Tính minh bạch của AI có nghĩa là hiểu cách các hệ thống trí tuệ nhân tạo đưa ra quyết định, lý do chúng tạo ra kết quả cụ thể, và loại dữ liệu chúng đang sử dụng để đào tạo đầu vào. Nói một cách đơn giản, tính minh bạch của AI giống như cung cấp một cánh cửa nhìn vào hoạt động bên trong của AI, giúp mọi người hiểu và tin tưởng vào cách thức hoạt động của các hệ thống này.
Những người ủng hộ và gièm pha công nghệ AI đều có xu hướng đồng ý rằng, công nghệ này sẽ thay đổi thế giới không cách này thì cũng cách khác. Những người như Sam Altman của OpenAI nhìn thấy một tương lai nơi nhân loại sẽ phát triển, còn các nhà phê bình thì tiên tri về sự gián đoạn xã hội, và sự thâu tóm quyền lực quá mức từ các công ty công nghệ.
Dự đoán nào trở thành sự thật phụ thuộc một phần vào các yếu tố nền tảng công nghệ AI được đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, những tranh chấp gần đây tại OpenAI – bao gồm cả sự ra đi của người đồng sáng lập và nhà khoa học trưởng của công ty – cho thấy những công ty AI chủ chốt đã trở nên quá mù mờ trong hành động để giúp xã hội có hướng đi đúng đắn.
Một chỉ số được nghiên cứu, thống kê, đo lường tại Đại học Stanford cho thấy, tính minh bạch tại các công ty dẫn đầu về công nghệ AI như Google, Amazon, Meta và OpenAI vẫn chưa đạt được những gì cần thiết. Mặc dù AI nổi lên thông qua sự hợp tác của các nhà nghiên cứu và chuyên gia trên nhiều nền tảng, nhưng các công ty đã phải im lặng kể từ khi ChatGPT của OpenAI mở ra sự bùng nổ AI thương mại.
Tuy nhiên, trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn của AI, các công ty này cần quay lại quá khứ cởi mở hơn của mình. Tính minh bạch trong AI rơi vào hai lĩnh vực nền tảng chính: Đó là dữ liệu đào tạo đầu vào và thiết kế các mô hình AI.
Các mô hình ngôn ngữ lớn, nền tảng cho AI tạo sinh như ChatGPT của OpenAI hay Gemini của Google, được đào tạo bằng cách thu thập dữ liệu trên Internet để phân tích, và cả học hỏi từ các bộ dữ liệu có sẵn trải dài từ diễn đàn Reddit đến những bộ tranh Picasso. Trong những ngày đầu của AI, các nhà nghiên cứu thường tiết lộ dữ liệu đào tạo của họ trên các tạp chí khoa học, điều này cho phép người khác có thể giúp tìm ra sai sót, nhờ đó giúp các nhà nghiên cứu AI cân nhắc, xem xét lại chất lượng dữ liệu đầu vào.
Ngày nay, những công ty lớn trong ngành AI có xu hướng giữ lại thông tin chi tiết về dữ liệu đào tạo AI đầu vào của họ, nhằm tránh khỏi các vụ kiện vi phạm bản quyền, và mong để đạt được lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá tính xác thực của các phản hồi do AI tạo ra. Nó cũng khiến các nhà văn, diễn viên và những người sáng tạo khác ít có cơ sở để xem việc liệu quyền riêng tư hoặc quyền sở hữu trí tuệ của họ có bị cố ý vi phạm hay không.
Bản thân các mô hình AI cũng thiếu tính minh bạch. Cách một mô hình AI diễn giải các kết quả đầu ra, và cách tạo ra văn phong ngôn ngữ phụ thuộc vào thiết kế của chính nó. Các công ty AI có xu hướng coi kiến trúc mô hình AI của họ là công thức “nước sốt bí mật”.
Các nhà nghiên cứu AI từng công bố các tài liệu về thiết kế mô hình AI của họ, nhưng cơn sốt cạnh tranh thị phần khốc liệt gần đây trong ngành AI đã chấm dứt những thói quen tiết lộ như vậy. Tuy nhiên, nếu không hiểu cách thức hoạt động của một mô hình thì rất khó để đánh giá kết quả đầu ra, giới hạn và thành kiến do AI đặt ra.
Tất cả sự mờ ám này khiến công chúng và cơ quan quản lý khó đánh giá mức độ an toàn của AI, và đề phòng trước những tác hại tiềm tàng. Điều đó càng đáng lo ngại hơn khi Jan Leike (người đã giúp lãnh đạo các nỗ lực của OpenAI trong việc điều khiển các công cụ AI siêu mạnh), đã tuyên bố sau khi rời công ty trong tháng 5 rằng, các nhà lãnh đạo của OpenAI đã ưu tiên “các sản phẩm sáng bóng” hơn là sự an toàn.
