TMĐT Việt Nam làm gì để tăng tốc sau đại dịch?

Đại dịch Covid-19 làm suy giảm mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia và mọi lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên trong bức tranh ảm đạm đó, thị trường TMĐT Việt Nam lại ghi nhận hai tín hiệu rất tích cực, dự báo lạc quan cho năm 2020 cũng như tới năm 2025.

Người dùng thích mua hàng trực tuyến và nấu ăn ở nhà nhiều hơn

Tại Diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt Nam 2020 chủ đề Tăng tốc sau đại dịch diễn ra ngày 25/6, Hiệp Hội TMĐT Việt Nam (VECOM) nhận định, hai tín hiệu lạc quan đó là đại dịch Covid-19 dường như đã trở thành một chất xúc tác làm thay đổi mạnh mẽ hành vi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan và nhanh chóng làm quen với hình thức mua sắm trực tuyến. Tín hiệu lạc quan thứ hai đến từ phía doanh nghiệp, trong khi nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác phải cắt giảm hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp TMĐT vẫn giữ nguyên đội ngũ nhân sự trong ba tháng cao điểm của dịch, thậm chí còn có kế hoạch tăng nhân sự trong quý 2 của năm. Các doanh nghiệp TMĐT đều hiểu rất rõ rằng đây chính là cơ hội mới vì cộng đồng mua sắm trực tuyến đang đông hơn, tin tưởng hơn vào các hệ thống mua sắm online.

TMĐT Việt Nam làm gì để tăng tốc sau đại dịch? - ZAN 3082
Tọa đàm “Tăng tốc sau đại dịch”, ngày 25/6 tại TP.HCM.

Cụ thể, số liệu nghiên cứu của Nielsen cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng thay đổi kênh phân phối và họ đã tìm đến các kênh trực tuyến nhiều hơn, đặc biệt trong tháng 4/2020 mức tăng trưởng của các kênh mua sắm online lên đến 100%. Người dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Các mặt hàng như khẩu trang, chất tẩy rửa, xe đạp, các vật dụng luyện tập thể dục, nguồn thực phẩm sạch, tăng cường sức đề kháng… gần như luôn bị cháy hàng trong mùa dịch.

Điều đáng mừng hơn nữa cho các doanh nghiệp là người tiêu dùng đã mua hàng nội địa nhiều hơn (hơn 60%), vì vừa biết được nguồn gốc hàng hóa vừa muốn ủng hộ người nông dân, sản xuất trong nước. 64% người dùng khảo sát cho biết sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thức ăn thường xuyên hơn. 63% khẳng định sẽ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn. Không chỉ giới trẻ mà ngay cả người lớn tuổi cũng đã quen dần với hình thức mua sắm online. Ảnh hưởng từ đại dịch đã khiến người tiêu dùng bắt đầu có thói quen ăn ở nhà, họ ở nhà nhiều hơn, nấu ăn nhiều hơn và sẵn sàng mua thực phẩm chất lượng để chế biến.  60% người dùng đã có những thay đổi về vui chơi, giải trí, thích tích trữ thực phẩm, thích mua sắm trực tuyến, thích mua các sản phẩm có chất lượng, đóng gói tốt.

Nhà bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất cần thay đổi gì tận dụng cú hích này?

Trao đổi về việc làm sao để tận dụng cơ hội khi đại dịch Covid-19 được cho là chất xúc tác của ngành TMĐT, từ cú hích đó để tạo đà tăng trưởng chứ không chỉ là xảy ra trong một thời gian nhất thời? Ông Nguyễn Anh Dzũng, Giám đốc cấp cao Dịch vụ đo lường bán lẻ Nielsen Việt Nam cho biết, là quốc gia bị ảnh ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, 70% nhà bán lẻ tại Trung Quốc cho rằng họ sẽ mở rộng kinh doanh trên cả hai kênh online và offline. Đây cũng chính là nhận định và xu hướng dịch chuyển của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Từ những chuyển biến của hành vi mua sắm người dùng, các nhà bán lẻ cần phải chuyển đổi danh mục sản phẩm để phù hợp với nhu cầu. Nhà sản xuất và phân phối cũng phải tăng cường mô hình kinh doanh đa kênh.

Chia sẻ thêm tình hình kinh doanh thực tế, bà Vũ Ánh Tuyết, Chánh Văn phòng Lazada Việt Nam cũng cho rằng, niềm tin của người tiêu dùng đã có những thay đổi căn bản, họ đã mua những sản phẩm online trước đây họ chưa từng mua, và những người không bao giờ nghĩ mua online thì nay đã có thể trở thành một khách hàng quen thuộc của kênh mua sắm online. Tương tự, nhiều doanh nghiệp chưa bao giờ sẽ lên bán hàng trên các sàn TMĐT thì nay họ cũng đã có mặt trên này. Các công ty Việt Nam cũng học cách sử dụng công nghệ rất nhanh để gần hơn với người tiêu dùng. Không chỉ người dùng quan tâm đến việc mua bảo hiểm y tế nhiều hơn mà cả những các doanh nghiệp chưa mua bảo hiểm cho kênh phân phối của mình cũng đã bắt đầu nghĩ đến việc này.

TMĐT Việt Nam làm gì để tăng tốc sau đại dịch? - ZAN 3070
Diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt Nam 2020 thu hút đông đảo khách tham dự, lần đầu tiên sự kiện tổ chức theo hình thức kết hợp online và offline.

Xu hướng D2C – bán hàng từ nhà máy đến tay người dùng cũng là một trong những phương thức mới phát triển kinh doanh mà các nhà sản xuất cần nghiêm túc xây dựng chiến lược. Trong khi đó cả nhà bán hàng cũng như người tiêu dùng đều có nhu cầu trải nghiệm online thông minh, an toàn và hông suốt. Điều đó đòi hỏi các nền tảng, sàn TMĐT Việt Nam nói chung và cả doanh nghiệp, nhà sản xuất cần chung tay ứng dụng công nghệ để xây dựng hệ sinh thái thông minh, an toàn và thông suốt nhằm duy trì niềm tin và trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng. Nếu không cơ hội giữ chân khách hàng để tăng tốc sau mùa dịch sẽ không hiệu quả.

Theo bà Nguyễn Thúy Anh, Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng Kinh tế số (Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương), từ đại dịch cho thấy đã tồn tại hai luồng suy nghĩ trái nhau hiện nay trong người dân. Hoặc là họ đã biết tích góp hơn để đề phòng bất trắc, hoặc bù lại sẽ có những người nhiều tiền sẽ muốn tiêu xài, hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn. Đó chính là sự lạc quan và cơ hội mà người dùng mang đến cho các doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, các hạ tầng dịch vụ hỗ trợ TMĐT, đặc biệt là thanh toán điện tử đang trở nên khả quan hơn.

Rõ ràng TMĐT Việt Nam có cơ hội phát triển và bền vững, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thách thức phía trước. Một trong những thách thức nổi bật hiện nay là sự phát triển không cân đối giữa TMĐT ở Hà Nội, TP.HCM với các địa phương còn lại. Với chiến lược lan tỏa nhằm hỗ trợ các địa phương mạnh mẽ phát triển TMĐT hơn, trong tháng 6/2020 VECOM đã ký Thỏa thuận hợp tác phát triển TMĐT với Sở Công Thương TP.HCM, và trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với nhiều địa phương khác. Để thu hẹp khoảng các giữa các tỉnh thành phát triển TMĐT, hiện một số Sở Công Thương của các tỉnh thành đã lên kế hoạch làm TMĐT rõ nét hơn. Các Sở Công Thương, Viện, Hiệp hội… cũng sẽ phối hợp tốt hơn trong việc đào tạo nguồn nhân sự TMĐT thời gian tới – ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch VECOM cho biết thêm.

Báo cáo TMĐT các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Bain&Company dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của TMĐT Việt Nam là 29%. Khi đó quy mô TMĐT của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ ba trong khối ASEAN.

Trong Báo cáo Chỉ số TMĐT 2020, VECOM cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và quy ô TMĐT Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm
Google nên dẹp Pixel 4A để tập trung vào Pixel 5

Dù đã ra mắt rất nhiều dự án phần cứng khác nhau nhưng cho đến giờ, Google vẫn không thể thoát khỏi nhận định rằng họ chỉ là một công ty “tay mơ” trong lĩnh vực chế tác thiết bị.

Người dùng tương tác thực tế ảo với thương hiệu

TikTok vừa giới thiệu nền tảng TikTok for Business mới giúp các thương hiệu truyền tải thông điệp về sản phẩm của mình sáng tạo và hấp dẫn hơn.

Hàng trăm trẻ em tại Hà Giang được khám sàng lọc bệnh tim miễn phí

Trong 2 ngày 27 và 28/6/2020 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, hàng trăm trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh địa đầu Tổ Quốc sẽ được khám sàng lọc bệnh tim miễn phí.

Google chi 3,3 triệu USD cho 200.000 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ASEAN nâng kỹ năng số

Với khoản tài trợ 3,3 triệu USD từ Google, sáng kiến Go Digital ASEAN được dùng để trang bị các kỹ năng và công cụ kỹ thuật số cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, thanh thiếu niên, những người ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa; giúp mở rộng cơ hội kinh tế các quốc gia thành viên ASEAN.

Epson Việt Nam thêm 3 trung tâm bảo hành mới

Cùng với việc công bố hợp tác với FPT Services, Epson cũng chính thức ra mắt 3 trung tâm bảo hành mới tại Việt Nam.

Phục hồi mười triệu doanh nghiệp nhỏ tại Châu Á – Thái Bình Dương

Đó là một phần trong chương trình mới để giúp các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch của Visa, chường trình giúp đỡ, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp nhỏ này có cả Việt Nam.

Tiếp tục triển khai Chương trình tái chế học đường năm học 2019 – 2020 diện rộng

Ngày 23/6, sau thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, học sinh đã đi học trở lại, chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa do Tetra Pak phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài Nguyên & Môi Trường tại Hà Nội và TP. HCM tiếp tục được triển khai trên diện rộng.

Cựu CEO Google: Huawei là một mối đe dọa an ninh rõ ràng

Mới đây trên PhoneArena, cựu CEO Google, Eric Schmidt đã có những bình luân xoay quanh câu chuyện vì sao Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei vào Danh sách đen, ngăn cản công ty tiếp cận với chuỗi cung ứng tại Mỹ.

Viettel xây dựng tuyến cáp quang biển ADC lớn nhất Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức tham gia đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam, Trung Quốc (Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông), Nhật Bản, Philippines, Singapore và Thái Lan. Đây là tuyến cáp quang biển có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp ba lần cáp APG hiện nay.

VNG muốn doanh thu 2020 tăng 20%, nhưng lãi cho cổ đông sẽ giảm

Đại hội cổ đông thường niên 2020, VNG dự kiến trình kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu 6.714 tỷ đồng, tăng 20% nhưng lợi nhuận dành cho cổ đông là 299 tỷ đồng, giảm so với 2019 do dự phòng ảnh hưởng phát sinh của dịch Covid-19 và chiến lược đầu tư