải pháp mang tính đột phá và khả thi về chuyển đổi số, giúp giải quyết những thách thức hiện nay tại các cơ quan báo chí.

Tham dự tọa đàm có lãnh đạo cơ quan đại diện Bộ TTTT phía Nam, Sở Thông tin truyền thông TP.HCM, Hội nhà báo TPHCM, Hội Tin học TP.HCM, lãnh đạo các cơ quan báo chí TP.HCM và một số cơ quan báo chí Trung ương tại TP.HCM… Ngoài ra, tham gia theo dõi tọa đàm trực tuyến còn có lãnh đạo Hội nhà báo Việt Nam, Cục báo chí, Cục An toàn Thông tin, Cục tin học học hóa (Bộ TTTT), lãnh đạo Hội nhà báo các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận… Sự kiện nhận được hỗ trợ và đồng hành của các tập đoàn FSI, Viettel, FPT và VNPT.

Không chỉ ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số cần thay đổi cả quy trình làm việc và tư duy

Tọa đàm Báo chí Chuyển đổi số để phát triển bền vững - 75bb0d54f37e3920606f
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức.

Phát biểu chỉ đạo, ông Dương Anh Đức, Thành ủy viên – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, với tính chất đặc thù của các cơ quan báo chí, chất lượng và tốc độ thông tin quyết định hiệu quả hoạt động, thì sự hỗ trợ của CNTT và chuyển đổi số (CĐS) cùng với các kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn của các lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên sẽ góp phần rất lớn trong thay đổi toàn diện hoạt động của từng cơ quan báo chí. Thành phố vừa trải qua thời gian dài giãn cách xã hội vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Những thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh đem lại nhiều khó khăn, thử thách lớn cho thành phố, nhưng đây cũng chính là thời cơ cho những ai nắm bắt được xu thế và ứng dụng được CNTT vào hoạt động đơn vị mình.

“Tuy nhiên, CĐS không chỉ là ứng dụng CNTT vào hoạt động mà còn thay đổi cả quy trình làm việc và tư duy. Việc chuyển đổi cần thực hiện căn cơ và toàn diện. Nếu các cơ quan báo chí làm chủ được công nghệ số, xây dựng được các quy trình sẽ không chỉ tăng tốc độ xuất bản thông tin mà còn tăng khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá và kiểm soát tốt nội dung với khối lượng thông tin khổng lồ hiện nay. Với cách làm cũ sẽ khó có thể theo kịp xu thế, nhu cầu của người đọc. Chuyển đổi số là quá trình không thể đảo ngược, cách làm cũ sẽ không đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Do đó, chúng ta phải tích cực tham gia vào quá trình này và tận dụng các cơ hội để chuyển đổi” – Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết thêm.

Tọa đàm Báo chí Chuyển đổi số để phát triển bền vững - 5f42a2875cad96f3cfbc
Ông Trần Trọng Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo TP .HCM

Đánh giá tình hình chuyển đổi số hiện nay của các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố, ông Trần Trọng Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo TP .HCM cũng khẳng định tầm quan trọng của chuyển đổi số là xu thế tất yếu đối với các cơ quan báo chí Việt Nam nói chung và báo chí TP.HCM nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng năng nề cho các lĩnh vực của kinh tế, xã hội, trong đó có báo chí. Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí TP.HCM đã và đang nỗ lực chuyển đổi số trên các mặt hoạt động, có thu được một số kết quả, nhưng còn rất khiêm tốn và nhiều hạn chế khó khăn. Như trong đợt dịch cao điểm vừa qua, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch nhưng các cơ quan báo chí vẫn duy trì hoạt động, đảm bảo việc đưa thông tin đến với độc giả nhanh, trung thực, khách quan, không bị gián đoạn…

Theo ông Dũng, điều mà các cơ quan báo chí thành phố vẫn đang loay hoay với loạt câu hỏi như: Thực hiện việc chuyển đổi số như thế nào? Mô hình nào phù hợp? Cơ chế hỗ trợ của thành phố đối với báo chí trong chuyển đổi số? Báo chí cần đồng hành như thế nào với đối tác để cùng phát triển?… Trên thực tế, các cơ quan báo chí hiện vẫn đang phải vừa chuyển đổi số vừa tự rút kinh nghiệm để thích ứng.

Nhiều thách thức cần sớm có giải pháp

Tại tọa đàm, lãnh đạo một số cơ quan báo chí đã chia sẻ những thách thức và đưa ra kiến nghị thông qua các bài tham luận về nhiều vấn đề như: “Chuyển đổi để dẫn đầu” của ông Lê Quốc Minh -TBT báo Nhân Dân, CT Hội NBVN, “Chuyển đổi số- Cần ngay cú hích tư duy” ( báo SGGP), “Số hóa radio: Thay đổi tư duy và hành đông” (Đài TNND TP-VOH), “Về bảo vệ bản quyền” ( báo Pháp Luật TPHCM), “ Chuyển đổi số tại báo Tuổi Trẻ-Những thách thức” ( báo Tuổi Trẻ), “Thách thức chuyển đổi số và những đề xuất từ thực tiễn” ( báo Người Lao Động), “Kinh nghiệm chuyển đổi số” (báo Thanh Niên)…

Đại diện Báo Tuổi Trẻ cho hay, trong giai đoạn hiện nay, hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu sụt giảm (giảm khoảng 30%). Vì vậy khả năng tài chính để trang trải cho các hoạt động chuyển đổi số thật sự là một thử thách lớn. Trong khi đó để đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị hiện đại và đặc biệt là nhân sự giỏi là một bài toán đầy thử thách. Câu chuyện sụt giảm doanh thu, một phần nào đó lại liên đới đến thách thức về sức ép đến từ các “ông lớn” công nghệ.

Đó chính là do sự thiếu tự chủ về công nghệ của các cơ quan báo chí, buộc phải lệ thuộc vào công nghệ của đối tác, từ máy chủ đến CMS, bảo mật, lưu trữ đám mây… rất nhiều khoản tốn kém về tiền bạc và cần đội ngũ nhân sự quản lý, vận hành – đại diện báo Báo Người Lao Động nói. Một thách thức lớn khác là các báo đang bị ăn cắp bản quyền nội dung thường xuyên, liên tục trong nhiều năm qua, và đến nay vẫn chưa có giải pháp nào ngăn chặn được.

Tọa đàm Báo chí Chuyển đổi số để phát triển bền vững - 37e609e222cae894b1db

Báo Người Lao Động bức xức cho biết thêm, không ít tác phẩm báo chí công phu, tòa soạn phải đầu tư lớn nhân lực, tài lực, thời gian, nhưng chỉ vài phút sau khi đăng/phát thì đã bị nhiều trang mạng ẩn danh, trang tin điện tử tổng hợp, các nhóm trên Facebook và YouTube copy về, đăng trọn vẹn mà không hề xin phép, cũng không dẫn nguồn; hoặc “xào nấu” lại để đăng/phát theo ý đồ riêng, làm sai lệch nội dung, cố tình lái dư luận theo hướng tiêu cực, gây hậu quả không nhỏ đối với cộng đồng, xã hội. Dù pháp luật về sở hữu trí tuệ đã có nhiều quy định; dù Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam có hỗ trợ; bản thân một số cơ quan báo chí cũng đã chủ động thành lập Tổ Bản quyền để đấu tranh ngăn chặn nhưng hiệu quả còn thấp, vì họ sử dụng các thủ thuật như dùng font chữ khác để khó phát hiện.

Mặt khác, các đơn vị xử lý ăn cắp bản quyền đòi hỏi rất nhiều chứng cứ mới nghiên cứu xử lý, rất nhiêu khê, trong khi mức phạt thấp không đủ sức răn đe. Thiếu liên minh giữa các cơ quan báo chí trong việc cùng phát hiện, xử lý nạn ăn cắp bài. Ngoài ra, hiện nay Google, Facebook… kiếm doanh thu rất nhiều nhờ nội dung của báo chí Việt Nam nhưng họ chưa có sự chia sẻ lợi ích thỏa đáng.

“Báo Người Lao Động đã sẵn sàng về ý chí chuyển đổi số với quyết tâm rất cao từ tập thể lãnh đạo và đội ngũ người làm báo, đồng thời đã chủ động vạch ra lộ trình chuyển đổi số gồm hai giai đoạn. Nhưng trở ngại lớn nhất đối với chúng tôi vẫn là nguồn lực tài chính, vì đầu tư cho công nghệ rất tốn kém và cũng nhiều rủi ro”. Theo đó, Báo Người Lao Động thẳng thắn kiến nghị TP.HCM cần tạo điều kiện để Báo Người Lao Động cùng một số báo/ đài thuộc thành phố có nhu cầu đưa cơ sở dữ liệu về đặt tại máy chủ của Công ty Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) với mức phí dịch vụ thường niên hợp lý.

Đồng thời đề xuất QTSC và các công ty công nghệ xây dựng một hệ thống quản trị nội dung báo chí (CMS) dùng chung, sau đó chia sẻ và phân cấp cho các cơ quan có báo điện tử/ trang tin điện tử tổng hợp sử dụng. Việc hỗ trợ này nhằm chấm dứt sự lệ thuộc vào các công ty dịch vụ công nghệ về lập trình, coding…

Kiến nghị Thành ủy – UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố, Hội Tin học Thành phố hỗ trợ các báo xây dựng hệ thống quản trị số toàn cơ quan với chi phí hợp lý. Nguồn tài chính hỗ trợ có thể bằng cơ chế cho vay vốn rẻ lãi suất bằng 0% trong thời gian dài khoảng 20 năm, thông qua các tổ chức tín dụng, định chế tài chính do Thành phố chỉ định. Ngoài ra, Thành phố cũng cần có Tổ Chuyên trách về chuyển đổi số tại các cơ quan báo/ đài để thúc đẩy tiến độ thực hiện công cuộc này.

Sẽ xây dựng Kế hoạch CĐS toàn diện cho các cơ quan báo chí TP.HCM nằm trong Chương trình chuyển đổi số của TP.HCM giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030

Như vậy theo phản ánh, có 5 vấn đề lớn mà các cơ quan báo chí đang gặp khó khăn khi thực hiện CĐS bao gồm: nhân lực (tư duy và năng lực CĐS), công nghệ (thiếu thông tin và giải pháp về công nghệ), bản quyền, sự cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới, và tài chính (đầu tư cho công nghệ và thu hút nhân lực).

Tọa đàm Báo chí Chuyển đổi số để phát triển bền vững - 74d869b39b9951c70888
Ông Lâm Đình Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở TTTT TP.HCM

Tổng kết các ý kiến, ông Lâm Đình Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở TTTT TP.HCM cho biết, những khó khăn, đề xuất các giải pháp gợi mở này sẽ được ghi nhận, tập hợp lại đưa vào phần xây dựng Kế hoạch CĐS toàn diện cho các cơ quan báo chí tại TP.HCM, phù hợp với mục tiêu Chương trình chuyển đổi số của TP.HCM giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 2393/QĐ-UBNDngày 28/9/2020 của Chủ tịch UBND TPHCM.

“Để chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí thành công phải có sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước – Nhà báo – Nhà doanh nghiệp– Giám đốc Sở TTTT nhận định. Hiện nay thành phố đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số với mục tiêu phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, thành phố đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DX Center). Tại Trung tâm này, sẽ có các nền tảng hỗ trợ cơ quan báo chí trong chuyển đổi số cũng như nền tảng quản lý tòa soạn điện tử; phân tích thông tin, dư luận trên mạng xã hội. Thành phố cũng đã thành lập Trung tâm Giám sát an ninh mạng TP.HCM (SOC) để giúp các cơ quan nói chung, báo chí nói riêng giải quyết, khắc phục kịp thời khi gặp sự cố nghiêm trọng về an toàn thông tin.

Ngoài ra, ở góc độ cơ quan nhà nước, ông Thắng khẳng định, Sở TTTT TP.HCM sẽ tiếp tục nghiên cứu tham mưu lãnh đạo thành phố chính sách hỗ trợ các cơ quan báo chí như hệ thống nền tảng dùng chung, chương trình tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cũng đề nghị các cơ quan báo chí nên chủ động thành lập bộ phận chuyên trách CĐS tại đơn vị mình.

Ra mắt CLB Phóng viên Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số (CNTT& CĐS)

Trong khuôn khổ sự kiện,  Hội nhà báo TP.HCM đã chính thức công bố quyết định thành lập Câu lạc bộ Phóng viên Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số (CNTT& CĐS). Nhà báo Bùi Bửu Hà – Phó Trưởng VP đại diện báo Đầu Tư tại TPHCM làm chủ nhiệm CLB.

Đây là Câu lạc bộ phóng viên chuyên ngành thứ 7 trực thuộc Hội Nhà báo TP.HCM. CLB gồm 30 thành viên là các phóng viên chuyên viết về lĩnh vực CNTT, CĐS thuộc các cơ quan báo chí TP và trung ương trên địa bàn TP được tổ chức hướng đến mục tiêu tạo không gian sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ về chuyển đổi số và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của lĩnh vực CNTT – Chuyển đổi số TP.HCM thông qua hoạt động báo ch

Tọa đàm Báo chí Chuyển đổi số để phát triển bền vững - 4bfc7d628c4846161f59
Ban Chủ nhiệm CLB Phóng viên CNTT và CĐS TP.HCM
Phát động Giải Báo chí viết về Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số TP.HCM, lần thứ I – năm 2022:
Cũng trong dịp này, Hội Nhà báo TP.HCM và Sở TTTT TP.HCM phát động và công bố phát động Giải Báo chí viết về Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số TP.HCM, lần thứ I – năm 2022. Dự kiến tổng kết và trao giải vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống ngành CNTT 28/8/2022. Bài dự thi viết về những nội dung sau:
– Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các cơ chế, chính sách về CĐS;
– Thành tựu và những đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện CĐS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc tại TPHCM trong thời kỳ đổi mới và hội nhập;
– Những phát hiện, góp ý về chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý, sáng kiến khoa học giúp quá trình CĐS giúp ngành CNTT TP.HCM thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Công nghệ thông tin và CĐS
– Những hoạt động tiêu biểu, những sự kiện nổi bật, những tấm gương điển hình tiên tiến trong lao động đã và đang cống hiến quên mình vì sự nghiệp phát triển ngành Công nghệ thông tin và CĐS TP.HCM; Công tác cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí trong CĐS tại TP.HCM.
– Phát hiện, tôn vinh những cá nhân, đơn vị, nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp điển hình tiên tiến trong việc nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực CNTT&CĐS vào đời sống, sản xuất, kinh doanh và quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cao và làm công tác xã hội tốt tại TP.HCM.
Có thể bạn quan tâm
Ra mắt ứng dụng Propcom kết nối cộng đồng bất động sản, công nghệ, tài chính

Ngày 23/12, ứng dụng kết nối cộng đồng PROPCOM đã chính thức được ra mắt sau đúng 1 năm xây dựng. Đây là ứng dụng đa năng, khá mới mẻ dành cho những người đam mê bất động sản, công nghệ và tài chính có thể nhận được nhiều lợi ích từ việc chuyển đổi số.

SSD PCIe 5.0 siêu nhanh đầu tiên lộ diện trước thềm CES 2022

SSD PCIe 5.0 siêu nhanh đầu tiên lộ diện trước thềm CES 2022.

Tầm quan trọng của dữ liệu khách hàng trong cuộc đua ngân hàng số

Đó cũng chính là nội dung sẽ được các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech chia sẻ tại hội thảo “Khi dữ liệu khách hàng là cuộc chiến mới của ngân hàng số” diễn ra ngày 19/1/2022 tới.

Luxshare xây dựng siêu nhà máy sản xuất iPhone thách thức Foxconn

Luxshare Precision, một trong những nhà cung cấp của Apple, đang xây dựng một “siêu nhà máy” ở Trung Quốc để tăng cường khả năng lắp ráp iPhone và thách thức các đối thủ Đài Loan như Foxconn và Pegatron.

Bản cập nhật BIOS mới của Dell gây lỗi màn hình máy tính, vòng lặp khởi động

Theo báo cáo phản ánh của nhiều người dùng, phiên bản firmware mà Dell cung cấp mới đây cho một số PC và laptop của hãng đang gây ra hiện tượng BSOD, lỗi khởi động và vòng lặp khởi động.

Vẽ tranh nghệ thuật phù du “Cáo khổng lồ” chỉ bằng một cái xẻng

Một kiến trúc sư kiêm nhà thiết kế Phần Lan tên là Pasi Widgren, 40 tuổi đã vẽ một con cáo có chiều cao 90m, trên mặt hồ đóng băng trong năm thứ sáu liên tiếp, nhằm tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tồn tại trong thời gian ngắn. Điều này khiến nhiều người hết sức ngưỡng mộ, kinh ngạc.

Loạt sản phẩm công nghệ giảm giá sốc dịp Giáng Sinh

Thông qua chương trình ưu đãi được hệ thống Di Động Việt áp dụng từ ngày 23 – 25/12/2021, người dùng sẽ có cơ hội sở hữu smartphone với mức giá ưu đãi giảm đến 4 triệu đồng, phụ kiện công nghệ giảm đến 64% hay mua 1 tặng 1.

Mã độc tống tiền sẽ vẫn là hiểm họa với doanh nghiệp Việt

Song song với phong trào chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, mã độc tống tiền (ransomware) tiếp tục có “đất diễn” và được dự báo gây nhiều hiểm họa.

Điện thoại 5G của iPhone bán chạy nhất và lợi nhuận cao nhất

Nghiên cứu mới tuyên bố Apple chiếm khoảng 25% thị trường smartphone 5G toàn cầu, đánh bại các đối thủ của mình cả về số lượng điện thoại bán ra và doanh thu.

Samsung được dự đoán giữ vững ngôi vương smartphone trong tương lai gần

Mặc dù đối diện sự cạnh tranh lớn từ các công ty điện thoại lớn của Trung Quốc như Oppo, Vivo và Xiaomi, Samsung có thể vẫn là nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hàng đầu trên toàn cầu trong tương lai gần.