Các chính phủ đã bắt đầu đặt nền tảng cho quy định về AI thông qua một hội nghị vào năm ngoái tại Bletchley Park, sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Joe Biden về AI và Đạo luật AI của EU. Mặc dù được hoan nghênh nhưng các biện pháp này tập trung vào các vấn đề bên lề, và chú trọng vào việc kiểm tra tính an toàn, thay vì tập trung vào tính minh bạch.
Các cơ quan quản lý nên kêu gọi sự minh bạch về thiết kế mô hình AI và dữ liệu đào tạo đầu vào, đồng thời các chuyên gia tại các công ty này cần cộng tác với các cơ quan quản lý. AI có tiềm năng biến đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn – có lẽ với tiềm năng và tốc độ thậm chí còn mạnh hơn cả cuộc cách mạng internet.
Dù các công ty có thể lập luận rằng, các yêu cầu về tính minh bạch sẽ làm chậm sự đổi mới và làm giảm lợi thế cạnh tranh của họ, nhưng lịch sử ban đầu của ngành AI lại cho thấy điều ngược lại. Những công nghệ AI đầu tiên đã tiến bộ nhờ sự hợp tác và nghiên cứu chung. Việc quay trở lại những tiêu chuẩn đó sẽ chỉ nhằm mục đích tăng cường niềm tin của công chúng, và cho phép đổi mới nhanh hơn nhưng an toàn hơn.
Trong bối cảnh công nghệ và kinh doanh không ngừng phát triển, một số công ty đã vươn lên tầm cao thành công, và có được tầm ảnh hưởng đáng kể. Những cái tên như Facebook, Amazon, Apple và Google không chỉ là những tập đoàn, họ còn là những thương hiệu đã thay đổi cách chúng ta sống, tương tác và kinh doanh. Nhưng chính xác thì điều gì đã đưa những công ty Big Tech này bước lên một đỉnh cao thành công rực rỡ.
Điện thoại thông minh trí tuệ nhân tạo (Smartphone AI) là từ thông dụng mà bạn có thể đã nghe thấy trong năm nay, khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh tìm cách tận dụng sự cường điệu lẫn bùng nổ của AI để tăng doanh số bán thiết bị của họ, sau một khoảng thời gian dài gặp nhiều khó khăn.
Apple chuẩn bị mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên tại Malaysia vào ngày 22/6 tới đây, đánh dấu sự mở rộng quy mô bán lẻ thực tế sau khi đã mở tại Singapore và Thái Lan. Đây được xem là cách để giải quyết vấn đề khó khăn mà Apple đang găp phải tại thị trường Trung Quốc gần đây.
Ngày 31/5/2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập (1.6.1989 – 1.6.2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất theo quyết định số 439/QĐ-CTN ngày 21.5.2024.
Lenovo vừa ra mắt loạt máy trạm di động Lenovo ThinkPad P series mới, gồm ThinkPad P1 Gen 7, P16v i Gen 2, P16s i Gen 3 và P14s i Gen 5. Tất cả được trang bị các công nghệ AI tiên tiến để tối ưu hóa luồng quy trình công việc, mang sức mạnh vượt trội cho các ứng dụng phức tạp.
Lazada Việt Nam chính thức “khuấy động” mùa hè với Lễ hội mua sắm 6.6 “Sale to khỏi lo” diễn ra từ 8h tối ngày 5/6 đến hết ngày 10/6/2024, với loạt ưu đãi siêu hời, voucher giảm giá, xu, miễn 100% phí giao hàng…
Tại Tech in Asia Saigon Summit 2024, ông Lê Hồng Minh, Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc VNG đã có các câu trả lời thẳng thắn về quá trình phát triển, mục tiêu của VNG và cả câu chuyện về đợt IPO tại Mỹ không thành vào đầu năm nay.
MediaTek vừa công bố Dimensity 7300 và Dimensity 7300X, bộ đôi chipset 4nm cho khả năng đa nhiệm mượt mà, chụp ảnh vượt trội, chơi game nhanh và khả năng điện toán nâng cao nhờ AI; ngoài ra, Dimensity 7300X được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị gập dọc, hỗ trợ màn hình kép.
Microsoft Threat Intelligence đã quan sát thấy rằng thẻ quà tặng là mục tiêu hấp dẫn cho các hoạt động lừa đảo và các cuộc tấn công phi kỹ thuật. Khác với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, thẻ quà tặng không gắn với tên khách hàng hoặc tài khoản ngân hàng cụ thể, gây khó khăn cho việc theo dõi và xác định các giao dịch đáng ngờ.
Nhằm tăng cường an toàn cho giao dịch thanh toán và chuyển tiền trực tuyến trong bối cảnh lừa đảo trên mạng ngày càng phức tạp và tinh vi, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN.